【tỷ số betis】Ngành Công nghiệp ô tô: Phát triển theo tư duy mới
Thưa ông,ànhCôngnghiệpôtôPháttriểntheotưduymớtỷ số betis dường như khó khăn của thị trường, sự nản lòng của các nhà đầu tư, lộ trình giảm thuế NK xe nguyên chiếc đến gần… đang khiến mục tiêu phát triển ngành CN ô tô trở lên xa vời hơn bao giờ hết?
Đúng là cần chia sẻ với các DN sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Dung lượng thị trường nhỏ, trên 100.000 xe/năm, nhiều mẫu mã, tâm lý người tiêu dùng lại thích hàng NK… Do đó, suất đầu tư, chi phí sản xuất cho một sản phẩm tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác.
So với các nước xung quanh Việt Nam, như Thái Lan chẳng hạn, họ đi trước Việt Nam khá lâu. Khi hình thành và phát triển ngành CN ô tô Thái Lan chưa gia nhập WTO nên có điều kiện áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thậm chí là bảo hộ cho ngành CN này phát triển. Còn Việt Nam thì đã gia nhập WTO nên không thể áp dụng các chính sách như các nước khác được. Các chính sách ưu đãi hỗ trợ khi thực hiện cần phải cân nhắc với lợi ích chung của các ngành khác, của đất nước, đối chiếu với các cam kết.
Từ thực tế hoạt động của các DN sản xuất, lắp ráp ô tô hiện nay có ý kiến cho rằng thôi không cần đầu tư phát triển ngành CN này nữa, vậy quan điểm của ông về vấn đề này thế nào ?
Ngành CN ô tô là ngành CN quan trọng đem lại sự phồn thịnh cho xã hội. Nếu được đầu tư phát triển tốt, ngành CN này sẽ kéo theo ngành CN hỗ trợ phát triển, giải quyết lượng khá lớn lao động có kỹ thuật cao, đóng góp cho ngân sách không nhỏ…
Tuy nhiên việc phát triển phải phụ thuộc vào nhà đầu tư và sự hỗ trợ trong khả năng có thể của Chính phủ, chứ Chính phủ không thể bỏ tiền ra đầu tư được. Các công cụ về chính sách trong ngắn hạn như thuế, hạ tầng, tín dụng… phải đặt trong bối cảnh cam kết quốc tế có làm được không, có đủ năng lực để làm không, quan trọng hơn làm rồi thì có đạt được như kỳ vọng hay không, có tạo được sức lan tỏa về việc làm, lợi ích xã hội không…
Tuy nhiên theo tôi vẫn cần có chính sách hỗ trợ phát triển ngành CN quan trọng này. Vấn đề là hỗ trợ ra sao để dung hòa và đạt được các mục tiêu đặt ra.
Nhưng thời gian không còn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh lộ trình giảm thuế NK xe nguyên chiếc trong khu vực đã và đang diễn ra, thưa ông ?
Nói ngày hôm nay phải nghĩ đến ngày hôm qua. Các chính sách ưu đãi khuyến khích hỗ trợ đã được thực hiện (dù thời gian không nhiều) khi Việt Nam chưa gia nhập WTO. Tuy nhiên kết quả đạt được phải nói thẳng với nhau là không thành công, chưa được như mong muốn. Có nhiều lý do: Thị trường, người tiêu dùng, nhà sản xuất, cơ quan quản lý… Vậy đến nay mới nói chuyện nên làm thế nào, hỗ trợ ra sao thì quả là rất khó vì đúng là thời gian không còn nhiều. Không chỉ nhà đầu tư nản lòng mà nhiều người quan tâm cũng bắt đầu thờ ơ.
Thực tế các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ô tô chủ yếu đều có yếu tố nước ngoài, vì vậy đối với họ đầu tư sản xuất cũng được mà làm thương mại thuần túy cũng được. Việt Nam là thị trường tiềm năng nên làm gì họ cũng có lợi. Nếu chúng ta không sản xuất được, với tâm lý thích hàng ngoại như hiện nay, thì họ sẽ chuyển sang bán hàng NK nguyên chiếc. Vấn đề là chúng ta có chấp nhận thực tế này không.
Trong dự thảo Chiến lược quy hoạch ngành CN ô tô giai đoạn tới, Bộ Công Thương vẫn xác định đây là ngành CN quan trọng, vậy với góc độ là một chuyên gia trong lĩnh vực này, theo ông Chiến lược cần phải quan tâm đến điều gì?
Chúng ta sẽ đầu tư sản xuất nhưng không phải đầu tư sản xuất tất cả mọi chi tiết của một sản phẩm: Cũng sẽ có chính sách ưu đãi, nhưng không phải khuyến khích ưu đãi lắp ráp tất cả các sản phẩm ô tô nói chung. Ví như phát triển CN phụ trợ phải tiếp cận theo tư duy mới, chuyên môn hóa sâu chứ không làm mọi thứ.
Ta có thế mạnh ở nhóm phụ tùng linh kiện gì thì tập trung đầu tư làm chuyên sâu nhóm phụ tùng, linh kiện đó đảm bảo chất lượng, giá thành để cung ứng chuỗi trong khu vực, toàn cầu. Lựa chọn chính xác một sản phẩm ô tô phù hợp sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam và có tính toàn cầu để đầu tư hỗ trợ các DN trong nước phát triển
Thực tế chúng ta cũng đang làm như vậy. Đơn cử như với DN tư nhân Trường Hải. Đây hiện là DN trong nước đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô. Bản thân DN đã có chiến lược phát triển theo hướng chuyên sâu, cung cấp phụ tùng linh kiện theo chuỗi.
Từ chiến lược đầu tư của DN, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi hỗ trợ. Dự án đầu tư nhà máy lắp ráp động cơ của Trường Hải thuộc chương trình cơ khí trọng điểm nên được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước 85% tổng mức đầu tư dự án với lãi suất ưu đãi. Dự án cũng được hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích về thuế.
Xin cảm ơn ông!
N.Hà (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Doanh nghiệp và trách nhiệm bảo vệ môi trường
- ·Hoàn cảnh khó khăn người phụ nữ tâm thần muốn nhảy cầu tự tử
- ·Agribank tài trợ 20 tỷ đồng hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Cha mẹ chật vật xoay sở 75 triệu đồng cho con gái bị viêm cầu thận Lupus
- ·Hạnh phúc hơn với cô vợ ít “ham muốn”
- ·Hữu Nghị Food đạt chứng nhận SA 8000 về trách nhiệm xã hội
- ·Cha mẹ chết lặng khi hai người con đều mắc bệnh bại não
- ·Gcoop Việt Nam tặng quà cho người khiếm thị ở Mái ấm Thiên Ân
- ·Đảng bộ cơ sở Agribank Chi nhánh tỉnh Long An triển khai nhiệm vụ năm 2023
- ·Con cần tiền ghép gan, mẹ ở nơi đất khách tuyệt vọng cầu cứu
- ·Cơ cực chị bệnh tật nuôi em bị tâm thần
- ·Bé Bùi Bảo Minh được bạn đọc ủng hộ 66 triệu đồng
- ·Người mẹ cấp cứu khi ngực còn chảy sữa, 4 con nhỏ trông ngóng từng ngày
- ·Trao hơn 90 triệu đồng đến bé Lê Nhật Duy
- ·Trao quà cho 2 bé sinh đôi bị ‘xương thuỷ tinh’
- ·Mỹ và EU có hàn gắn được lòng tin?
- ·EURO 2024: Chờ đợi danh hiệu cuối cùng cho Ronaldo
- ·Hơn 10 năm chăm chồng liệt giường, vợ tuyệt vọng khi sắp không còn nhà để ở
- ·Phòng, chống sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên
- ·Mỹ chính thức loại bỏ khả năng can thiệp vào Syria