【kèo góc】Chống hàng giả: Có công cụ vẫn khó thực thi
>> 26.000 tấn thịt trâu nhập khẩu được 'phù phép' đi đâu?ốnghànggiảCócôngcụvẫnkhóthựkèo góc
Có đến 30 ngành hàng bị làm giả trầm trọng
Phát biểu tại cuộc tọa đàm trực tuyến về căn nguyên và giải pháp chống hàng giả, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức ngày 9/4, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) cho hay, năm 2014, với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả rõ nét. Các lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 21.645 vụ hàng giả, trong đó có nhiều vụ việc nghiêm trọng được phát hiện, xử lý.
“Tuy nhiên cũng cần thừa nhận, hàng giả vẫn là vấn nạn gây nhức nhối cho xã hội, khiến người dân hoang mang, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp, làm thất thu thuế của Nhà nước. Hàng giả vẫn được vận chuyển, bày bán tràn lan, do một số ngành, cấp ủy chính quyền địa phương vào cuộc chưa thực sự quyết liệt, văn bản chế tài xử lý các vụ việc chưa đồng bộ…”, ông Cẩn nói.
Ông Nguyễn Trọng Tín, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) cũng cho biết, năm 2014, lực lượng QLTT đã phát hiện và xử lý hơn 17.000 vụ, trong đó có hơn 11.000 vụ việc được chuyển cơ quan điều tra truy tố.
Tuy vậy, hàng giả được sản xuất ngày càng tinh vi từ vi phạm sở hữu trí tuệ, đến giả chỉ dẫn địa lý, tem mác bao bì, chất lượng sản phẩm… bằng mắt thường khó có thể xác định. Trong khi đó, lực lượng QLTT rất cần được đầu tư trang thiết bị kiểm tra phát hiện hàng giả.
Trong thời kỳ hội nhập, hoạt động này cũng đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cuộc chiến chống hàng giả không thể một sớm một chiều là có thể giải quyết tận gốc.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam nêu bức xúc: Cả nước có đến 30 ngành hàng bị làm giả trầm trọng như mỹ phầm, rượu, bia, thực phẩm cho đến vật tư nông nghiệp, trang thiết bị y tế… Hàng giả tràn lan đã và đang gây ra nhiều nguy hại cho người tiêu dùng, nhẹ thì bị thiệt hại kinh tế, nặng thì ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng...
Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nêu khó khăn khi một năm, hội đã tiếp nhận 1.500 vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng, nhưng chỉ xử lý được khoảng 80% vụ việc. Nhiều vụ việc vượt quá khả năng của hội, cần được sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan chức năng….
Doanh nghiệp thiếu mặn mà
Cũng tại cuộc tọa đàm, ông Trần Đức Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) cho hay, đơn vị tiếp nhận nhiều vụ việc từ phía QLTT nhưng không thể tiến hành khởi tố được. Nguyên nhân do hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ, phương tiện đấu tranh còn hạn chế.
Nhiều trường hợp không thể xác định được hàng giả do thiếu sự vào cuộc của doanh nghiệp sản xuất, chủ sở hữu quyền và người tiêu dùng. Để có thể tiến hành khởi tố vụ việc, trong nhiều trường hợp theo quy định của pháp luật, cần có sự xác định vi phạm sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu.
Đề cập đến giải pháp đấu tranh chống nạn hàng giả, ông Lê Thế Bảo nêu ý kiến, cần phải làm mạnh trong nội địa, tăng cường tuyên truyền đến DN và người tiêu dùng, gắn kết hợp tác giữa DN với cơ quan thực thi… Người tiêu dùng phải được tuyên truyền cách thức phân biệt được hàng giả, không tiếp tay buôn bán, tiêu dùng hàng giả. Khi phát hiện được hàng giả, DN, người tiêu dùng cần thông báo đến cơ quan chức năng…
Kết luận tọa đàm, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn cho biết, cơ quan chức năng đã trình Chính phủ ban hành thông tư quy định tất cả hàng hóa bày bán phải có tờ khai hải quan, nhằm ngăn chặn việc buôn bán hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Đồng thời, sẽ đẩy mạnh việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, đầu tư trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát để có thể phát hiện hàng giả ngay tại cửa khẩu; Thực hiện ký kết hợp tác giữa các ngành liên quan trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong thực tế đấu tranh chống buôn lậu hàng giả…/.
Hải Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cẩn trọng mỹ phẩm Bạch Hoa Hồng quảng cáo trá hình thành thuốc chữa bệnh?
- ·Giảm nhựa trong kinh doanh thương mại điện tử
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Những lợi ích khi sử dụng xe đạp điện chính hãng
- ·Các sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE khi xuất khẩu vào EU
- ·Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?
- ·Bước tiến lớn với pin silicon: Sạc siêu nhanh 2.000 chu kỳ, 80% trong 10 phút
- ·Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á
- ·ISO/IEC 29184 – Tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo quyền riêng tư trực tuyến
- ·Góp ý dịch vụ của Xanh SM, khách có thể nhận tới 5 triệu đồng
- ·Vi phạm quy định ghi nhãn sản phẩm, Công ty TNHH Nanum Việt Nam bị ‘sờ gáy’
- ·Bước tiến lớn với pin silicon: Sạc siêu nhanh 2.000 chu kỳ, 80% trong 10 phút
- ·Nhiều khách hàng 'nghiện' đi taxi điện 'vừa sang lại vừa xanh'
- ·Xanh SM phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về những hành trình xanh
- ·Tiêu chuẩn là ‘chìa khóa’ phát triển đối với nông nghiệp hữu cơ
- ·Giảm nhựa trong kinh doanh thương mại điện tử
- ·SUV thuần điện Audi Q8 e
- ·Người dùng tiết kiệm bộn tiền nhờ 5 mẹo sạc pin xe điện đúng cách
- ·Triết lí thời trang chất lượng cao: ‘Sản phẩm càng cao cấp, người dùng càng phải cẩn trọng’
- ·Nhiều người 'nghiện' đi xe buýt điện, nói không với mùi xăng dầu, tiếng ồn