【bảng xếp hạng bóng đá bahrain】Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
Trận lụt sau cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh ở miền Bắc,ữnghạngmụcchủxecầnkiểmtrabảodưỡngđểôtôkhoẻmạnhsaumùabãolũbảng xếp hạng bóng đá bahrain trong đó có lượng lớn xe ôtô bị chìm trong biển nước hoặc bị ngập úng. Việc bị ngập nước làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới vận hành của xe bởi bên trong xe có nhiều hệ thống điện tử, các chi tiết máy móc. Bị ngâm càng lâu, các bộ phận bên trong càng bị ăn mòn và hư hỏng nặng.
Vì vậy, sau khi nước rút thì bảo dưỡng ôtô là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp phục hồi chức năng của xe mà còn ngăn ngừa những hư hỏng tiềm ẩn có thể gây ra các sự cố nghiêm trọng trong tương lai.
Báo Điện tử VietnamPlus cùng với anh Nguyễn Chính, chủ gara bảo dưỡng ôtô Đức Cảnh (phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nôi) lưu ý tới các tài xế những hạng mục bảo dưỡng cần thiết giúp “xế yêu” khôi phục trạng thái tốt nhất cho những hành trình tiếp theo.
Kiểm tra phần động cơ
Anh Chính cho biết hệ thống động cơ là “trái tim” của mỗi chiếc ôtô do đó việc kiểm tra chúng là điều quan trọng đầu tiên khi xe di chuyển qua những vùng ngập nước, vì một số bộ phận có thể bị thấm nước, ăn mòn, rỉ sét.
Việc các chủ xe nên làm là kiểm tra khoang máy và hộp số động cơ xem có dấu hiệu nào bất ổn không. Trường hợp nếu tình trạng máy dầu ngả màu trắng đục do thời gian dài hòa lẫn vào nước mưa, thì chủ xe cần xả hết dầu cũ và thay dầu mới. Hoặc khi nổ máy, động cơ hoạt động bất thường, có các biểu hiện như vòng tua tăng giảm bất thường, giật cục, tắt máy, có tiếng động lạ… thì phải kiểm tra toàn bộ các bộ phận trong khoang máy như lọc gió, buồng máy…
“Kim phun, họng hút, bugi, củ đề, dây cao áp... là những bộ phận cũng cần được kiểm tra vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe. Khi xe bị ngập nước sẽ cần vệ sinh kỹ các cụm chi tiết này bằng dung dịch chuyên dụng,” anh Chính nói thêm.
Ngoài ra, khi xe đã bị ảnh hưởng đén khoang động cơ tốt nhất chủ xe nên dành thời gian đưa xe tới gara để thợ có chuyên môn kiểm tra và sửa chữa.
Hệ thống điện
Hệ thống điện cũng là bộ phận quan trọng không kém trên một chiếc xe ôtô cần được bảo dưỡng khi xảy ra mưa ngập.
Theo đó, khi nước khi tràn vào xe sẽ xâm nhập và làm hư hỏng các bo mạch điện tử, dây điện, hộp cầu chì, giắc nối, cảm biến và các thiết bị điện tử khác trên xe. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động không ổn định hoặc hoàn toàn tê liệt của nhiều hệ thống như đèn, điều hòa, âm thanh...
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng xe sau khi bị ngập, cần tiến hành kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống điện. Các bộ phận này nên được tháo dỡ, làm sạch, sấy khô… nếu bộ phận nào bị hư hỏng thì cần phải được thay thế. Đặc biệt, chủ xe cần chú ý kiểm tra kỹ các vị trí dễ bị oxy hóa như giắc nối, dây dẫn, và các khu vực tiếp xúc với nước. Việc này giúp ngăn ngừa các sự cố điện có thể xảy ra trong quá trình vận hành xe.
Hệ thống phanh và lốp
Sau khi xe ngâm nước trong thời gian dài, má phanh có thể bị mất độ bám khi kẹp vào đĩa phanh, bên cạnh đó nước lũ có nhiều tạp chất khiến tốc độ ôxi hóa ở điểm tiếp xúc phanh nhanh hơn so với trong môi trường không khí ẩm bình thường.
Vì vậy, theo anh Chính, ngay khi đưa xe ra khỏi vùng lũ, chủ xe cần tẩy sạch bùn đất thì cần tháo cơ cấu phanh, gồm cả phanh chân lẫn phanh tay để vệ sinh, bảo dưỡng tránh má phanh đóng cứng lại với đĩa hoặc vị trí bị bó đóng cặn gỉ sét nghiêm trọng.
Bên cạnh phanh xe, lốp cũng là bộ phận cần được kiểm tra cẩn thận. Sau mỗi mùa mưa lũ đây cũng là bộ phận nhanh bị hao mòn nhất. Nếu không kiểm tra thường xuyên, các bộ phận kim loại của lốp dễ bị rỉ dần sau khi tiếp xúc với nước, lốp bị mòn vân không còn độ ma sát sẽ dễ khiến xe bị trượt bánh và nguy cơ gây ra tai nạn.
Hệ thống nhiên liệu
Khi xe đi qua vùng ngập, nước có thể xâm nhập vào bình xăng, pha trộn với nhiên liệu và làm ô nhiễm. Nhiên liệu bị ô nhiễm này có thể gây tắc nghẽn hệ thống nhiên liệu, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của động cơ và thậm chí làm hỏng các bộ phận quan trọng.
Do đó, chủ xe cần tháo lọc nhiên liệu và kiểm tra xem có bị tắc nghẽn bởi các cặn bẩn không, nếu cần thì phải thay thế lọc nhiên liệu mới. Tương tự, chủ xe cũng cần kiểm tra xem nếu nước có tràn vào bình xăng, dầu thì phải rút hết nước ra khỏi bình nhiên liệu. Nếu sợ chi phí thay thế tốn kém có thể tách nước riêng khỏi xăng vì nước và xăng, dầu không hòa tan với nhau.
Bên cạnh đó, các chủ xe ôtô cũng cần chú ý đến việc tra các loại dầu bôi trơn ở một số các vị trí cần dùng đến chất bôi trơn dầu nhớt là động cơ, hộp số, trợ lực lái,... hay mỡ bôi trơn ổ các bánh răng hành trình, hệ thống treo, hệ thống lái bởi một khi ôtô bị ngâm trong nước ngập, gần như dầu nhớt, mỡ bôi trơn ở các chi tiết trên đều bị nhiễm nước, pha loãng và mất tính năng bôi trơn, ảnh hưởng đến việc vận hành.
Làm sạch nội thất
Anh Chính cho biết công dụng của gioăng cao su ở các cửa xe đó là ngăn không có nước thâm nhập, nhưng nếu xe ngâm nước trong thời gian dài và nước dâng quá cao có thể khiến nước tràn vào xe, do phần gioăng này chỉ được thiết kế cho mục đích chính là kháng thời tiết xấu. Ngoài ra nước có có thể thâm nhập từ dưới sàn xe.
Do đó, sau mưa lũ tài xế có thể kiểm tra phần thảm nguyên bản của xe, nếu phần thảm này ẩm, không khô sau một ngày, rất có thể nước đã thâm nhập vào nội thất. Chỗ để bánh dự phòng cũng là nơi nên kiểm tra vì khu vực này thường dễ bị bỏ qua, khiến nước đọng gây gỉ sét. Nếu có dấu hiệu dính nước, nên thực hiện vệ sinh bằng khăn cotton thấm nước và để mở hết cửa để thông thoáng. Ngoài ra nếu gioăng cửa có dấu hiệu bong tróc thì cũng cần phải thay thế.
“Nội thất ôtô thường được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nên việc xử lý khi gặp nước có thể gặp nhiều khó khăn. Chủ xe nên đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để các kỹ thuật viên hỗ trợ tháo dỡ toàn bộ nội thất và phân loại các vật liệu. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh nội thất được thực hiện một cách hiệu quả nhất,” anh Chính chia sẻ thêm./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Con 5 tuổi nói một câu, mẹ nước mắt giàn giụa
- ·EURO 2024: Niềm vui không dành cho tất cả các bên
- ·Con trai bại não, chồng bị tai nạn nguy kịch người phụ nữ khóc nghẹn cầu cứu
- ·Bắt giữ ma túy lớn nhất tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur
- ·Thu trong em
- ·Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực III
- ·Cái bắt tay lịch sử trong lễ tang cố Tổng thống Mandela
- ·Nước Mỹ thoát hiểm trong gang tấc
- ·46 triệu tiền nước/tháng dân kêu trời
- ·Eurozone và những vấn đề hậu khủng hoảng nợ
- ·Người lao động tự do có thể tự đóng bảo hiểm?
- ·Chị Trương Thị Thủy bị chấn thương sọ não đã được xuất viện về nhà
- ·Một người Pháp buôn lậu 3 kg ma túy vào Indonesia
- ·Trao hơn 30 triệu đồng đến em Nguyễn Hoàng Yến Nhi bị ung thư võng mạc
- ·Chàng trai dằn vặt với lời gạ tình của sếp nam
- ·Con tai nạn chờ ghép sọ não, mẹ bị ngã không có tiền đi viện
- ·Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
- ·Giao hữu quốc tế câu cá thể thao giữa Việt Nam
- ·Lái xe gây tai nạn, người ngồi sau cũng phải chịu bồi thường?
- ·EURO 2024: Khởi đầu thuận lợi cho 'Quỷ đỏ châu Âu'?