【đội hình rc lens gặp marseille】Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm hơn 600 điều kiện kinh doanh
Đây là thông tin được đưa ra trong buổi làm việc về điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương diễn ra chiều 15/9.
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị, tính đến ngày 12/9, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát của Bộ Công Thương là 1.216 điều kiện kinh doanh trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ôtô là ngành nghề thứ 28).
Trên cơ sở tổng hợp đó, Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính để xuất 2 phương án. Phương án 1, cắt giảm 464 điều kiện, tương đương với 38,15% tổng số các điều kiện kinh doanh, trong đó riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đề xuất cắt giảm 180/350 điều kiện.
Phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh, tương đương với mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề. Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, số điều kiện đề xuất cắt giảm là 331/350 điều kiện kinh doanh.
Như vậy, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại là 752, nếu áp dụng theo phương án 1 và 604 điều kiện, nếu áp dụng phương án 2.
Riêng với lĩnh vực kinh doanh thực phẩm- vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế đánh giá, nếu thực hiện theo phương án 1 thì chỉ cần căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm mà Chính phủ phân công 3 Bộ quy định chi tiết các điều kiện chung đang được quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010.
Còn nếu thực hiện theo phương án 2 tức là sẽ có sự thay đổi lớn về tư duy quản lý theo hướng chuyển từ tiền kiểm (quy định điều kiện – kiểm tra đáp ứng đủ điều kiện – chứng nhận đủ điều kiện) sang hậu kiểm (quy định tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn – kiểm tra việc thực hiện trong quá trình kinh doanh).
“Tuy nhiên, nếu thực hiện theo phương án này sẽ tốn nhiều thời gian, không kịp thời do việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải thực hiện theo quy trình của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngoài ra, không thể xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về an toàn thực phẩm cho các ngành sản xuất các thực phẩm khác nhau”, đại diện Vụ Pháp chế cho biết.
Trên cơ sở đánh giá tính khả thi cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, các đơn vị thống nhất sẽ song song thực hiện cả hai phương án, trên cơ sở cái nào có thể cắt giảm ngay, điều kiện nào không còn phù hợp và bị coi là rào cản thì cần cắt bỏ ngay. Điều kiện nào đã là quy chuẩn và theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì cần tiếp tục nghiên cứu rà soát để đề ra lộ trình cắt giảm cụ thể, đồng thời cần ban hành kế hoạch hành động và giám sát cụ thể đối với quá trình thực hiện.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, các đơn vị cần bắt tay vào đánh giá kết quả cũng như tác động của đợt đơn giản hóa thủ tục hành chính đến đời sống doanh nghiệp cũng như người dân như thế nào.
“Kết quả đánh giá này sẽ cho chúng ta thấy rằng những nỗ lực cắt giảm đã thực sự đúng, cần thiết và gỡ bỏ được rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp hay chưa. Cái gì còn vướng, chưa khả thi cần khắc phục thì tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ để hướng tới mục tiêu tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Vị này cho rằng, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo.
“Vẫn còn khoảng 100 điều kiện khác cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để cắt giảm bổ sung”, ông Tuấn Anh nói và giao nhiệm trước 21/9 phải có báo cáo lộ trình thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị.
Trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành, nghề không có đề xuất cắt giảm gồm: Kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài. 17 ngành, nghề kinh doanh còn lại đề xuất cắt giảm gồm:Xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy). |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cháu bé bị trụ gạch đè giập dạ dày và tủy…kêu cứu
- ·Interrogation begins in PVN corruption trial
- ·VNA journalists among winners of second press contest on Party building
- ·NASC concludes 20th session
- ·Chuyện tình Hung
- ·Shark fins 'found at trade office'
- ·VN expects better international integration
- ·Budget, language constraints hinder InfoSec project
- ·Điều gì đang đón chờ doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024?
- ·Party leader welcomes new Cuban Ambassador
- ·8 thương hiệu nước uống đóng chai bán chạy
- ·VN keen to deepen ties with US: top legislator
- ·Parliamentarians prepare for meeting
- ·Defendants at PVN trial express regret, apologise to the Party
- ·Giá vàng tăng vọt sau tin Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu
- ·PM chairs Việt Nam
- ·PM meets Cambodia, Indonesia leaders
- ·VN TREASURES TIES WITH THE US: QUANG
- ·Công trình trọng điểm ngàn tỉ chạy nước rút về đích
- ·Việt Nam asks for impartial view on its human rights achievements