【junior barranquilla vs】Người lãnh đạo tài năng của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội
Đồng chí là chiến sĩ cộng sản kiên trung,ườilãnhđạotàinăngcủaXứủyBắcKỳvàThànhủyHàNocirc̣junior barranquilla vs cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí được phân công giữ các chức vụ: Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Liên tỉnh B (gồm các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An); trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng.
Tháng 6-1929, đồng chí bị mật thám Pháp bắt, sau đó bị đưa ra xử tại phiên tòa Đại hình ở tỉnh Kiến An, (nay thuộc TP. Hải Phòng) cùng một số đồng chí khác. Tòa án thực dân đã kết án đồng chí Lương Khánh Thiện mức án khổ sai chung thân, đưa đi đày biệt xứ.
Năm 1932, Lương Khánh Thiện bị đày ra Côn Đảo. Dù bị đòn roi tra tấn dã man của cai ngục, nhà tù đế quốc ngày đêm hành hạ, đồng chí Lương Khánh Thiện vẫn tỏ rõ khí tiết kiên trung, một lòng với Đảng. Với khẩu hiệu: “Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, đồng chí tích cực học tập lý luận và tham gia đấu tranh bảo vệ tù chính trị. Đồng chí là một trong những người đứng ra vận động thành lập chi bộ Đảng bí mật trong nhà tù, được anh em tín nhiệm bầu làm đại diện trong các cuộc đấu tranh phản đối quản ngục đánh đập, hành hạ tù nhân, đòi cải thiện chế độ nhà tù.
Tháng 6-1936, với việc Mặt trận nhân dân Pháp thắng thế lên cầm quyền ở Pháp, gây sức ép buộc giới cầm quyền phải thực thi và mở rộng quyền tự do dân chủ ở trong nước và ở các thuộc địa; đồng thời với sức ép của Mặt trận nhân dân Pháp, phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta cũng dâng cao, buộc chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương phải trả lại tự do cho nhiều tù chính trị, trong đó có đồng chí Lương Khánh Thiện.
Sau khi ra tù, đồng chí Lương Khánh Thiện không về quê, mà lên Hà Nội làm việc. Dưới danh nghĩa mở Tiệm giặt là Mai Hải ở phố Hàng Khoai, thực chất là thiết lập địa điểm liên lạc, móc nối đón các đồng chí cựu tù chính trị mới được ân xá (trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Cừ, sau này là Tổng Bí thư của Đảng), để dần dần gây dựng, tái lập tổ chức Đảng ở Hà Nội.
Cuối năm 1936, tại một địa điểm ở gần sân bay Gia Lâm, đồng chí Lương Khánh Thiện đã cùng với các đồng chí: Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Hoàng Quốc Việt, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Minh... bí mật thành lập “Ủy ban sáng kiến”, với nhiệm vụ là khôi phục cơ sở cách mạng, củng cố tổ chức Đảng ở miền Bắc và bắt mối liên hệ với các đồng chí quen biết cũ ở các nhà tù về, quy tụ nhau lại tiếp tục hoạt động. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban sáng kiến, các tổ chức Đảng lần lượt được thành lập lại ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... Công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh, làm cho số lượng đảng viên tăng lên, lực lượng của Đảng ngày càng được mở rộng.
Trên cơ sở phát triển của các cơ sở, tổ chức Đảng, yêu cầu lập lại Xứ uỷ Bắc kỳ để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh trở nên cấp thiết. Tháng 3 -1937, Hội nghị thành lập Xứ uỷ Bắc Kỳ lâm thời được tiến hành. Tham gia Hội nghị này, cùng với Lương Khánh Thiện có các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Tú Hưu (tức Hoàng Văn Nọn), Nguyễn Văn Minh, Lương Khánh Thiện, Đặng Xuân Khu, Tô Hiệu, Hoàng Quốc Việt, Đinh Xuân Nhạ, Trần Quý Kiên, Trần Cung, Đinh Văn Di và một số đồng chí khác. Hội nghị đã cử đồng chí Lương Khánh Thiện làm Bí thư Xứ uỷ lâm thời Bắc kỳ, kiêm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tuy thời gian đảm nhiệm trọng trách này không dài, nhưng đồng chí Lương Khánh Thiện đã có những đóng góp quan trọng vào việc khôi phục lại các tổ chức, cơ sở cách mạng và hoạt động của Đảng ở Bắc kỳ và Hà Nội, góp phần tạo nên Cao trào đấu tranh dân chủ trong những năm 1936 - 1939 trên phạm vi cả nước.
Quán triệt chủ trương của Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội nhanh chóng chỉ đạo tăng cường công tác vận động quần chúng, tổ chức, xây dựng, thành lập các tổ chức cách mạng trên những hình thức mới, như: Hội tương tế, Hội hữu ái; hoạt động bí mật, bán công khai và công khai; chuyển khẩu hiệu đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, thành khẩu hiệu đấu tranh đòi cải cách dân chủ, dân sinh, thông qua đó để tập hợp quần chúng, hướng quần chúng theo mục tiêu của Đảng.
Bằng tất cả trí tuệ và nhiệt huyết cách mạng, đồng chí Lương Khánh Thiện đã có đóng góp quan trọng cho phong trào cách mạngở Bắc Kỳ, đặc biệt là phong trào cách mạng ở Hà Nội, góp phần tạo ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời hướng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tới thống nhất, chặt chẽ cả về chủ trương và tổ chức thực hiện.
Trong thời gian này, nhiều cuộc biểu tình quần chúng với quy mô lớn, gây được sự chú ý rộng rãi của dư luận đã được tổ chức; thực chất đây là những cuộc biểu dương sức mạnh của quần chúng, là những cuộc đấu tranh đầu tiên của cao trào đòi tự do dân chủ trong cả nước, thời kỳ 1936-1939.
Trên mặt trận đấu tranh báo chí, ngôn luận, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Lương Khánh Thiện, Nguyễn Văn Cừ, và Đặng Xuân Khu, ở Hà Nội đã xuất bản công khai một số tờ báo bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, có nhiều bài viết tuyên truyền, vận động quần chúng hướng theo cách mạng, tạo thành một phong trào hoạt động rất sôi nổi, làm cho vị thế, uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong quần chúng tăng lên.
Trong công tác vận động công nhân, đồng chí Lương Khánh Thiện và tập thể Xứ ủy Bắc kỳ,đã chỉ đạo thành lập các tổ chức:Hội ái hữu thợ máy, thợ in, thợ may, thợ giày và nhiều hình thức biến tướng khác ở Hà Nội và các địa phương lân cận. Để đào tạo cán bộ cho công nhân, cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Đào Duy Kỳ..., đồng chí Lương Khánh Thiện tham gia tổ chức và mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ công vận. Nhiều cuộc đấu tranh có tổ chức và quy mô đã diễn ra. Điển hình, ngày 14-5-1938, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lương Khánh Thiện đã tổ chức đấu tranh đòi tăng 25-30% lương, giảm giờ làm. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, nhiều công nhân được kết nạp vào Đảng, dẫn đến sự ra đời của các chi bộ cộng sản trong một số nhà máy, xí nghiệp, hoặc ở những nơi có nhiều công nhân làm việc. Thời gian này ở Hà Nội đã thành lập được 26 tổ chức ái hữu thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, thu hút hàng ngàn người tham gia.
Cùng với việc chỉ đạo xây dựng cơ sở, tổ chức cách mạng trong công nhân, trên cương vị Thường vụ Xứ ủy kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lương Khánh Thiện đã chỉ đạo xây dựng cơ sở cách mạng và thành lập được một số chi bộ Đảng trên địa bàn phụ cận ngoại thành Hà Nội, như Từ Liêm, La Cả, Đại Mỗ (thuộc huyện Hoài Đức, Hà Đông; nay là Hà Nội).Trên cơ sở đó, đồng chí chỉ đạo thành lập các Hội quần chúng với các tên gọi: Hội cấy, hội cày, hội hiếu, hội hỷ, hội văn nghệ, thể thao, đọc sách…, với nhiều hình thức hoạt động, để lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia.
Bước sang đầu năm 1939, chủ nghĩa phát xít nổi lên hoành hành ở châu Âu, nguy cơ chiến tranh thế giới sắp nổ ra. Lúc này, Mặt trận Bình dân Pháp bị vỡ, các phần tử phản động thân phát xít lên nắm quyền, thực thi chính sách đàn áp, khủng bố đối với các lực lượng dân chủ, tiến bộ, nhất là đàn áp, bắt bớ những đảng viên cộng sản. Ở Đông Dương, chính quyền thực dân cũng nhanh chóng thay đổi thái độ đối với Đảng cộng sản. Đặc biệt từ sau ngày 28-3-1939, khi Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thực hiện Sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản của Tổng thống Pháp, chính quyền thực dân phản động ở thuộc địa tăng cường đánh phá, bắt bớ các tổ chức chính trị, điên cuồng chống phá Đảng Cộng sản.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ (9-1939), thực dân Pháp ở Đông Dương thực sự trở mặt, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng. Chính quyền thực dân đã tiến hành đối chiếu đồng loạt danh sách tù chính trị được ân xá (trong những năm 1936-1937), và những đảng viên, quần chúng hoạt động thời kỳ công khai; mở các chiến dịch truy bắt những người yêu nước ở khắp các thành thị, thôn quê, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Nam Định, Huế...Mặc dù thời gian sau đó, đồng chí Lương Khánh Thiện không còn làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, để đi nhận công tác khác do Đảng phân công. Tuy nhiên, mật thám, chỉ điểm của Pháp vẫn theo dõi đồng chí từng bước, chúng rình rập quyết bắt cho được nhân vật cộng sản quan trọng, rất có uy tín và tài năng.
Tháng 1năm 1941, sau nhiều lần mật phục, mật thám Pháp đã tổ chức vây bắt đồng chí Lương Khánh Thiện tại Hải Phòng. Dụ dỗ, tra tấn dã man...dùng đủ mọi thủ đoạn hòng khai thác thông tin bí mật của Đảng, nhưng không khuất phục được người đảng viên cộng sản kiên trung, toà án của chính quyền thực dân đã kết án tử hình đồng chí Lương Khánh Thiện. Ngày 1-9-1941, địch đã xử bắn đồng chí vào hồi 4 giờ 30 sáng, tại trường bắn Kiến An, Hải Phòng.
Đi vào cõi vĩnh hằng khi mới 38 tuổi, tuy cuộc đời hoạt động cách mạng ngắn ngủi, nhưng rực rỡ hào quang, đồng chí Lương Khánh Thiện đã thể hiện tinh thần kiên trung, bất khuất. Trước mũi súng quân thù, đồng chí tỏ rõ khí tiết hiên ngang, nêu cao tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và tư chất cao đẹp của người cộng sản. Đồng chí mãi là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam.
PGS,TS TRẦN MINH TRƯỞNG, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(Nguồn Quân đội nhân dân)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mẹ bỏng nặng cha muốn con nghỉ học ở nhà đi làm
- ·Tài chính di động: Cơ hội phát triển hạ tầng tài chính
- ·Gặp “sao tháng giêng”
- ·Phát hiện kho chứa 23.412 chai, lon bia, sữa không có hóa đơn chứng từ
- ·Niềm động viên lớn đến với đồng bào miền Trung
- ·Gần 680 học viên cao học, nghiên cứu sinh trúng tuyển Trường đại học Sư phạm
- ·Tạo điều kiện để sinh viên ở lại Huế đón tết
- ·Nhiều điểm mới thuận lợi cho thí sinh dự thi năng khiếu
- ·Tìm người thân
- ·Thận trọng với tăng trưởng tín dụng
- ·Không chi tiền cấp dưỡng mà lại muốn đón con về chơi
- ·Cô sinh viên y khoa xinh đẹp, giỏi thể thao
- ·Học sinh trải nghiệm tại ngày hội tuyển dụng của sinh viên
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo đối đầu với Trung Quốc
- ·Hơn 17 triệu đồng gửi tới hai bé mẹ chết, bố mắc bệnh tâm thần
- ·Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái tốt
- ·Giá cà phê hôm nay, ngày 8/1/2024: Giá cà phê trong nước đứng ở mức cao
- ·Cảnh sát biển bắt tàu mua bán, vận chuyển 25.000 lít dầu DO trái phép
- ·Giàu nhờ đa cấp, cô ấy bắt đầu lăng mạ, coi thường chồng
- ·Biên phòng Nghệ An bắt đối tượng vận chuyển 4.000 viên ma túy tổng hợp