【bóng đá bảng xếp hạng】Cần tách riêng đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo
Đó là ý kiến của đại biểu Tôn Ngọc Hạnh,ầntaacutechriecircngđốitượngbảotrợxatildehộirakhỏihộbóng đá bảng xếp hạng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tại phiên thảo luận ở hội trường chiều 30-10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019.
Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, mặc dù đạt kết quả khích lệ, song giảm nghèo của chúng ta chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo vẫn còn cao, sự lạm dụng và ỷ lại chính sách vẫn còn tồn tại, chủ yếu đánh giá nghèo về thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, việc tích hợp chính sách còn chậm, chưa đạt mục tiêu. …
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, cho biết, qua thực tế khảo sát mới nhất hơn 8.000 hộ nghèo ở Bình Phước cho thấy nhu cầu rất đa dạng, một số đề nghị được vay vốn sản xuất, số khác lại có nhu cầu nhà ở, cây, con giống, nhu cầu được học nghề tạo việc làm thoát nghèo, nhu cầu được cấp công cụ, dụng cụ để sinh kế… Cũng có nhóm đối tượng nhu cầu được nhà nước trợ cấp hàng tháng để sinh sống, đó là những người bệnh tật hiểm nghèo, già yếu, mất sức lao động không ai chăm sóc….
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh phát biểu thảo luận tại hội trường Diên Hông chiều 30-10
Từ thực trạng trên, đại biểu Tôn Ngọc Hạnhđề xuất cần tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, tích hợp chính sách hiệu quả cho việc thực hiện giảm nghèo trong năm 2020, đặc biệt tích hợp về nội dung thực hiện và nguồn lực.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnhđề xuất thiết kế chính sách theo nhóm đối tượng, tương ứng với các nhóm này là các giải pháp giảm nghèo phù hợp và hiệu quả. Cụ thể, nhóm đối tượng dân tộc thiểu số, miền núi được thiết kế tương ứng bằng chương trình mục tiêu riêng phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Cần tách riêng đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo, vì đây là nhóm đối tượng rất khó và không thể thoát nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, đối tượng bảo trợ xã hội chiếm 17,86% trên tổng số hộ nghèo cả nước. Nhóm này cần thực hiện chính sách thay thế bằng chính sách an sinh và phúc lợi xã hội do nhà nước bảo hộ. Nhóm người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo hiện nay chiếm khoảng 1,27% trên tổng số hộ nghèo, đa số là những người hưởng chính sách một lần, già yếu, bệnh tật, mất sức lao động… Qua rà soát tại Bình Phước cho thấy đa số họ mong muốn được nhà nước trợ cấp hàng tháng, đủ mức để họ không còn là hộ nghèo về thu nhập. Vì vậy cần được quan tâm bằng một chính sách riêng thay thế.
Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, BHXH cũng được xem là một trong những trụ cột của an sinh xã hội. Tỷ lệ bao phủ đã dần tăng lên, ước năm 2019 bao phủ 32,5% trong tổng số lực lượng lao động. Đối tượng tham gia dần mở rộng nhưng đối tượng hộ nghèo, cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất thấp, tình trạng hưởng BHXH một lần ngày càng gia tăng và có xu hướng tiếp tục sẽ gia tăng. Tình hình liên thông, chia sẻ dữ liệu BHXH giữa các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, đầu tư, tài chính, lao động… còn hạn chế.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh chỉ ra rằng, hiện nay có 610 ngàn doanh nghiệp nộp thuế nhưng BHXH thu chỉ có 327 ngàn doanh nghiệp, còn lại 283 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Về số lao động thực tế giữa cơ quan thuế với cơ quan quản lý về lao động có sự chênh lệch lớn. Tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng tham gia BHXH, thay thế sổ BHXH bằng thẻ BHXH điện tử chưa có phương án cụ thể.
Trước thực trạng đó, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề xuất đưa tỷ lệ bao phủ BHXH vào nghị quyết của Quốc hội về phát triển KTXH năm 2020; tăng mức hỗ trợ đóng BHXH cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo lên 50% đến 55% nhằm góp phần tăng đối tượng tham gia, vì lợi ích an sinh xã hội lâu dài, đặc biệt là nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo càng có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả kép. Đại biểu cũng đề nghị tiến hành tổng kết Nghị quyết 93 của Quốc hội làm cơ sở cho việc điều chỉnh pháp luật đối với việc hưởng chế độ BHXH một lần.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh, nếu quan tâm thực hiện tốt công tác giảm nghèo và tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu bình quân mỗi năm giảm 1-1,5% tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2030 chúng ta có thể hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ là không còn đói nghèo.
Trần Thể
(责任编辑:World Cup)
- ·BCĐ 389 Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc mua bán trang thiết bị y tế điều trị Covid
- ·Khởi tố 20 thanh thiếu niên mang dao phóng lợn, bom xăng đi hỗn chiến
- ·Công an khám xét nhà nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm
- ·Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố ở vụ án thứ 5
- ·Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế
- ·Tạm giữ tài xế ô tô lao vào đoàn người đưa tang khiến 1 người tử vong
- ·Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố ở vụ án thứ 5
- ·Bé gái 5 tuổi tử vong nghi do bạo hành: Tạm giữ hình sự người mẹ
- ·Nhận diện 4 hành vi, thủ đoạn chống phá bầu cử
- ·Mâu thuẫn tiền bạc, gã đàn ông bắt giữ con của bạn
- ·MB ủng hộ 5 tỷ đồng cho Bệnh viện điều trị người bệnh COVID
- ·Khởi tố tài xế xe khách chèn ép xe tải trên cao tốc Nội Bài
- ·Cựu Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến lĩnh 4,5 năm tù
- ·Tặng cho hoặc di chúc sổ tiết kiệm sao cho đúng?
- ·A1 Việt Nam
- ·CSGT có cần chứng minh lỗi vi phạm của tài xế trước khi kiểm tra giấy tờ?
- ·Khởi tố 8 bị can để chậm tiến độ, gây lãng phí tại dự án Bản Mồng
- ·Không nghỉ phép năm, trường hợp nào người lao động được hưởng lương?
- ·Nhanh chóng chuyển đổi để dệt may thích ứng với tình hình tương lai
- ·Ăn chặn tiền từ thiện trong bão lũ sẽ bị phạt thế nào?