【ket qua bong da costa rica】Yêu cầu giáo viên phải biết ngoại ngữ: Nên có lộ trình phù hợp?
(Ảnh minh họa: Quý Trung/TTXVN)
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt yêu cầu giáo viên các trường phổ thông phải sử dụng được ngoại ngữ đang được rất nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này là chưa thực sự phù hợp.
Chuẩn giáo viên: phải biết ngoại ngữ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
TheầugiovinphảibiếtngoạingữNnclộtrnhphhợket qua bong da costa ricao đó, có 5 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí, với tổng số 15 tiêu chí, dành cho giáo viên phổ thông.
Các tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn về phẩm chất; tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn về xây dựng môi trường học tập; tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Trong đó, tiêu chuẩn thứ 5, về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục nhận được sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ nhà giáo.
Theo tiêu chí số 14, thuộc tiêu chuẩn này, yêu cầu về việc giáo viên phải sử dụng được ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc. hoặc tiếng dân tộc, chia làm ba mức.
Mức đạt là giáo viên có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản.
Mức khá là giáo viên có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục.
Mức tốt là giáo viên có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục.
Khó thực hiện ngay
Theo thầy thầy Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phúc Lợi, Hà Nội, để thực hiện yêu cầu này, nhà trường vận động thầy cô tham gia học và thi lấy chứng chỉ đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.
Tuy nhiên, thầy Xuân cho rằng việc vận dụng năng lực ngoại ngữ vào giảng dạy còn nhiều hạn chế. Giáo viên hiện giảng dạy bằng tiếng Việt, vận dụng tiếng Anh vào bài giảng là rất ít.
Việc giao tiếp với người nước ngoài trong điều kiện xã hội Việt Nam không nhiều nên khi học xong thì các thầy cô bị quên ngoại ngữ đi nhiều, trong khi để giảng bài bằng ngoại ngữ đòi hỏi giáo viên phải vừa xuất sắc về năng lực chuyên môn, vừa xuất sắc về ngoại ngữ.
Cũng theo ông Xuân, ngay cả khi giáo viên có thể giảng dạy bằng tiếng Anh thì học sinh cũng khó có khả năng tiếp thu được.
“Trường cũng có một vài thầy cô từng tham gia giảng dạy môn học của mình bằng ngoại ngữ nhưng việc tiếp thu của học sinh rất hạn chế. Để giúp học sinh hiểu bài, giảng bằng tiếng mẹ đẻ đã khó, chưa nói đến tiếng nước ngoài. Nếu trình độ ngoại ngữ của học sinh kém thì giáo viên chỉ giảng cho chính mình nghe,” ông Xuân nói.
Là một giáo viên, đối tượng chịu tác động trực tiếp của thông tư, cô Vũ Thị Ngọc Thúy (Long Biên, Hà Nội), cho rằng trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong dạy học là cần thiết. Bản thân cô cũng đã tham gia lớp học để thi đạt chứng chỉ ngoại ngữ. Việc học đã mang lại lợi ích thiết thực trong giảng dạy như việc giáo viên có thể tìm hiểu thêm tài liệu nước ngoài để giúp bài giảng sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn.
Tuy nhiên, cô Thúy cho rằng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo hơi cao so với giáo viên không dạy ngoại ngữ. “Để đạt tiêu chuẩn như vậy là rất khó khăn vì nhiều giáo viên trước đây không được học ngoại ngữ hoặc học nhưng sau thời gian dài không sử dụng đã rơi rụng đi nhiều. Tôi cho rằng các trường sư phạm phải đặc biệt tập trung đào tạo về ngoại ngữ, như yêu cầu cụ thể về chuẩn đầu ra,” cô Thúy nói.
Yêu cầu đạt chuẩn ngoại ngữ ngay từ khi đào tạo ở trường sư phạm cũng là quan điểm của bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13. Theo bà An, yêu cầu về năng lực ngoại ngữ với giáo viên là cần thiết trong quá trình hội nhập.
“Việc bộ chú ý đến chất lượng giáo viên rất đúng, yếu tố cơ bản trong quá trình cài cách toàn diện nhưng phải bắt đầu tư khi họ còn là sinh viên, bắt đầu từ trường sư phạm,” bà An nói.
Cũng theo bà An, tuy ngoại ngữ là yêu cầu cần thiết trong quá trình hội nhập nhưng không phải tiêu chí quyết định với tất cả các lĩnh vực, tiêu chí quyết định trước tiên phải là giỏi chuyên môn. Ví dụ, với giáo viên ngoại ngữ thì yêu cầu này của Bộ là rất cần, nhưng với giáo viên môn địa lý thì chỉ để tham khảo tài liệu.
“Việc giảng dạy bằng ngoại ngữ cần sự đồng bộ về năng lực của giáo viên và học sinh, nên cần có lộ trình. Nếu áp dụng ngay lập thức thì chưa phù hợp và việc thực hiện cứng nhắc dễ nảy sinh các vấn đề khác vì nhiều giáo viên sẽ không đạt tiêu chí này,” bà An nói.
Theo Phạm Mai (Vietnam+)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Công nghệ sinh học làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp thế giới
- ·Phần mềm Samsung đang ‘sao chép’ iPhone thế nào?
- ·MobiFone và Ericsson ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đổi mới sáng tạo 5G
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Chuyển đổi số toàn diện
- ·Gen Z 'đổ xô' tham gia chương trình Back to School của Saymee
- ·Tối nay, người Việt có thể ngắm siêu trăng lớn nhất năm 2024
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Lan tỏa thông điệp, nhận thức về chuyển đổi số tại Cà Mau
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Khai mạc ngày hội khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tỉnh Cao Bằng lần thứ nhất
- ·Người Việt tìm kiếm gì trên mạng 3 tháng qua?
- ·AI Trung Quốc phát hiện gần 162.000 virus RNA mới với tốc độ kỷ lục
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Cách lên xu hướng TikTok
- ·Tối nay, người Việt có thể ngắm siêu trăng lớn nhất năm 2024
- ·Gói cước dài kỳ với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho trải nghiệm giải trí cực mê
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Cách quay video TikTok chất lượng