【soi kèo real hôm nay】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói thẳng về đầu tư công
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hồi âm ý kiến đại biểu về đầu tưcông. |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh như trên trong cuối phiên thảo luận chiều 27/7 về kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021 - 2025. Khi mà,ộtrưởngNguyễnChíDũngnóithẳngvềđầutưcôsoi kèo real hôm nay theo Bộ trưởng, các đại biểu Quốc hội từ nhiều nhiệm kỳ rất bức xúc, liên tục có ý kiến về giải ngân đầu tư công chậm.
Nhiều địa phương vẫn né tránh, đùn đẩy
Với phân tích như trên, Bộ trưởng cho rằng, cứ nói đến giải ngân đầu tư công mà chỉ nói đến Luật Đầu tư công thì không thể đủ được.
Lâu nay, cứ nói đến giải ngân đầu tư công là nói đến thể chế. Cứ nói đến thể chế là nói đến Luật Đầu tư công. Nhưng liên quan đến đầu tư công không phải là chỉ có Luật Đầu tư công, mà có rất nhiều các luật khác như đất đai, xây dựng, môi trường, ngân sách... Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm.
Giải ngân đầu tư công liên quan đến rất nhiều cấp, các ngành, rất nhiều các tổ chức, cá nhân, từ Trung ương đến địa phương, đến giải phóng mặt bằng, nhà thầu, tư vấn, giám sát...
"Phải nói trong cả một hệ thống như vậy mới đầy đủ, không tìm rõ được nguyên nhân chính xác nằm ở đâu, chúng ta không thể có giải pháp chính xác, có quyết sách phù hợp để chúng ta sửa đổi và khắc phục được", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng khẳng định, Luật Đầu tư công là một hành lang pháp lý hết sức quan trọng, giúp cho việc thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực trong giai đoạn vừa qua. Trước đây, không có luật, chúng ta làm kế hoạch hằng năm, vừa rồi có Luật Đầu tư công, làm theo luật đã đạt được những mục tiêu mong muốn, Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, kế hoạch 5 năm về đầu tư công, theo Bộ trưởng, cũng là một cải cách rất mạnh, dù thời kỳ đầu có những vướng mắc nhất định.
"Về cơ bản, chúng tôi cho rằng, hệ thống luật pháp liên quan đến Luật Đầu tư công cơ bản đã hoàn thiện. Còn một vài vấn đề mà các đại biểu nêu, chúng ta tiếp tục rà soát để sửa đổi, nhưng về cơ bản là đã rất tốt", Bộ trưởng báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đồng tình với ý kiến đại biểu là một số quy định hiện nay giữa các luật liên quan còn chưa thực sự thống nhất, chồng chéo, chậm được sửa đổi.
Bộ trưởng nêu ví dụ , việc điều chuyển hằng năm giữa vốn ngân sách nhà nước và giữa các dự án trong cùng một địa phương vẫn phải báo cáo Trung ương, đấy cũng là một bất cập. Rồi phân cấp, phân quyền chưa rõ, chưa gắn với trách nhiệm giải trình và kết quả thực hiện.
"Đặc biệt, chúng ta nói rằng, chủ trương phải phân cấp mạnh, nhưng phân cấp rõ ràng rồi, luật rất rõ rồi, nhiều các địa phương vẫn né tránh, đùn đẩy và liên tục hỏi lại Trung ương để hướng dẫn lại những vấn đề đã rõ, mất rất nhiều thời gian và không cần thiết. Liên quan đến mặt trái của phân cấp, chúng tôi cũng nói để các địa phương rút kinh nghiệm", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến giải ngân đầu tư công chậm, theo người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư, nằm ở giai đoạn của từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án.
Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện nay, phân cấp, phân quyền đã rõ, từ khâu lập dự án, lựa chọn dự án, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, triển khai, bố trí vốn chi tiết hàng năm dự án nào, bao nhiêu tiền đều do địa phương và bộ, ngành làm hết.
Còn Trung ương chỉ phân bổ theo nguyên tắc tiêu chí Quốc hội thông qua đối với từng lĩnh vực, từng địa phương là bao nhiêu trong vòng 5 năm và hằng năm được bao nhiêu dựa trên khả năng thu ngân sách, sau đó về các địa phương chủ động tự bố trí, tự phân bổ.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm mỗi một việc là tổng hợp, nếu không có gì sai với các nguyên tắc, tiêu chí là trình Chính phủ và trình Quốc hội thông qua", ông Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Thế nên, theo Bộ trưởng, tình trạng đầu tư dàn trải là do ở ngay địa phương chọn dự án không đúng, bố trí vốn chậm, giao vốn chậm.
Đáng nhẽ làm nhỏ, lại xin làm to
Một nguyên nhân nữa cũng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra là vấn đề lựa chọn dự án chưa bám sát các quy hoạch, yêu cầu thực tiễn, nhu cầu phát triển và khả năng cân đối. Một số nơi thì còn bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, chạy theo phong trào, chạy theo yêu cầu của nhà đầu tư để đề xuất dự án.
Đề xuất sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án BT, dự án BOT, khu công nghiệp giống như bài học trước đây về các nhà máy mía, đường, nhà máy giấy, xi măng lò đứng... Đây là bài học chạy theo phong trào, không xuất phát từ thực tiễn, không xuất phát từ nhu cầu phát triển, không xuất phát từ khả năng cân đối của ngân sách, nhưng cứ đề xuất dẫn đến không bố trí được, dẫn đến chậm, dàn trải, lãng phí, thất thoát, Bộ trưởng so sánh.
Ông nói tiếp: nhiều dự án chưa cần thiết chúng ta cũng đề xuất, nhiều dự án quy mô quá lớn so với yêu cầu, đáng nhẽ làm nhỏ lại xin làm to, không kiểm soát được các định mức đơn giá như tổng mức đầu tư, dẫn đến tổng mức đầu tư đội lên rất lớn, không có khả năng cân đối, rất lãng phí, dẫn đến kéo dài, ảnh hưởng đến dự án.
Tình trạng trên, theo Bộ trưởng là do đã không tiếp cận theo hướng làm các dự án phải có lồng ghép, phải có tích hợp với các ngành để làm sao tạo được động lực phát triển, tạo được không gian phát triển, tạo được sự lan tỏa cho nền kinh tế của địa phương đó, vùng đó.
Vấn đề nữa được Bộ trưởng báo cáo Quốc hội là, hiện nay, nguồn ngân sách của Nhà nước hết sức khó khăn, ngân sách của Trung ương giảm, ảnh hưởng ngay đến thực hiện các dự án do thiếu nguồn.
Trong khi đó, ngân sách Trung ương lại phải tập trung bố trí xử lý các vấn đề tồn đọng của các giai đoạn trước đây như là thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn, ứng trước và rất nhiều nhiệm vụ khác phải xử lý.
Vấn đề tiếp theo được Bộ trưởng đề cập là khâu tổ chức thực hiện. Công tác lập chuẩn bị phê duyệt dự án chưa tốt, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Trung ương. Đề xuất xin vốn xong rồi mới về lập dự án, nên dẫn đến phải điều chỉnh dự án nhiều lần, điều chỉnh kế hoạch nhiều lần.
Và đền bù giải phóng mặt bằng, theo Bộ trưởng là điểm nghẽn lớn nhất hiện nay của các dự án nói chung, không phải chỉ có đầu tư công mà của tất cả các nguồn vốn.
"Khi mà chúng ta thực hiện việc giải phóng mặt bằng thông qua thỏa thuận với người dân theo quy định của Nghị định 69, người dân bao giờ cũng muốn đền bù cao mà Hội đồng định giá của tỉnh phải căn cứ vào tình hình dự án mặt bằng giá của địa phương để áp vào thì không bao giờ chúng ta thống nhất được hai việc này. Muốn thống nhất được mất rất nhiều thời gian để gặp được nhau", Bộ trưởng nêu thực tế.
(责任编辑:La liga)
- ·Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
- ·Bảng xếp hạng V
- ·Đổi vị cho cả nhà với món nộm tôm bưởi
- ·8 bộ, ngành liên kết để đo thời gian giải phóng hàng năm 2015
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/5/2024: Xăng trong nước chiều nay tăng?
- ·Tin chuyển nhượng 6/4: MU ký Dani Olmo, Arsenal lấy Isak
- ·10 đặc sản Việt ngon nhưng "càng ăn càng độc"
- ·Hội chọi trâu Hớn Quản cần bảo tồn và phát triển
- ·Xử phạt 10 cá nhân, tổ chức kinh doanh vi phạm biển hiệu
- ·Khẳng định vị thế, thương hiệu Báo Hải quan
- ·7 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 10 tỷ USD trong năm 2023
- ·Bún thang Hà Nội
- ·Kết quả bóng đá U23 Thái Lan 2
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4/2024: U23 Việt Nam ra quân, tứ kết Cúp C1
- ·Doanh nghiệp tăng tốc cuối năm
- ·Chén trà giữ ấm tình thân
- ·Hệ lụy từ thói quen xấu
- ·Kết quả bóng đá Tottenham 3
- ·Chỉ bạn cách chọn mua tủ hấp bánh bao phù hợp với nhu cầu sử dụng
- ·Sửa đổi Luật thuế XNK: Ba điểm căn bản doanh nghiệp có thể kỳ vọng