【ket qua laliga hom nay】Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại rò rỉ dữ liệu qua đám mây
Chính phủ Mỹ đang tiến hành điều tra với 3 nhà mạng hàng đầu Trung Quốc vì những lo ngại rò rỉ dữ liệu thông qua dịch vụ đám mây do các công ty này cung cấp.
TheỹđiềutranhàmạnglớnnhấtTrungQuốcvìlongạiròrỉdữliệuquađámmâket qua laliga hom nayo Reuters, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại dữ liệu người dân và doanh nghiệp Mỹ có thể bị khai thác thông qua dịch vụ Internet và đám mây do các công ty này cung cấp.
Ba nhà mạng bị điều tra gồm China Mobile, China Telecom, China Unicom. Dù bị cấm cung cấp dịch vụ điện thoại và internet ở Mỹ, nhưng bà công ty vẫn có sự hiện diện nhỏ ở nước này, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ đám mây hay định tuyến lưu lượng truy cập Internet.
Đây là lần đầu tiên có báo cáo về cuộc điều tra Bộ Thương mại Mỹ đối với 3 nhà mạng Trung Quốc. Theo các nguồn tin giấu tin, Bộ Thương mại Mỹ đã hoàn thành “các phân tích rủi ro” đối với China Mobile và China Telecom. Tuy nhiên, cuộc điều tra với China Unicom hiện chưa đạt được tiển triển.
Cuộc điều tra là nỗ lực mới nhất của Washington, như một phần của cuộc chiến công nghệ ngày càng sâu sắc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Động thái cho thấy chính quyền Mỹ đang cố gắng bịt mọi con đường nhắm vào dữ liệu người dùng nước này.
Các nguồn tin cho hay, cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra quyết định về cách giải quyết mối "nguy cơ tiềm ẩn". Tuy nhiên, với quyền điều tra các dịch vụ internet được các công ty từ các quốc gia "đối thủ nước ngoài" bán vào Mỹ, các cơ quan quản lý có thể chặn các giao dịch cho phép doanh nghiệp nước ngoài vận hành trung tâm dữ liệu và định tuyến dữ liệu cho các nhà cung cấp internet
Các công ty Trung Quốc và luật sư của họ có trụ sở tại Mỹ, cũng như Bộ Tư pháp và Bộ Thương mại Mỹ đều từ chối bình luận.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết họ hy vọng Mỹ sẽ “ngưng đàn áp các công ty Trung Quốc bằng những lý do sai trái”, đồng thời cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty nước này.
Reuterskhông phát hiện bằng chứng nào cho thấy các nhà mạng trên cố tình cung cấp dữ liệu nhạy cảm của Mỹ cho chính phủ Trung Quốc hoặc thực hiện bất kỳ hành vi sai trái nào khác.
Định tuyến qua Trung Quốc
China Telecom, China Mobile và China Unicom từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Washington. Uỷ ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã từ chối đơn đăng ký cung cấp dịch vụ điện thoại của China Mobile vào năm 2019 và thu hồi giấy phép của China Telecom và China Unicom trong lĩnh vực tương tự vào năm 2021 và 2022.
Tháng 4 vừa qua, FCC đã đi xa hơn và cấm các công ty này cung cấp dịch vụ băng thông rộng.
Một yếu tố dẫn đến quyết định của FCC là báo cáo năm 2020 từ các cơ quan chính phủ khác của Mỹ khuyến nghị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại của China Telecom, sau khi trích dẫn ít nhất 9 trường hợp China Telecom định tuyến sai lưu lượng truy cập Internet qua Trung Quốc, khiến lưu lượng có thể bị chặn, thao túng hoặc không thể truy cập đích đến dự định.
China Telecom bác bỏ mọi cáo buộc và nói với các cơ quan Mỹ rằng các vấn đề về định tuyến là "phổ biến và xảy ra trên tất cả các mạng".
Phạm vi tiếp cận của các công ty viễn thông Trung Quốc đã mở rộng sâu bên trong cơ sở hạ tầng internet của Mỹ.
Thông tin trên trang chủ của China Telecom cho thấy công ty có 8 Điểm hiện diện của Mỹ (PoP) đặt tại các điểm trao đổi internet, cho phép các mạng quy mô lớn kết nối với nhau và chia sẻ thông tin định tuyến.
Theo FCC, có “những rủi ro nghiêm trọng về an ninh quốc gia và thực thi pháp luật”do PoP gây ra khi được điều hành bởi các công ty tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia.
Bill Woodcock, Giám đốc điều hành của Packet Clearing House, tổ chức hiệp ước liên chính phủ chịu trách nhiệm bảo mật cơ sở hạ tầng internet quan trọng, cho biết, lưu lượng truy cập đi qua các điểm này sẽ dễ bị phân tích siêu dữ liệu, từ đó có thể nắm bắt thông tin chính về nguồn gốc, đích đến của dữ liệu, cũng như quy mô và thời gian gói dữ liệt. Chúng cũng có thể cho phép kiểm tra sâu gói dữ liệu, trong đó các bên có thể xem qua nội dung và thậm chí giải mã tệp tin.
Các cơ quan quản lý lo ngại rằng các công ty có thể truy cập thông tin cá nhân và tài sản trí tuệ được lưu trữ trên đám mây và cung cấp thông tin đó cho chính phủ Trung Quốc hoặc làm gián đoạn quyền truy cập của người Mỹ vào thông tin đó.
Hoa Vũ(Nguồn: Reuters)(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trận Việt Nam
- ·Party chief stresses importance of VN
- ·Hà Tĩnh voters seek more policy support
- ·AIPA: VN proposes building AEC with equal development
- ·Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giao hữu với đội bóng hàng đầu châu Âu
- ·VN concerned over DPRK missile
- ·VN, Japan archive agencies sign MoC
- ·PM wants Brazil to invest more in VN
- ·Đặc sản Hà Nội ấm lòng du khách 'xua tan' cái lạnh buốt giá
- ·Party chief stresses importance of VN
- ·Vừa ăn vừa lái xe, du khách đối mặt án phạt 'cháy túi'
- ·Laos PM starts official visit to Việt Nam
- ·VNA, PRD agree to boost news exchange co
- ·VN bolsters overland regional trade
- ·Quảng Bình: Xôn xao vụ đoàn du khách ăn hải sản rồi rời đi khi chưa trả tiền
- ·VN, S Africa seek expanded ties
- ·No halt on visa issuance for Vietnamese: German embassy
- ·Corruption report exposes bribery
- ·Doanh nghiệp du lịch kiệt quệ, đồng loạt rời bỏ thị trường
- ·Legal aid to rise