【ket qua bong da tay】Du lịch đối mặt vấn nạn rác thải nhựa
Tại Lễ khởi động dự án Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam ngày 16/2,ịchđốimặtvấnnạnrácthảinhựket qua bong da tay do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ thực hiện trong hai năm 2023-2024, ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ TN-MT), cho biết, hiện 80% rác thải nhựa trên biển có nguồn gốc từ đất liền, 20% còn lại là từ biển.
Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất thế giới, với khối lượng từ 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển, đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất.
Đặc biệt, cùng với sự tăng trưởng của du lịch, lượng khách đông đảo kéo theo vấn nạn rác thải nhựa. Đó là do mỗi khách du lịch thải ra môi trường trung bình từ 5-10 túi ni lông/ngày, 2-4 vỏ chai nhựa, hộp sữa/ngày chưa kể đến các sản phẩm, vật dụng cá nhân làm bằng nhựa dùng 1 lần.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch (Tổng cục Du lịch), cho hay, qua khảo sát, có thể thấy rõ tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là rác thải, nước thải chưa qua xử lý tại các khu du lịch trọng điểm du lịch. Ông dẫn chứng, ngay tại đảo ngọc Phú Quốc, do chưa có nhà máy xử lý rác thải nên rác thải chất đầy dọc đường vào các khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi,...
Hay tại Hạ Long, những khu du lịch ven biển, ông đi khảo sát chỗ nào cũng thấy rác. Trên các đảo khác cũng vậy.
Lượng khách du lịch tăng trưởng cao và xu hướng du lịch đại trà tại Việt Nam vừa qua đã xả thải lượng lớn chất thải, trong đó có rác thải nhựa. Nhiều khu du lịch đã và đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Chẳng hạn, vịnh Hạ Long trung bình có 4 tấn rác thải/ngày, đêm, chủ yếu là rác thải nhựa trôi nổi trên biển. Sầm Sơn hứng chịu 105 tấn rác thải/ngày, đêm; trong đó, rác thải nhựa 25,2 tấn. Đà Nẵng hứng 1.100 tấn rác thải/ngày, đêm; rác thải nhựa chiếm 17%. Tuy Hòa (Phú Yên) cũng đang ‘gánh’ 524 tấn rác thải; rác thải nhựa chiếm 18,31%. Phú Quốc (Kiên Giang) là 155 tấn rác thải/ngày, đêm; trong đó rác thải nhựa là 32,1 tấn, chiếm 19%,...
Tính toán của Viện nghiên cứu Du lịch, dựa trên kết quả điều tra về lượng phát sinh rác thải nhựa của mỗi khách du lịch, cho thấy năm 2019, với 18 triệu khách quốc tế và 43,5 triệu khách nội địa, đã thải ra môi trường tổng cộng 116.144 tấn.
Ông Tuấn khuyến cáo, nếu không có các biện pháp giảm thiểu, lượng phát sinh rác thải nhựa từ hoạt động du lịch năm 2030 sẽ cao gấp khoảng 3 lần so với năm 2019. Đây là áp lực rất lớn đến môi trường, đặc biệt tại các khu du lịch biển.
Chính vì thế, trong Bảng chỉ số Năng lực phát triển du lịch của Việt Nam năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số Sự bền vững về môi trường xếp hạng 94, thấp nhất.
Để hạn chế rác thải, Việt Nam đã đưa ra lộ trình về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải nhựa, được cụ thể hóa tại các văn bản Luật, Nghị định.
Điển hình như Nghị định 08/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định, sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch.
Sau năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng xác định, phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong hoạt động du lịch, một trong những địa phương đang triển khai khá tốt việc hạn chế rác thải là Quảng Nam. Đại diện Sở Du lịch tỉnh nhấn mạnh, chính yếu tố môi trường xanh sạch đẹp đã góp phần thu hút khách đến Quảng Nam đông hơn. Đặc biệt, thời gian qua, địa phương đã triển khai Bộ tiêu chí du lịch xanh 2022. 14 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động du lịch đã cam kết thực hiện.
Vị đại diện này cho rằng, nếu Quảng Nam không có quy định, chế tài cụ thể thì không thể đạt được kết quả như hiện tại. Do đó, cần luật hóa, có chính sách cụ thể đánh vào lợi ích của các bên, cùng với cơ chế khuyến khích các chủ thể tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch xanh. Ông cũng kiến nghị tới đây, khi xếp hạng các cơ sở lưu trú, cần áp dụng cả tiêu chí du lịch xanh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·100 container hạt điều xuất sang Italia 'suýt mất trắng' về với khổ chủ
- ·Bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang
- ·Không được tái xuất phế liệu qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ước thu ngân sách năm 2020 đạt trên 106.200 tỷ đồng
- ·Rầm rộ rao bán hóa đơn trên mạng, Tổng cục Thuế nói gì?
- ·Bắc Kinh siết tín dụng, các đại gia địa ốc Trung Quốc mất 65 tỷ USD
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Hải quan Quảng Ninh tăng thu hơn 11 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Cục Hải quan Bình Dương: Thu ngân sách tăng gần 36%
- ·Hải quan chủ động giải quyết vướng mắc mặt hàng đá vôi xuất khẩu
- ·Hải quan Quảng Ninh giải quyết thủ tục cho hơn 14.800 tờ khai
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen 1 tập thể, 6 cá nhân có thành tích bắt giữ ma túy
- ·EVN lý giải hóa đơn tiền điện tăng cao
- ·Hải quan hỗ trợ triển khai 6 thủ tục thuộc Bộ Công thương quản lý qua NSW
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Giảm thiểu rủi ro cho làng nghề