Đi gần 30 km,ànhkháchđixebuýtđiệntạiTPHCMGiávétăngđếnđồngvẫnủnghộtỉ số napoli chỉ mất 7.000 đồng
Cuối tuần, thay bằng di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bố con anh Nguyễn Văn Nam (36 tuổi, quê Hậu Giang) quyết định trải nghiệm xe buýt điện để đi từ Quận 1 (TP.HCM) đến trạm cuối là khu dân cư Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) để thăm người thân. Điểm dừng đầu tiên là tại Bến xe buýt Sài Gòn - một trong những trạm trung chuyển lớn nhất thành phố.
Anh Nam chọn một chỗ ngồi cuối cùng, gần cửa sổ để có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Xe bắt đầu lăn bánh, di chuyển êm ái và nhanh chóng hòa mình vào dòng xe cộ.
Điều làm anh Nam ngạc nhiên là xe buýt điện có thể tăng tốc mượt mà mà không gây ra bất kỳ tiếng ồn hay rung lắc nào, khác hẳn với tiếng động cơ ồn ào của xe buýt chạy dầu diesel. Điều này mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn cho hành khách, đối với những người thường xuyên bị say xe, đây thực sự là một điểm cộng lớn.
Một điểm đáng chú ý mà anh Nam cho rằng, các dòng xe buýt khác không có là các tiện ích công nghệ được tích hợp trên xe buýt điện. Xe được trang bị wifi miễn phí, cổng sạc USB và hệ thống thông tin điện tử giúp hành khách dễ dàng theo dõi lộ trình và điểm dừng.
Theo anh Nam, được nhà nước trợ giá nên giá vé tuyến xe buýt D4 chỉ 7.000 đồng/lượt/hành khách; với học sinh, sinh viên là 3.000 đồng, tương đương các tuyến xe buýt thông thường.
Anh Nam cho rằng, tuyến D4 đi gần 30km mà giá chỉ 7.000 đồng thì quá rẻ, nếu thu 10.000 thì anh sẵn sàng ủng hộ và thường xuyên sử dụng.
Ngoài sự dễ chịu về chi phí, các tiện nghi phục vụ, phương tiện này còn "ghi điểm" với anh khi có khả năng tiếp cận người khuyết tật nhờ có dốc hỗ trợ xe lăn.
"Sắp tới, nếu mở được nhiều tuyến buýt điện như thế này, người dân khắp thành phố sẽ có thêm lựa chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng", anh Nam nói.
Theo anh Nam, hành trình dài gần 30km, tài xế chạy với tốc độ vừa phải nên mất khoảng 1 giờ 30 phút. Cảm nhận của anh khi lên xe buýt điện không phải cau mày bực dọc vì bất ngờ bị một cú "tạt đầu" như mỗi lần chạy xe máy.
Tương tự, ông Trần Đình Ái (ngụ Quận 1) cho biết, nhiều năm qua ông thường đi làm bằng xe máy, thời gian gần ông đã chuyển sang sử dụng xe buýt để đi làm. Theo đó, ông không còn cảnh lạc vào "rừng" xe với khói bụi và tiếng ồn bủa vây.
Ông Ái cho rằng phương tiện công cộng chính là giải pháp cho một đô thị văn minh, hiện đại. "Càng tuyệt vời hơn nếu đó là những phương tiện giao thông xanh, chạy bằng năng lượng thân thiện với môi trường", ông Ái nói.
Hai năm hoạt động báo lỗ 33,6 tỷ đồng
Việc triển khai xe buýt điện tại TP.HCM mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường và giao thông. Tuy nhiên, thực tế là các xe buýt điện tại TP.HCM đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ. Sau 2 năm hoạt động, đơn vị vận hành tuyến buýt điện D4 báo lỗ 33,6 tỷ đồng do tỷ lệ trợ giá quá thấp.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cao, hạn chế về hạ tầng và công nghệ, cũng như sự cạnh tranh từ các phương tiện giao thông khác.
Trước hết, chi phí đầu tư ban đầu cho xe buýt điện rất cao. Xe buýt điện yêu cầu các hệ thống pin và công nghệ tiên tiến, điều này khiến giá thành của mỗi chiếc xe buýt cao hơn nhiều so với xe buýt sử dụng động cơ diesel truyền thống.
Ngoài ra, cần có cơ sở hạ tầng đặc thù như các trạm sạc điện, điều này đòi hỏi đầu tư thêm về tài chính và thời gian để xây dựng. Những khoản đầu tư ban đầu lớn này thường làm tăng gánh nặng tài chính cho các nhà khai thác xe buýt, dẫn đến tình trạng thua lỗ trong giai đoạn đầu triển khai.
Thứ hai, hạ tầng hỗ trợ cho xe buýt điện tại TP.HCM chưa phát triển đồng bộ. Số lượng trạm sạc điện còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động liên tục của xe buýt điện.
Ngoài ra, sự cạnh tranh từ các phương tiện giao thông khác cũng là một yếu tố quan trọng. Tại TP.HCM, người dân có nhiều lựa chọn về phương tiện di chuyển như xe máy, taxi, xe công nghệ và xe buýt truyền thống.
Xe buýt điện mặc dù có ưu điểm về môi trường và tiếng ồn thấp, nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút lượng khách hàng lớn do giá vé còn cao hơn và tần suất hoạt động chưa đủ dày đặc. Sự tiện lợi và linh hoạt của các phương tiện cá nhân như xe máy cũng khiến nhiều người dân chọn lựa thay vì sử dụng xe buýt điện.
Mặc dù có những ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính ban đầu, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bù đắp cho những khó khăn về chi phí vận hành và bảo trì. Việc thiếu các chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe buýt điện, chẳng hạn như giảm giá vé hay tăng cường tiện ích, cũng làm giảm sự hấp dẫn của loại hình giao thông này.
Để giải quyết vấn đề này, cần có những giải pháp đồng bộ từ việc cải thiện hạ tầng, nâng cao công nghệ, đến tăng cường chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng xe buýt điện.
Trả lời VTC News, ông Phạm Quốc Huy, Phó Trưởng Phòng Quản lý giao thông đường thủy, Sở GTVT TP.HCM cho biết, qua 2 năm hoạt động, tuyến xe buýt điện có trợ giá D4 đã thực hiện 45.973 chuyến xe, đạt tỷ lệ 99,4% so với kế hoạch, kết quả khảo sát hài lòng của hành khách, đánh giá theo quý đều đạt trên 89 - 95 điểm (thang điểm 100).
Khối lượng vận chuyển tuyến xe buýt D4 liên tục tăng từ khi đưa tuyến vào hoạt động (tháng 3/2022) từ bình quân 14,1 lượt hành khách/chuyến tăng lên bình quân 30,6 hành khách/chuyến (tháng 12/2023), tuyến xe buýt này là một trong các tuyến xe buýt có sản lượng hành khách bình quân/chuyến cao trong hệ thống xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố.
"Mặc dù sản lượng hành khách tăng trưởng ổn định và sự ủng hộ của hành khách, nhưng tuyến D4 vẫn gặp nhiều khó khăn phát sinh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng hành khách tăng trưởng không đạt như kỳ vọng",ông Huy nói.
Sở GTVT đã có công văn báo cáo tổng kết 2 năm hoạt động thí điểm xe buýt điện trên địa bàn thành phố và đề xuất UBND TP.HCM xem xét tiếp tục tổ chức thí điểm đến quý 1/2025 và điều chỉnh tỷ lệ trợ giá phù hợp tương đương tỷ lệ trợ giá bình quân của hệ thống xe buýt.
Theo ông Huy, trong giai đoạn thí điểm, chưa có định mức, đơn giá của xe buýt điện nên các nội dung liên quan như chi phí, kinh phí trợ giá phải báo cáo và được sự chấp thuận của UBND TP.HCM.
Ông Huy cũng cho biết thêm, triển khai thực hiện quyết định 876 và Nghị quyết số 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, hiện Sở GTVT đang xây dựng Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông.
Trong đó chủ trì xây dựng và tham mưu UBND trình HĐND thành phố ban hành chính sách chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt sang sử dụng năng lượng sạch, làm cơ sở để triển khai thực hiện toàn bộ hệ thống xe buýt của thành phố trong thời gian tới.