【kèo nhà cái 5.】Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trang Bá Phúc
(CMO) Đợt I Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, với vai trò Ðại đội trưởng Ðại đội Thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Việt Khái I Cà Mau (thuộc Liên đội 9, Tổng đội TNXP Giải phóng miền Nam), chỉ huy 1 trung đội phục vụ chiến đấu ở chiến trường miền Ðông Nam Bộ, ông Trang Bá Phúc thức trắng 7 đêm liền cùng đồng đội chăm sóc và chuyển 10 thương binh nặng từ Long Bình (ven đô Sài Gòn) về hậu cứ gần sông Tha La - Tây Ninh.
Trong lúc khiêng thương binh, phải vượt qua nhiều con đường gần đồn bót giặc, pháo địch bắn chặn, ông Trang Bá Phúc bị nhiều mảnh đạn ghim vào người. Máu ra nhiều, ông xé khăn choàng của mình tự băng bó vết thương, kiên quyết nhường thuốc, bông băng cho thương binh. Ông còn luôn nhắc nhở y tá: “Thuốc, bông băng còn ít, phải ưu tiên cho thương binh nặng”.
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) Trang Bá Phúc (người thứ 2 bên phải) tại Ðại hội liên hoan Chiến sĩ thi đua - Dũng sĩ TNXP lần thứ 2 (bên trái là chị Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi). (Nguồn ảnh: Ban Liên lạc TNXP Giải phóng miền Nam). |
Trên đường đi, đồng đội thấy ông đuối sức, đem võng đến để khiêng, ông khoát tay và nói: “Ðơn vị ít người, đường xa, còn phải khiêng 10 thương binh nặng. Nếu các đồng chí khiêng tôi thì làm sao đủ người để khiêng thương binh?!”. Rồi ông chặt cây làm gậy, tự trang bị cho mình. Thương tích đau đớn, di chuyển khó nhọc, nhưng ông vẫn không màng tới bản thân, mà cứ luôn miệng nhắc nhở anh chị em phải hết sức chú ý bảo vệ thương binh, chăm sóc họ tận tình. Bằng mọi cách “không để thương binh bị thương lần thứ 2”, câu nói ấy không còn là khẩu hiệu mà trở thành mệnh lệnh từ trái tim của mỗi TNXP thời ấy, và với người chỉ huy như ông, trách nhiệm này càng nặng nề hơn.
Vừa về đến Bệnh viện K71 (Trung ương Cục miền Nam), ông bị ngất xỉu. Bấy giờ y, bác sĩ kiểm tra, phát hiện ông bị đến 7 vết thương rất sâu, mất rất nhiều máu. Vậy mà vừa tỉnh dậy, thấy anh chị em vây quanh mình, ông lại hỏi ngay: “Anh em thương binh có ai bị làm sao không?...”.
Ðồng đội nài nỉ ông nằm lại bệnh viện điều trị cho lành hẳn vết thương, nhưng ông nhất định không nghe. Ông chỉ yêu cầu cho ở lại 1 tuần rồi ra viện, trở về đơn vị để tiếp tục phục vụ chiến đấu.
Lần khác (cách sau đó không lâu), tại Thuận Giao (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày nay), đơn vị chuyển 30 thương binh trong nội đô về tuyến sau. Trời sáng, phải dựa vào hệ thống “hầm Nhật” trú ẩn (hầm hào Nhật đào khi xâm lược Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ 2, ngang khoảng 4 m, sâu 3 m). Ðịch phát hiện, cho xe tăng tiến đánh. Ông chỉ huy đơn vị chống trả quyết liệt, kiên quyết bảo vệ thương binh. Ông ra lệnh anh em chờ xe tăng địch đến gần, dùng thủ pháo ném vào xích xe và sử dụng AK bắn vào chúng. Chính ông là người xông lên đánh địch đầu tiên và nhiều lần tiếp theo, tạo khí thế xung trận cho đơn vị. Trận này ta tiêu diệt được nhiều tên Mỹ, phá huỷ 1 xe tăng, buộc địch phải lùi ra xa. Tuy vậy, đơn vị cũng bị mất mát lớn, có 5 đồng đội hy sinh, 3 bị thương (trong đó có ông - khi các vết thương trước đó còn chưa kịp lành).
Còn rất nhiều câu chuyện được đồng đội kể về ông bằng niềm tự hào và tình cảm thân thương, nể phục. Ông hiện lên trong mắt họ không chỉ là một cán bộ lãnh đạo bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, luôn xung phong, gương mẫu nhận phần khó về mình, hết lòng bảo vệ thương binh, làm tròn nhiệm vụ được giao phó, mà còn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần “nhịn cơm, nhường nước uống, nhường hầm trú ẩn...” cho đồng chí, đồng đội.
Ông Lê Văn Bình, cựu TNXP Nguyễn Việt Khái I, nhắc về ông Trang Bá Phúc bằng tình cảm yêu thương và thán phục: “Hồi đó, ở đâu khó khăn, ở đâu có thương binh, dù nguy hiểm cỡ nào, anh Trang Bá Phúc cũng có mặt. Có thể nói, chỗ nào gian khổ nhất, mấy người khác còn do dự thì ảnh xung phong...”.
Bà Phạm Hồng Vân (Khéo), cựu TNXP Nguyễn Việt Khái I, xúc động: “Anh Trang Bá Phúc (Sáu Phúc) khi còn là y tá thì chăm sóc thương binh hết sức tận tình; từ băng bó, rửa ráy vết thương, thuốc men, đến nấu từng chén cháo, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho thương binh. Ðến lúc làm lãnh đạo đơn vị, anh cũng đặc biệt quan tâm nhiệm vụ này. Ðối với anh chị em trong đơn vị, anh sống rất chan hoà, luôn quan tâm, yêu thương, đùm bọc như ruột thịt. Nhớ lần đó, chúng tôi đi thồ hàng, bị giặc phát hiện, chặn đánh không về được. Lúc về, đêm khuya mưa gió, đói khát đi không nổi, nằm la liệt dọc đường. Anh đã chỉ đạo nấu cơm, rồi đích thân đem từng bọc đi phát cho anh chị em ăn”.
Cũng trong dòng hồi ức của bà Vân: “Hồi đó, đơn vị sống trong rừng, mỗi người được trang bị một cái võng và cái mùng; tối đến mắc võng vào cây rồi giăng mùng trên võng ngủ. Ban đêm, anh thường đi kiểm tra, kéo mí mùng ém lại cho chúng tôi, tránh muỗi cắn. Tụi tôi hồi đó tuổi chỉ mới mười sáu, mười bảy, hai mươi..., xa gia đình, được người thủ trưởng chăm lo như vậy, chúng tôi thấy ấm áp, có niềm tin, động lực rất lớn về tinh thần để vượt qua muôn ngàn hiểm nguy, gian khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Ông Trang Bá Phúc sinh năm 1947, quê quán tỉnh Kiên Giang, tham gia Ðại đội TNXP Nguyễn Việt Khái I Cà Mau từ ngày đầu đơn vị thành lập (1966). Trước đó ông công tác ở Quân y huyện An Biên (Kiên Giang). Năm 1971, ông được Tổng đội TNXP Giải phóng miền Nam chọn điều động sang lực lượng Công an vũ trang T1 (miền Ðông Nam Bộ). Trong 5 năm công tác ở Ðại đội TNXP Nguyễn Việt Khái I Cà Mau, ông trực tiếp tham gia phục vụ 147 trận đánh cấp tiểu đoàn, trung đoàn; có nhiều trận đánh mà chiến thắng đã đi vào lịch sử như: Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Nhà Ðỏ, Bông Trang, Cần Lê, Cần Ðâm, Căm Xe... Dù khi còn làm y tá đơn vị hay lên chỉ huy, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là tấm gương tiêu biểu về tinh thần phục vụ chiến đấu và chiến đấu của đại đội.
Tại Ðại hội liên hoan Chiến sĩ thi đua - Dũng sĩ TNXP lần thứ 2 của Tổng đội TNXP Giải phóng miền Nam (tháng 6/1969), ông Trang Bá Phúc được bình chọn là chiến sĩ thi đua toàn Tổng đội, là đại biểu dự Ðại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua của Quân giải phóng miền Nam. Bên cạnh đó, ông còn được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba, Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ Quyết thắng và nhiều bằng khen, giấy khen của Cục Hậu cần, Sư đoàn 9, Tổng đội TNXP Giải phóng miền Nam và Liên đội 9.
Sau giải phóng, ông Trang Bá Phúc được điều động về Ty Công an tỉnh Kiên Giang công tác. Do bị nhiều vết thương trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu, sức khoẻ bị suy giảm, ông được tổ chức cho nghỉ chính sách.
Các cựu TNXP đơn vị Nguyễn Việt Khái I bùi ngùi kể lại, khoảng đời tuổi trẻ ông đã cống hiến hết mình cho đất nước, khi về nghỉ tại quê nhà ấp Minh Cường A, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, sức khoẻ ông giảm sút nhiều, cuộc sống gia đình khá chật vật, khó khăn. Ông bị bệnh tai biến và mất năm 2001.
“Một điều đáng nói là, anh Trang Bá Phúc dù không phải người Cà Mau, nhưng gia nhập đơn vị Cà Mau và công tác hết sức nhiệt tình, thương yêu đồng đội hết mực, không hề có khoảng cách, không so tính thiệt hơn... Tất cả vì nhiệm vụ chung là cống hiến hết sức mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh anh thật đẹp, thật đáng kính trong lòng anh chị em, đồng đội”, bà Phạm Hồng Vân cảm kích.
Chính vì thấy được công lao to lớn của người đồng đội, người thủ trưởng đáng kính, các cựu TNXP Nguyễn Việt Khái I đã ngồi lại bàn bạc và viết thành tích đề nghị khen thưởng cho ông. Và niềm vui, tự hào đến với mọi người, với đơn vị là năm 2010, ông Trang Bá Phúc được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND./.
Huyền Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- ·Miễn, giảm giá dịch vụ chứng khoán: Kịp thời hỗ trợ thị trường bước qua đại dịch
- ·Giải nữ VĐQG 2022: TP.HCM I thắng đậm
- ·Năm Mão xem tranh mèo
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·TP. Hồ Chí Minh tăng cường giám sát trong công tác phòng chống tham nhũng
- ·Chứng khoán tuần: Lực cản lớn từ hành động bán ròng của khối ngoại
- ·HANOISME đóng góp 50% GDP cho Thủ đô
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Một thuở giếng khơi
- ·Phái sinh: Toàn bộ các hợp đồng tương lai đều tăng điểm
- ·Hải quan Kiên Giang kỷ niệm 40 năm ngày thành lập
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Tottenham khiêu chiến đua vô địch, Conte dọa lại cho Son dự bị
- ·Golfer Hàn Quốc soán ngôi đầu của Nguyễn Anh Minh
- ·Tiền vào quá mạnh, VN
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·U20 Việt Nam vs U20 Timor Leste: Ba điểm, chờ quyết đấu Indonesia