【trận đấu wolves gặp brighton】Khai thác hiệu quả thu ngân sách nhà nước từ nhiều nguồn lực
(Tiếp theo kỳ trước)
*NGUYỄN HỒNG TRÀ,ệuquảthungacircnsaacutechnhagravenướctừnhiềunguồnlựtrận đấu wolves gặp brighton Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
BPO - Thời gian qua, việc khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Nguồn thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, bổ sung nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách của tỉnh đến nay vẫn thiếu tính bền vững, có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn thu từ đất đai; một số nguồn thu còn chưa đưa vào quản lý, khai thác đúng, đủ và còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế; việc phân bổ và sử dụng ngân sách có lúc còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn…
Cải thiện môi trường đầu tư
Khai thác nguồn thu NSNN trong thời gian tới hợp lý, đúng quy định pháp luật, trên cơ sở khoa học, bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách, tạo động lực thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương… phấn đấu tổng thu NSNN trên địa bàn đến năm 2025 đạt 19.351 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trong đó, thu nội địa không bao gồm tiền sử dụng đất: 9.950 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 6.900 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 1.150 tỷ đồng, thu từ hải quan 1.350 tỷ đồng. Do đó, đảng bộ các cấp phải tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, định hướng, giải pháp về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, nhất là các dự án tiềm năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.
Đảng bộ các cấp lãnh đạo chính quyền cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng các quy định về thuế để gây phiền hà đến doanh nghiệp, người dân, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 thành lập mới 6.000 doanh nghiệp và 150 hợp tác xã; tạo nguồn lực quan trọng đảm bảo tính ổn định, bền vững nguồn thu ngân sách. Đồng thời có các giải pháp tạo quỹ đất sạch để mời gọi các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, có uy tín tham gia vào những dự án chiến lược, góp phần gia tăng đóng góp ngân sách địa phương…
Duy trì các kênh thông tin, giữ mối liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư nhằm nắm bắt và đề xuất giải quyết kịp thời vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường giám sát, cập nhật tiến độ thực hiện các dự án, những dự án đầu tư chậm, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực đất đai, cơ sở hạ tầng, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh các biện pháp quản lý hiệu quả hơn, xây dựng nguồn thu ngân sách ổn định. Thường xuyên rà soát, đánh giá lại các nguồn thu nhằm xác định rõ những nguồn thu không ổn định, nguồn thu chưa khai thác hết, còn thất thu; hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới. Tăng cường biện pháp chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và gian lận giá; tập trung thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước.
Trước hết, đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần thống nhất quan điểm, chuyển cách tiếp cận về đất đai, tài nguyên thiên nhiên; phải đề xuất cho tỉnh được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính này; phải thực hiện quản lý thống nhất nguồn lực từ đất đai, tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở một khung pháp lý thống nhất có tính nguyên tắc từ đánh giá, xác định nguồn lực cho đến công cụ, phương thức, tổ chức khai thác và phân bổ, sử dụng nguồn lực khai thác được cho phát triển KT-XH và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân…
Đồng thời, phát huy tối đa lợi thế so sánh giữa các địa phương có tài nguyên gắn với liên kết vùng kinh tế nhằm hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, tối ưu hóa việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên cho phát triển KT-XH của địa phương, của tỉnh. Khi lập quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên cần đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ, nghiêm túc và xác định rõ chi phí môi trường mà xã hội, người dân nơi có tài nguyên phải gánh chịu khi thực hiện khai thác.
Phát huy vai trò của nguồn lực ngân sách
Trong thời gian tới, đảng bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục phát huy tốt nhất vai trò quan trọng của nguồn lực ngân sách trong phát triển KT-XH của tỉnh và thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Các đảng bộ trực thuộc triển khai chỉ đạo UBND cùng cấp ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch khai thác nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 phù hợp chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương, đơn vị.
UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát; tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên và nhân dân đối với các chủ trương khai thác nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Thực hiện tốt chính sách khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tại các địa phương gồm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến sử dụng đất; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Quản lý chặt và phát triển nguồn lực tài chính từ tài nguyên. Những năm qua, tuy đã tận dụng tối ưu nguồn nhân lực dồi dào song vẫn còn hạn chế về chất lượng, trình độ khoa học và công nghệ còn ở mức thấp, dẫn tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn nhiều khó khăn và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các địa phương khác trong khu vực như Bình Dương, Đồng Nai… thì việc chú trọng, nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên không chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tạo nguồn vốn để phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế mà nguồn thu từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng và đóng góp một phần khá lớn trong tổng thu NSNN.
Tập trung quản lý và phát triển thật tốt nguồn lực tài chính từ tài sản kết cấu hạ tầng, hiện Tỉnh ủy đã cho chủ trương cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để thực hiện dự án đầu tư, quản lý, vận hành công trình kết cấu hạ tầng; chuyển đổi phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý tự tổ chức khai thác sang hình thức chuyển nhượng quyền thu phí, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tổ chức, đơn vị, cá nhân có quyền khai thác, đồng thời chịu trách nhiệm bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hợp đồng ký kết và quy định pháp luật, đây là nền tảng vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh để tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, bền vững.
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chính sách mới ưu tiên, khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đã được ban hành, chú ý những chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển tại địa phương vùng sâu, xa, biên giới. Các chính sách phải tập trung vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Bên cạnh chiến lược ưu tiên dành vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, Tỉnh ủy cũng chú trọng ưu tiên thu hút vốn FDI và vốn tư nhân thông qua các hình thức BOT, BTO, BT, PPP. Bên cạnh đó, UBND tỉnh và UBND các địa phương cũng quan tâm đến chính sách khai thác kết cấu hạ tầng giao thông nhằm có nguồn vốn để đầu tư quay trở lại cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. |
Từng bước hoàn thiện chính sách, cơ chế pháp luật về đất đai, để ổn định đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; xóa bỏ sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc tiếp cận đất đai; chính sách thu, chi NSNN về đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế phí về đất; chi bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng) được xây dựng theo chính sách giá thị trường và có tính đến yếu tố cân đối NSNN. Xây dựng kế hoạch phân bổ quỹ đất phù hợp đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh, đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảm bảo giữ vững duy trì quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng quỹ đất dành cho công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế - dịch vụ, tập trung ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đô thị hóa.
Rà soát lại nguồn đất đai chưa được khai thác và phát huy đưa vào sử dụng để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Vì nhiều diện tích đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư nhưng tiến độ đầu tư chậm, còn để hoang phí đất đai, gây bức xúc trong xã hội. Khắc phục tình trạng có địa phương chưa thực hiện được cơ chế tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu cho NSNN; có chế tài nghiêm minh đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai để tránh tình trạng nợ đọng nghĩa vụ tài chính đất đai kéo dài. Ngăn chặn kịp thời việc đầu tư ảo trong thị trường bất động sản giao dịch “ngầm” có tác động không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô của tỉnh.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về chính sách quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, rừng và các loại tài nguyên khác để tăng nguồn thu NSNN. Khắc phục khó khăn, thách thức được coi là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển và khả năng thu hút được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và chính sách kêu gọi khu vực tư nhân (kể cả nước ngoài) để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; đồng thời chú ý tới việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển chính tài sản kết cấu hạ tầng giao thông.
(责任编辑:La liga)
- ·Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm việc tại Lào
- ·Nghiên cứu thông tin phản ánh về thuế đối với doanh nghiệp
- ·Hướng dẫn để người dùng có thông tin đúng, đủ trên ứng dụng PC
- ·Baker Hughes và GE Oil & Gas hoàn thành sáp nhập
- ·Có một hôn nhân đắm say không dục vọng
- ·Tên cướp bất ngờ bị chó tấn công khi đang giật túi xách
- ·Người dùng iPhone 13 không cần phải mua ốp lưng
- ·Tỷ phú Elon Musk đang đặt cược tham vọng vào Starbase
- ·Cải cách hành chính lấy mức độ hài lòng của người dân làm thước đo
- ·Sân bay Long Thành vào tầm ngắm của doanh nghiệp tại Anh
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa tiếp và chào xã giao Đoàn công tác của Công ty TNHH S’tem
- ·OCB dành hơn 40.000 phần quà tri ân khách hàng
- ·Công an tiếp tục kiểm tra Công ty cung ứng thiết bị y tế cho BV Hoà Bình
- ·Công nghệ in 3D sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành điện gió
- ·Vĩnh Hưng họp mặt giữa các huyện, thị xã, thành phố kết nghĩa
- ·Web thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ nhận đầu tư 2,5 tỷ USD
- ·Doanh nghiệp nội chi 250 tỉ đồng cho nhà máy kim chi
- ·Bức ảnh giá nửa tỷ USD thực chất chỉ là trò lừa đảo
- ·Nhớ mùa phượng xưa
- ·iPhone xách tay ‘chết’ nhanh hơn tại Việt Nam vì Covid