【rangers – celtic】Cần giải pháp căn bản, toàn diện để khai thông điểm nghẽn giải ngân dự án đầu tư công
Nhiều vướng mắc chưa được giải quyết triệt để
Trên thực tế,ầngiảiphápcănbảntoàndiệnđểkhaithôngđiểmnghẽngiảingândựánđầutưcôrangers – celtic có những dự án dù có tiền nhưng lại không triển khai được, có dự án khi bố trí được nguồn mới bắt tay vào lập dự án đầu tư và phải mất rất nhiều thời gian sau đó mới thực hiện giải ngân được... Để tháo gỡ các nút thắt, giải quyết dứt điểm tình trạng “ì ạch” của rất nhiều dự án đầu tư công hiện nay, cần có những giải pháp căn bản, toàn diện.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chỉ đạo rất sát sao trong thời gian vừa qua. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện và các văn bản chỉ đạo, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhằm mục tiêu phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đã được giao.
3 tháng đầu năm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang rất thấp. Ảnh minh họa: H.T |
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm 2023 còn khá thấp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 đến ngày 31/3/2023 là 73.192,092 tỷ đồng, đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công do còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tập trung ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý dự án đầu tư, trong đó có những khó khăn, vướng mắc trong quy định của luật pháp đối với dự án đầu tư công.
Nhìn lại việc triển khai thực hiện dự án trong thời gian qua có thể thấy, khi dự toán được giao vốn, chủ đầu tư mới bắt đầu thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư như: lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án... Đối với dự án nhóm A, những quy trình này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có thể kéo dài tới 2 năm mới được phê duyệt quyết định đầu tư và khi hoàn thành thủ tục phê duyệt, dự án mới được thông báo vốn để thực hiện dự án. Tiếp theo đó là các bước lập dự toán, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...
Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công do còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tập trung ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý dự án đầu tư, trong đó có những khó khăn, vướng mắc trong quy định của luật pháp đối với dự án đầu tư công. |
Các dự án đầu tư xây dựng thường gắn với giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, công tác đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện đồng thời với quy trình thực hiện dự án, vì vậy nhiều trường hợp dự án đã đấu thầu xong nhưng chưa có mặt bằng để thi công.
Với mục tiêu phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, công tác giải ngân vốn đầu tư công hai năm trở lại đây gặp phải thách thức do tổng vốn đầu tư công hàng năm rất lớn. Nếu giai đoạn 2016 - 2020, vốn đầu tư công trung bình mỗi năm chỉ khoảng trên 400 nghìn tỷ đồng thì riêng kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 lên đến 726.684 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022.
Cũng trong 2 năm gần đây, số lượng dự án khởi công mới rất lớn, trong đó có nhiều dự án quan trọng của quốc gia dẫn đến tình trạng thiếu vật liệu, đất, đá, cát sỏi tại một số thời điểm. Giá cả nguyên vật liệu biến động lớn nhưng chưa điều chỉnh kịp thời đơn giá cũng là rào cản đối với thực hiện và giải ngân các dự án...
Những khó khăn đó cũng đã không ít lần được chỉ ra tại các hội nghị về tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hay kết luận của các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ.
Tại hội nghị toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 (diễn ra ngày 20/4), Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã nhận lỗi trước Thủ tướng Chính phủ vì chậm trễ trong công tác quy hoạch.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, TP. Hà Nội cũng lúng túng mất 6 - 7 tháng về vấn đề nguồn vốn đầu tư, quy trình thực hiện nguồn đầu tư công quá lâu.
Về việc áp dụng Luật Đầu tư công để chi tiêu đấu thầu, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, sau khi Thủ tướng phê duyệt kế hoạch đấu thầu để lựa chọn nhà tư vấn, mà quy trình đấu thầu mất vài tháng. Trong khi cả nước cũng chỉ có một vài đơn vị đủ khả năng làm tư vấn, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch. Ông Thanh cũng cho biết đã gửi những kiến nghị cụ thể này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Không thể chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt
Đánh giá về những cản trở để dòng vốn đầu tư công chảy vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 5 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cho biết, Chính phủ đã đánh giá, nhận định các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó đặc biệt là các vấn đề như thể chế, cơ chế chính sách; khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện các dự án; sự biến động tăng cao của giá nguyên, nhiên vật liệu...
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không thể chỉ giải quyết các vướng mắc trước mắt mà cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài. Ảnh minh họa: H.T |
Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Bộ Tài chính đã chủ động chuẩn bị đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kế hoạch năm. Bộ cũng thực hiện minh bạch và đơn giản hóa thủ tục thanh toán vốn, rút ngắn thời gian tạm ứng, thanh toán xuống chỉ từ một đến ba ngày làm việc.
Đồng thời, Bộ đã quyết liệt chỉ đạo Kho bạc Nhà nước (KBNN) đẩy mạnh việc giao nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán. Hàng tháng, kịp thời tổng hợp tình hình giải ngân của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác điều hành và Tổ công tác của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong nhiều năm qua cần phải có sự quyết tâm của các cấp các ngành, cần có các giải pháp căn bản, toàn diện để mở thông những điểm nghẽn cố hữu trong thực hiện đầu tư công. |
Về kiểm soát thanh toán vốn, hiện nay, KBNN đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 11 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, đồng thời đã tích hợp 11 thủ tục hành chính lên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, trong đó có thủ tục giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của KBNN, đến nay đã đạt tỷ lệ 100% số đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN; số lượng giao dịch chứng từ chi ngân sách nhà nước phát sinh hàng tháng trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt hơn 99,6%...
Để “khơi thông” dòng vốn đầu tư công, tạo động lực thật sự cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, không chỉ giải quyết vướng mắc trước mắt, mà cần có giải pháp căn cơ, lâu dài. Theo Bộ trưởng, cần báo cáo Quốc hội để sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo hướng thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thời gian qua.
Chẳng hạn, tách phần giải phóng mặt bằng triển khai trước, phân cấp chủ quản đầu tư, nghiên cứu thêm trường hợp chủ đầu tư có thể chủ động sử dụng một số khoản kinh phí hợp pháp ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (kể cả nguồn vốn chi thường xuyên) để lập dự án, chuẩn bị đầu tư trước thay vì phải đợi tổng hợp hay bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Các quy trình quản lý hiện hành cũng cần phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn, không quy định giữ một vài khâu quản lý ở trên đối với các nội dung đã phân cấp cho cấp dưới (như thẩm định thiết kế cơ sở...).
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2023 phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội tại, trong đó giải quyết các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy đầu tư công để từ đó giúp tăng tổng cầu, tăng tốc độ luân chuyển dòng vốn trong nền kinh tế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong nhiều năm qua cần phải có sự quyết tâm của các cấp các ngành, cần có các giải pháp căn bản, toàn diện để mở thông những điểm nghẽn cố hữu trong thực hiện đầu tư công./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Strengthening national defence capacity to safeguard Fatherland, peace: minister
- ·Top legislator receives British Ambassador to Việt Nam
- ·Discussion outcomes will determine Việt Nam's accession to Indo
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Việt Nam targets strategic cooperation with AstraZeneca in vaccine, drug production: PM
- ·UN peacekeeping missions a prominent part of Việt Nam’s multilateral diplomacy
- ·UNDP will assist Việt Nam in achieving carbon neutrality by 2050: Administrator
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Việt Nam commits to cooperating with UN to fight terrorism
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Economic committee proposes keeping nuclear plant project
- ·Vietnamese PM hopes India will help promote effective implementation of sea laws in the region
- ·Việt Nam committed to help peace process in Korea Peninsula as friend to both DPRK, RoK
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Party leader hosts Greek President in Hà Nội
- ·Việt Nam committed to help peace process in Korea Peninsula as friend to both DPRK, RoK
- ·Việt Nam to introduce national development strategies at 2022 Davos WEF: Ambassador
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Leaders pay homage to President Hồ Chí Minh on 132nd birth anniversary