【bologna đấu với sassuolo】'Muốn chuyển đổi số, bắt buộc phải làm chủ công nghệ'
Sáng 12/11,ốnchuyểnđổisốbắtbuộcphảilàmchủcôngnghệbologna đấu với sassuolo nêu câu hỏi chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực TT&TT, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, thời điểm làm quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra nhận định nếu không có hệ sinh thái số mạng xã hội Việt Nam thì không có sức mạnh đàm phán với Google, Facebook... Khi đó, họ sẽ tiếp tục không tuân thủ pháp luật Việt Nam, còn chúng ta không dám cắt dịch vụ.
“Tôi thấy, đây là một chiến lược lớn và rất đúng để không phụ thuộc và có thể cạnh tranh với các ông lớn như Google, Facebook, Youtube. Đặc biệt là đảm bảo chủ quyền, an ninh mạng quốc gia. Vậy, đề nghị Bộ trưởng cho biết, lúc nào chiến lược này trở thành hiện thực”, đại biểu đoàn Quảng Bình nêu câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi mới tạm quyền Bộ trưởng, ông có nói sức mạnh đàm phán bao giờ cũng dựa trên thực lực, không có thực lực thì khó đàm phán. “Nếu như có mạng xã hội mạnh trong tay thì sức ảnh hưởng trong quá trình đàm phán với mạng xã hội nước ngoài sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.
Người đứng đầu ngành TT&TT cho biết, hiện nay chúng ta đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội. Lý giải vì sao lại cấp phép nhiều như vậy, theo Bộ trưởng, mạng xã hội Việt Nam đi vào thị trường ngách. Trong số đó, có 20 mạng xã hội lớn. Tổng số người dùng mạng xã hội của Việt Nam tương đương số người Việt dùng Facebook, Youtube, Tiktok. Còn nếu tính cả 38 nền tảng số quốc gia thì số người dùng mạng xã hội Việt Nam còn lớn hơn nữa.
“Muốn phát triển bền vững, muốn chuyển đổi số, bắt buộc chúng ta phải làm chủ công nghệ, bắt buộc chúng ta phải làm chủ các nền tảng, không có con đường nào khác. Rất may, người Việt Nam giỏi công nghệ thông tin, hoàn toàn có thể làm chủ các ứng dụng và từ làm chủ các ứng dụng đến làm chủ công nghệ”, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Mạng xã hội có trách nhiệm làm lành mạnh hóa không gian mạng
Tại phiên chất vấn, đại biểu Châu Quỳnh Dao (đoàn Kiên Giang) cho hay, Luật An ninh mạng đã nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để hoạt động mê tín dị đoan. Mặc dù, thời gian qua nhiều bộ ngành đã nỗ lực ngăn chặn, nhưng hiện nay dịch vụ tâm linh, dịch vụ bói toán, tử vi trực tuyến có dấu hiệu nở rộ, với lực lượng thầy bói online khá hùng hậu, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
“Đây là không gian màu mỡ để kẻ xấu lừa đảo, khiến người dân tiền mất, tật mang. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ nhất để xử lý dứt điểm tình trạng này?”, đại biểu Châu Quỳnh Dao nêu câu hỏi chất vấn.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ “tôi có nói là nhà nào quản nhà đấy” và cho rằng Bộ VHTT&DL phải vào cuộc xác định hành vi đó có phải là mê tín dị đoan hay không để xử lý.
“Khi xác định hành vi rồi mà cần xác định danh tính, hoặc là cần ngăn chặn thì cần phối hợp với Bộ TT&TT. Chúng tôi làm cái này rất nhanh. Chúng ta đã có quy chế, có phối hợp và đã có công cụ để xử lý”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng TT&TT, khi có tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan bằng văn bản, bằng lời, bằng hình ảnh… thì căn cứ vào đó, Bộ TT&TT cũng có những công cụ để rà quét.
“Hiện nay, các doanh nghiệp số của Việt Nam đã phát triển được công cụ, phần mềm mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi, để xem những hoạt động này có phải là mê tín dị đoan không, để báo sang Bộ VHTT&DL xử lý”, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, Bộ TT&TT đang làm việc với các mạng xã hội, để khi các tiêu chí về mê tín dị đoan đã rõ rồi thì cơ quan này sẽ yêu cầu các mạng xã hội, các nền tảng xã hội sẽ phải phát triển công cụ tự rà quét, tự hạ xuống.
“Đây là một bước tiến mới, trước đây là chúng ta phát hiện và yêu cầu họ hạ, còn bây giờ họ phải có trách nhiệm. Mạng xã hội, các nền tảng kinh doanh lợi nhuận rất nhiều thì phải có trách nhiệm làm lành mạnh hoá không gian mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Cùng với đó, Bộ trưởng TT&TT cũng nhấn mạnh giải pháp xử lý mạnh tay đối với các đối tượng mê tín dị đoan, trong đó có biện pháp xử lý từ hành chính đến hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Hôm nay, Thủ tướng và Bộ trưởng TT&TT trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Hôm nay (12/11), Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực y tế, thông tin và truyền thông. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·59/63 địa phương thu ngân sách cao hơn cùng kỳ 2017
- ·Vợ mẫu Tây của Bùi Tiến Dũng bầu bí vẫn vô cùng xinh đẹp
- ·Sắp diễn ra Phiên chợ nông sản an toàn lần thứ 4 tại Hà Nội
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Hoa hậu Thể thao Thu Thủy phản hồi về clip xôn xao liên quan đến bóng cười
- ·Quảng Trị niêm phong 25 tấn cá nục bị nhiễm chất Phenol
- ·Vợ chồng Trương Đình mở công ty mới sau scandal lừa đảo nghìn tỷ
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Kang Tae Oh vụt sáng sau gần 10 năm đóng 'Tuổi thanh xuân' với Nhã Phương
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Sửa Luật Quản lý thuế: Tăng sức mạnh cho công cụ chống chuyển giá
- ·Đưa tiêu chí không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn bình xét thi đua
- ·Úc chấm dứt điều tra chống bán phá giá tôn mạ kẽm Việt Nam
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Khai trương siêu thị nông sản an toàn đầu tiên
- ·Kỳ V: Hướng đi “bền” và “chắc” cho ngành điều
- ·Cục Thuế Quảng Ninh chính thức thí điểm thành lập chi cục thuế khu vực
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Á quân Minh Khắc mang hình tượng Thánh Gióng đi thi quốc tế