【lịch bóng đá vl】Quản lý thống nhất, hiệu quả tài sản công
Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đang được Bộ Tài chính hoàn thiện những bước cuối trước khi trình Chính phủ. Phần lớn ý kiến tham gia nhất trí với những đề xuất của Bộ Tài chính, trong khi một số vấn đề về khai thác tài sản cũng như quản lý kinh phí vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Quản lý tài sản công còn phân tán
Dự thảo Luật đưa ra 10 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó chú trọng tới việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng khác theo quy định nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công; quán triệt nguyên tắc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản công; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công. |
Đến nay, cơ sở này đã tổng hợp được số liệu của 88.857 đơn vị, chiếm 99% tổng số đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN. Tổng giá trị nguyên giá của TSNN được thống kê mới nhất là 1.646.448,95 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là đất là 692.372,26 tỷ đồng, tài sản là nhà 240.641,96 tỷ đồng, tài sản là ô tô 20.623,27 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản 45.911,83 tỷ đồng; tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng 6.257 tỷ đồng; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 616.067,63 tỷ đồng; công trình nước sạch nông thôn tập trung 24.575 tỷ đồng. Giá trị còn lại của số tài sản này hiện nay là 1.464.531 tỷ đồng.
Tuy vậy, công tác quản lý tài sản công đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Phân tích khía cạnh này, ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Hiện nay, cơ chế quản lý tài sản công còn phân tán, được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, chưa có luật chung để quy định những nguyên tắc thống nhất trong quản lý tài sản công. Luật Quản lý, sử dụng TSNN hiện hành mới điều chỉnh đối với một bộ phận tài sản công tại cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Do đó, Luật chưa bao quát được các loại tài sản công cần quản lý, dẫn tới chưa có những nguyên tắc chung trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản; một số loại TSNN đang được quản lý theo Luật chuyên ngành, chủ yếu quy định chế độ quản lý về mặt kỹ thuật chuyên ngành, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý với tư cách là một loại tài sản công như: Vấn đề hạch toán, khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản, sử dụng, xử lý,…
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản công bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp thấp, nặng về hành chính, bao cấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; khả năng vai trò điều tiết của cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu, sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng phí vẫn diễn ra; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về tài sản công và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc quản lý một số loại tài sản công trong một số lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác tài sản công còn hạn chế đặc biệt là tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công, tài sản kết cấu hạ tầng.
Không còn được cho thuê trụ sở?
Chia sẻ về dự thảo Luật mới, Cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng cho biết: Luật mới được xây dựng trên quan điểm đưa ra những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công; đổi mới phương thức theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ tài sản công cả về giá trị và hiện vật. Với quan điểm đó, dự thảo Luật đưa ra 10 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó chú trọng tới việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng khác theo quy định nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công; quán triệt nguyên tắc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản công; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Một vấn đề mà Ban soạn thảo Luật nhấn mạnh lần này là tiêu chí “coi tài sản công là nguồn lực quan trọng”, từ đó tạo cơ chế khai thác tài sản công hợp lý, tạo nguồn tài chính từ tài sản, đóng góp hiệu quả và phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp chưa tự chủ tài chính, các tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản đúng tiêu chuẩn, định mức và công năng sử dụng tài sản; trong trường hợp chưa sử dụng hết công suất thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước được phép cho các cơ quan, đơn vị khác sử dụng chung TSNN theo nguyên tắc bù đắp chi phí về điện nước, nhân công, không bao gồm chí phí khấu hao.
Tuy nhiên, thực tiễn có một số tài sản, việc sử dụng chung theo cơ chế này không phù hợp, việc quản lý, theo dõi, hạch toán rất khó khăn, không khuyến khích được các cơ quan, đơn vị khai thác có hiệu quả tài sản đã được trang bị. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo việc sử dụng tài sản công vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, vừa khai thác có kiểm soát nguồn lực tài sản này, dự thảo Luật mới đưa ra quy định: Tài sản công không sử dụng thường xuyên được cho thuê, kinh doanh dịch vụ. Việc khai thác tài sản công tại cơ quan Nhà nước không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và không làm thay đổi công năng sử dụng tài sản.
Nội dung này nhận được đại đa số ý kiến tham gia nhất trí nhằm tránh lãng phí, xuống cấp tài sản, tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản,... Song, cũng có ý kiến lo ngại việc cho phép khai thác tài sản công theo hình thức kinh doanh dịch vụ, cho thuê có thể dẫn tới việc lạm dụng, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, dễ dẫn đến việc thất thoát tài sản. Sau khi cân nhắc các khía cạnh có liên quan, Bộ Tài chính bỏ quy định này.
Một nội dung nhận được nhiều ý kiến khác nhau là cơ chế quản lý tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trên thực tế, trong quá trình xử lý tài sản công có phát sinh một số khoản thu như thu từ di dời trụ sở làm việc, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản công, các khoản do doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường,.... Thời gian vừa qua, để khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện rà soát, sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là nhà, đất phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã có cơ chế cho phép sử dụng số tiền thu được từ sắp xếp tài sản công để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Cơ chế này đã chứng minh là hiệu quả, phù hợp với thực tế nhằm khuyến khích, tạo động lực cho các đơn vị chủ động trong việc huy động các nguồn lực và sắp xếp lại nhà, đất. Vì vậy, tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính quy định số tiền thu được từ xử lý tài sản công, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, được quản lý, sử dụng nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền được phép sử dụng để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công được phản ánh đầy đủ vào ngân sách Nhà nước.
Mặc dù vậy, một số ý kiến đề nghị rằng số tiền thu được từ xử lý tài sản tại cơ quan Nhà nước và số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước. Kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về đầu tư công. Bộ Tài chính cho rằng nếu thực hiện theo quy định này thì sẽ không khuyến khích các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị sắp xếp lại nhà, đất, tài sản công để quản lý, khai thác có hiệu quả và khai thác nguồn lực.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Sống sót sau 49 ngày lênh đênh trên biển
- ·Thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực giữa ASEAN
- ·Thủ tướng dự hội nghị xúc tiến đầu tư vào xứ Dừa
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Hai miền Triều Tiên gần kề ngày đoàn tụ
- ·Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về các dự án BOT
- ·Hướng tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Nga cảnh báo đáp trả tương xứng nếu Mỹ triển khai tên lửa tại châu Âu
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Thanh niên dân tộc thiểu số góp phần thực hiện bình đẳng giới
- ·Lũ lụt miền Trung: Thủy điện xả lũ 'đúng quy trình' dìm dân trong đêm
- ·Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Áo và một số nước châu Âu
- ·Bão số 4 đổ bộ vào phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), giật cấp 13
- ·Tăng cường gắn bó chiến lược, nâng cao hiệu quả hợp tác Việt
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Tin trong ngày: Việt