【ket qua bong da u 23】Viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn
');this.closest('table').remove();"> |
Ảnh minh họa. |
Bệnh nhân nam tên V.T, khoảng 50 tuổi, vào viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc chậm, đau đầu, buồn nôn, nôn nhiều, giảm thính lực đột ngột, điếc hoàn toàn.
Qua khai thác yếu tố dịch tễ được biết bệnh nhân là thợ xây, 2 ngày trước khởi phát bệnh, bệnh nhân có ăn lòng lợn tiết canh. Sau khi kết hợp thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: viêm màng não do Streptococcus suis biến chứng điếc 2 tai.
Sau một thời gian tích cực điều trị, hiện tại bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên thính lực cần thời gian lâu hơn để hồi phục.
Đại tá, Tiến sĩ, bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Truyền nhiễm, kiêm Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (A4B) cho biết, viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn là bệnh rất nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó mất thính lực là một biến chứng thường gặp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Người dân nên lưu ý về triệu chứng của bệnh. Bệnh viêm màng não thường có các triệu chứng sau: Sốt cao kèm rét run; đau đầu, chóng mặt; buồn nôn và nôn; đau mỏi cơ.
Các dấu hiệu màng não: co cứng cơ (đặc biệt cứng vùng gáy), rối loạn ý thức (mê sảng, lơ mơ), kích thích, thậm chí hôn mê, run đầu chi. Điển hình là mất thính lực. Ngoài ra, người bệnh có thể có phát ban ngoài da: chấm xuất huyết, ban xuất huyết; hoại tử ngón tay và ngón chân.
Nguyễn Đăng Mạnh khuyến cáo, đối với bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bên cạnh việc phát hiện, điều trị bệnh thì việc phòng ngừa bệnh cũng vô cùng quan trọng.
Streptoccus suis (liên cầu lợn) có khả năng lây truyền từ lợn sang người, có thể tìm thấy ở gia súc, chó, mèo, chim,... Do đó, mọi người cần phòng chống dịch bệnh trên lợn, tiêm phòng cho lợn đúng quy trình. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc.
Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Không giết mổ, ăn thịt lợn bị ốm, không rõ nguồn gốc.
Ăn chín uống sôi, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn, nem chua trong thời gian có dịch.
Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Phải bảo quản các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Đây là căn bệnh để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong, nếu gặp một trong các triệu chứng trên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chữa bệnh kịp thời.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vấn đề VietNamNet nêu về núi Hàm Rồng
- ·PM Chính assigns responsibilities to his deputies
- ·Lawmakers press for stricter penalties in draft fire law
- ·PM holds working session with RoK Ambassador to Việt Nam
- ·Bến Lức áp dụng hóa đơn điện tử cho 100% hộ kinh doanh, doanh nghiệp
- ·Lao officials congratulate Việt Nam on 79th National Day
- ·Politburo, Secretariat discipline violating Party organisations, members
- ·Inspection commission issues warnings to Bắc Giang, Lai Châu officials
- ·Sức mua hàng hóa thiết yếu tăng trong dịp lễ 30/4 và 01/5
- ·Fostering regional collaboration and celebrating 25th anniversary of ANN
- ·Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- ·Việt Nam calls on UN to enhance support for developing countries in energy transition
- ·The New York Times to open bureau in Việt Nam
- ·Lao officials congratulate Việt Nam on 79th National Day
- ·Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng
- ·HCM City hosts banquet celebrating 79th National Day
- ·Việt Nam, Guinea
- ·US Ambassador visits, engages in sports activities with Agent Orange victims in Đà Nẵng
- ·Dựng tượng Bác nơi biển đảo
- ·79 years of Vietnamese diplomacy: promoting glorious traditions to realise national strategic goals