会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq cúp c2 châu âu】Bài 2: Nên chuyển hướng hỗ trợ từ chiều rộng sang chiều sâu!

【kq cúp c2 châu âu】Bài 2: Nên chuyển hướng hỗ trợ từ chiều rộng sang chiều sâu

时间:2024-12-23 17:08:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:970次
Bài 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn "khát" vốn
Bài 2: Nên chuyển hướng hỗ trợ từ chiều rộng sang chiều sâu
Hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ảnh: TL

PV:Xin ông cho biết một số đánh giá về bối cảnh chung và những khó khăn chính mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt?

Ông Nguyễn Văn Thân: Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 113,6 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Bình quân một tháng có 19 nghìn DN gia nhập thị trường, giảm 2,9% (so với cùng kỳ năm trước).

Mặt khác, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 6 tháng qua là 100 nghìn DN, tức bình quân một tháng có 16,7 nghìn DN rút lui khỏi thị trường, tăng 18,2%.

Nhìn vào các con số trên có thể thấy, mặc dù có nhiều DN ngừng hoạt động, nhưng số lượng DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động vẫn nhiều hơn. Điều này cho thấy trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới, vẫn có nhiều DN gia nhập thị trường. Các DNNVV có tính linh hoạt rất cao, khi khó khăn họ có thể rút ra và khi thuận lợi họ lại trở lại, đó cũng là điều bình thường.

Nên chuyển hướng hỗ trợ từ chiều rộng sang chiều sâu
Ông Nguyễn Văn Thân

Tuy nhiên theo khảo sát cuối tháng 6 của Tổng cục Thống kê, chỉ có khoảng từ 18,5 - 28,9% DN đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, chế biến chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II tốt hơn quý I; 36,2 - 43,2% đánh giá tình hình ổn định và 27,4 - 36,2% đánh giá tình hình sụt giảm. Điều này cũng thể hiện rõ các yếu tố khó khăn đối với DN, nhất là DNNVV, do tiêu thụ trong nước và đơn hàng xuất khẩu đều giảm mạnh.

PV:Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ vốn cho DN nói chung và DNNVV nói riêng, trong đó có nhiều đợt giảm lãi suất. Theo ông những yếu tố đó đã đáp ứng được kỳ vọng hay chưa?

Ông Nguyễn Văn Thân:Hiện nay, cũng có DN cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay tín dụng. Tuy nhiên, thực trạng các ngân hàng cũng đang dồi dào vốn, sẵn sàng cho vay. Nhưng nếu thị trường đầu ra của DN khó khăn, buộc phải giảm hoạt động thì họ cũng không vay.

Bên cạnh đó, có không ít DN xuất khẩu cũng đề nghị giảm lãi suất vay đối với USD để tăng tính cạnh tranh quốc tế, nhằm trụ vững trước khi thị trường có dấu hiệu phục hồi vào quý III/2023.

Thực chất, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của ngành Ngân hàng, đặc biệt là NHNN đã giảm lãi suất điều hành tới 4 lần với mức giảm từ 0,5%/năm - 2%/năm, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và DN tiếp cận chi phí vốn hợp lý.

Cần có chương trình hỗ trợ nâng tầm doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Thân cho biết, Chính phủ cũng nên có một chương trình nâng tầm doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần được đào tạo thêm về năng lực quản trị, năng lực lãnh đạo, năng lực tài chính… để tăng thêm tín nhiệm của bản thân từ đó sẽ dễ tiếp cận vốn vay hơn.

Tuy nhiên, theo chúng tôi đánh giá thì ngoài những tác động khách quan từ thị trường, các chính sách của Nhà nước vẫn chưa phát huy được tính đồng bộ. Do vậy, để tăng khả năng hấp thụ vốn của DN thì chính sách giảm lãi suất chỉ là một trong các giải pháp, các giải pháp khác cũng cần được tiếp tục triển khai.

PV:Vậy theo ông đâu là những giải pháp hợp lý để kết nối tốt hơn dòng vốn tín dụng cho DNNVV trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Thân:Về chiến lược lâu dài, Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhận thấy: Chính phủ cần hỗ trợ, nâng tầm DNNVV thông qua nhiều giải pháp như sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ DNNVV, theo hướng từng bước chuyển hướng các chính sách hỗ trợ DN từ chiều rộng, dàn trải sang chiều sâu. Việc này sẽ góp phần tạo điều kiện cho DN cơ cấu lại năng lực sản xuất nhằm phát triển ổn định, lâu dài. Trong đó, có việc hỗ trợ các DNNVV tham gia vào 30% các dự án đầu tư công.

Một yếu tố nữa cần quan tâm là quyết liệt cải cách thủ tục hành chính. Phía ngân hàng cũng vậy, họ cũng nên cải cách thủ tục, điều kiện, quy trình cho vay. Trường hợp các ngân hàng không thể hạ tiêu chuẩn do vướng quy định pháp luật hay tiêu chuẩn Basel quốc tế, tôi cho rằng các bên cũng cần phải có giải pháp để tăng cường bảo lãnh tín chấp, nâng cao năng lực doanh nghiệp.

Do đó, việc này cần có sự vào cuộc của nhiều bên, chẳng hạn như, chính quyền địa phương cũng vào cuộc và kết hợp với ngân hàng. Chính quyền hiểu được rõ doanh nghiệp thuộc địa phương mình, có thể biết doanh nghiệp nào thực sự hoạt động tốt. Họ có thể chia sẻ thông tin với ngân hàng cho họ biết những doanh nghiệp nào tốt có khả năng trả nợ nhưng thiếu tài sản thế chấp, qua đó có giải pháp cho vay hợp lý.

Tôi cho rằng, các bên cùng tham gia và có thêm các công cụ tín chấp cho doanh nghiệp vay vốn cũng có thể mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta vẫn nên tiếp tục mở rộng các gói chính sách tài khóa để đa dạng nguồn vốn cho doanh nghiệp.

PV:Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Long An: Các khu công nghiệp đang hoạt động giải quyết việc làm cho gần 200.000 lao động
  • Việt Nam kiên trì chống chọi với khó khăn
  • Cả nước còn 3.300 căn hộ 'tồn kho', chưa có giao dịch sau quý I/2021
  • TP.Dĩ An: Tăng cường kiểm tra, bảo đảm chất lượng môi trường
  • Thỏa đam mê, tăng thu nhập với cửa hàng hoa
  • Cựu Giáo sư Đại học Havard nêu 3 điểm tựa giúp Việt Nam tăng trưởng hậu Covid
  • Khả năng tiếp tục kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu
  • Thanh Hóa duyệt chủ trương đầu tư dự án khu dân cư gần 388 tỷ tại thị trấn Bến Sung
推荐内容
  • Sốc với 'người thứ 3' nói về ghen tuông
  • Dự án 500 căn nhà không phép tại Đồng Nai: Chủ đầu tư đã khắc phục ra sao?
  • Lãi suất huy động mức cao nhất lên tới hơn 8%/năm
  • Đề nghị rà soát, bổ sung giáo viên
  • Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Neo ở mức cao nhất trong lịch sử
  • Quảng Nam cách ly toàn bộ thành phố Hội An