会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tl truc tuyen】Nước trời cứu hạn mặn!

【tl truc tuyen】Nước trời cứu hạn mặn

时间:2024-12-23 22:06:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:426次

Báo Cà Mau(CMO) Năm 2016, tỉnh Cà Mau oằn mình trong cơn đại hạn. Cũng chính thời điểm này, người ta nhận ra tác hại khôn lường của việc khai thác nước ngầm vô tội vạ.

Nhiều giếng khoan mà dân gian gọi là “cây nước” không thể sử dụng vì cạn mạch nước ngầm, một số mạch ngầm bị ô nhiễm không thể sử dụng, đường sá sụt lún, xâm nhập mặn tiến sâu vào nội địa bán đảo… Những mùa hạn nối tiếp diễn biến khắc nghiệt, nước ngọt cho sinh hoạt, nước ngọt cho sản xuất trở thành vấn đề cấp thiết đối với người dân khắp nơi ở khu vực nông thôn Cà Mau. Trong khi tìm nhiều giải pháp ứng phó, thích nghi và cả tận dụng biến đổi khí hậu, có một gợi ý làm tất cả mọi người ngỡ ngàng vì nó quá “bình dân”, nhưng tiềm năng và tính khả thi thì vô cùng to lớn: Tận dụng, khai thác nguồn tài nguyên nước mưa.

Bỏ lỡ tiềm năng

Đánh giá về nguồn tài nguyên nước mưa, Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Cà Mau Dương Thị Ngọc Tuyền cho rằng: “Với lượng mưa từ 1.700-2.400 mm/năm, trữ lượng nước mưa của Cà Mau thuộc tốp đầu của khu vực ĐBSCL, đây là nguồn tài nguyên hết sức quý giá mà từ trước đến nay chúng ta chưa thật sự quan tâm”. Theo bà Tuyền, người dân có thói quen tích trữ nước mưa để sử dụng nhưng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, không đáng kể. Trong khi phần lớn nước mưa bị lãng phí thì đến mùa hạn khô, người dân lại lao đao vì tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Địa chất của Cà Mau quy định một số khu vực hầu như không có khả năng khai thác nước ngầm. Vậy nên cứ đến mùa hạn thì điệp khúc khát nước lại lặp lại mà địa phương chưa có cách khắc phục triệt để.

Trao đổi với Tiến sĩ Trương Văn Hiếu, Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh, ông lo lắng rằng: “Với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, mất kiểm soát, sẽ không bao lâu nguồn tài nguyên này bị ô nhiễm, cạn kiệt, thậm chí gây sụt lún cho nền địa chất mới của bán đảo Cà Mau. Chỉ nhẩm tính, tiềm năng nước mưa có thể đáp ứng gấp 8 lần nhu cầu nước ngọt sử dụng hàng năm của người dân Cà Mau”. Tiến sĩ Hiếu nhấn mạnh, nước mưa ở khu vực Cà Mau chất lượng tốt, việc áp dụng các kinh nghiệm dân gian vào tích trữ, sử dụng nước mưa đều tích cực, song chỉ một lưu ý rất cần mọi người biết đến: Mái hứng nước mưa không nên là mái tôn típ lô xi măng, bởi nó chứa hợp chất a-mi-ăng, có thể gây ra các căn bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.

Ngay khi có cán bộ dự án đến khảo sát, gia đình ông Lê Văn Dân tình nguyện hiến đất để dự án khai thác, sử dụng nước mưa được triển khai.

Nhận định về khả năng hiện thực của dự án khai thác, sử dụng nước mưa tại địa bàn Cà Mau, Giám đốc Sở TN-MT Trịnh Văn Lên nhấn mạnh: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn mặn xâm nhập, nguồn tài nguyên nước ngầm trở nên cạn kiệt, trong khi hệ thống cấp nước rất khó phủ hết các vùng nông thôn xa, thì nước mưa chính là đáp án thoả đáng nhất, phù hợp nhất cho người dân”. Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh và Sở TN-MT cũng đã tiến hành khảo sát bước đầu một số địa điểm để tổ chức thực hiện dự án. Chỉ mới khởi động nhưng nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn của địa phương và người dân. 

Mở ra hy vọng mới cho người dân

Tìm về khu vực ấp Rạch Lùm A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tận mắt thấy người dân chống chọi với hạn hán mới thấy hết giá trị quý báu của nước ngọt. Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng Hồ Thiên Chúa thông tin: “Hiện địa phương có khoảng 90% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, toàn bộ là giếng khoan ngầm. Tuy nhiên, có gần 20 hộ dân ở khu vực Rạch Lùm A bị thiếu nước trầm trọng vào mùa hạn”. Nói về nguyên nhân của việc thiếu nước của bà con, ông Hồ Thiên Chúa cho biết, do khu vực này không khoan được giếng ngầm, các hộ gia đình ngoài việc trữ nước mưa để dành cho ăn uống, còn sinh hoạt đều từ nguồn nước sông, ao hồ.

Trưởng ấp Rạch Lùm A Nguyễn Bảo Vinh chia sẻ: “Nhiều năm nay, cứ đến mùa hạn là 19 hộ dân của ấp rất vất vả, bất tiện trong cuộc sống, sản xuất vì thiếu nước ngọt”. Qua lời ông Vinh, những gia đình có điều kiện đã thử khoan giếng ngầm trên dưới 20 lần, nhưng đều thất bại. Chị Nguyễn Thị Hạnh, 1 trong 19 hộ đang vất vả vì thiếu nước, ngán ngẩm: “Mấy chú coi, nhà tôi khoan cũng cỡ chục lần rồi. Có đội khoan nói trang bị mũi khoan đá ngầm ngon lành, ăn giá cao, vô đây khoan rồi gãy mũi khoan, chủ giàn khoan chịu thua, khiêng đồ tháo chạy. Nói thiệt, ở đây cho dù có tiền, có vàng mà cũng bó tay chuyện kiếm nước xài”. Chị Hạnh kể, có khách ở xa lại, thấy rửa chén, rau bằng nước ao, người ta lẳng lặng từ chối ăn uống vì thấy… dơ dơ. Như năm 2016, nước sông, nước ao cũng cạn, chị Hạnh phải đi đổi nước về xài.

Ông Lê Văn Dân cũng như 18 hộ khác trong khu vực không khoan được giếng ngầm của ấp Rạch Lùm A phải kéo nước sông lên để sinh hoạt trong mùa hạn.

Theo chân chị Hạnh, nhìn thấy hệ thống lu, khạp, mái mà gia đình dùng để tích trữ nước mưa quả thật rất hoành tráng. Nhẩm đếm cũng phải trên dưới 50 cái lớn nhỏ. Chị Hạnh nói vui: “19 hộ ở đây, của hồi môn tiền vàng chưa chắc quý bằng cái “dàn” khạp này à nghen”. Chị Hạnh dẫn chúng tôi ra cái ao là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt, váng phèn, đây đó vài hộp thuốc bảo vệ thực vật lăn lóc. Chị Hạnh than thở: “Biết là dơ nhưng cũng phải xài chớ làm sao bây giờ mấy chú. Nước này tôi biết nhiễm thuốc sâu nhiều lắm, có bữa rửa tay về ngứa, gãi riết lở luôn chớ vừa đâu”.

Ông Lê Văn Dân vừa tiếp khách, vừa mở mô tưa kéo nước sông lên để gia đình sử dụng. Ông ao ước: “Bữa mấy anh cán bộ dự án về, nói làm mô hình trữ nước mưa cho 19 hộ sử dụng, dân đây mừng hết lớn. Riêng tôi, xin xung phong hiến đất để dự án triển khai sớm cho bà con nhờ”. Lão nông nhìn dòng nước phèn mà rầu rầu: “Hổng có cảnh gì khổ bằng cảnh thiếu nước mấy chú ơi. Hồi đó giờ dân khúc này thiệt thòi vậy đó. Bây giờ chỉ còn trông chờ Nhà nước, vào dự án để cứu giúp người dân mà thôi”. Ông Dân thú thiệt, tới mùa hạn là nhà nhà lo chuyện thiếu nước nên không còn tâm trí đâu để tính toán làm ăn, tăng gia sản xuất. Người khát nước, đồng đất bỏ hoang, bao năm nay Rạch Lùm A cứ tới mùa hạn là đầy ám ảnh.

Nguồn nước ao gia đình chị Hạnh kéo lên sinh hoạt nhiễm phèn, không đảm bảo, dễ dàng bắt gặp các vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật trôi nổi trên ao.

Mang chuyện dự án trữ nước mưa chia sẻ với bà con, anh Hồ Đại Lực nghi ngờ: “Hổng biết quy mô như thế nào chớ làm sao đủ hết cho 19 nhà. Sao không khoan đại cây nước lớn rồi kéo ống cho dân xài, hổng mau hơn sao? Chắc đầu tư dự án nước mưa gì đó tốn bộn tiền à”. Anh Lực đã quen cảnh thiếu nước mùa hạn, muốn giải cơn hạn nước bằng cách như người ta vẫn hay làm, đó là điều bình thường. Nhưng rồi anh Lực và bà con sẽ có lúc hiểu ra rằng, nước ngầm đến một lúc nào đó (không còn lâu nữa) sẽ cạn kiệt và nước mưa mới chính là tài nguyên bền vững, dồi dào, sẵn có và giá rẻ nhất để bà con trông đợi.

Dự án khai thác và sử dụng tài nguyên nước mưa thật sự là một đáp án có giá trị lâu dài đối với kinh tế, dân sinh của khu vực nông thôn Cà Mau. Trong bối cảnh hạn mặn, biến đổi khí hậu thì tài nguyên nước mưa sẽ giải đáp hàng loạt thách thức về nước sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Không đâu xa, hãy bắt đầu từ truyền thống bao đời và sự trân quý giá trị nước mưa của người dân. Nước trời sẽ là cứu cánh của Cà Mau trong những mùa hạn mặn phía trước./.

Phạm Quốc Rin

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thủ tướng: Phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao là một trong bốn trụ cột của Kon Tum
  • Từ 1/4, tôm xuất vào Hàn Quốc phải chỉ định kiểm dịch
  • Việt Nam đã ghi nhận 1169 ca mắc Covid
  • Vợ chồng Chủ tịch Trung tâm Đăng kiểm lĩnh án tù vì nhận hối lộ
  • Nông sản Việt phải tuân thủ truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt khi vào thị trường EU
  • Ấn Độ xác định sản phẩm sợi của Việt Nam bán phá giá
  • 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Việt Nam Café Show 2017
  • Căn bệnh viêm màng não nguy hiểm như thế nào?
推荐内容
  • Yên Bái: Nổ lớn ở hàng bơm bóng bay nghệ thuật, khiến 1 người bị thương
  • Lạc quan vốn FDI vào các tỉnh phía Nam
  • Người đầu tiên chữa khỏi HIV chết vì ung thư
  • Những loại thức ăn dễ kiếm giúp bạn hiếm khi ốm
  • Sẽ có thêm 3 gói bảo hiểm xã hội tự nguyện mới
  • Người đàn ông 43 tuổi suy thận và tử vong do một thói quen buổi sáng