会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh kuwait premier league】7 định hướng lớn nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII!

【bxh kuwait premier league】7 định hướng lớn nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII

时间:2025-01-11 03:13:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:384次

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tổng kết công tác đối ngoại nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII và những định hướng đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Năm năm nhiệm kỳ Đại hội XII (2016-2021) là giai đoạn thế giới và khu vực chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng,địnhhướnglớnnhằmtriểnkhaiđườnglốiđốingoạicủaĐạihộiĐảnglầnthứbxh kuwait premier league phức tạp và khó lường, với những rung lắc ở tầm hệ thống chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh các xu thế đã diễn ra trong những năm qua. Trong đó, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đứng trước yêu cầu cần được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên ở một số nơi trên thế giới. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đã trở thành mặt nổi trội trong quan hệ quốc tế. Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ, vừa tạo ra cơ hội phát triển nhảy vọt, vừa đặt ra nguy cơ về tụt hậu số; các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, dịch bệnh… tiếp tục nổi lên gay gắt. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là các xu thế lớn, song đang gặp nhiều thách thức.

Điều đáng tự hào là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chung sức, đồng lòng vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt: quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%/năm; riêng năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 543,9 tỷ USD năm 2020. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lên 18 triệu với tốc độ 22,7%/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày một nâng cao.

Góp phần quan trọng trong những thành tựu có ý nghĩa lịch sử đó là nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành đối ngoại, với các trụ cột Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại nhân dân, triển khai mạnh mẽ, nhất quán và hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XII, thúc đẩy và tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm năm với những dấu ấn nổi bật

Trên tinh chủ động, tích cực nắm bắt và tạo dựng được thời cơ, kiên trì và linh hoạt vượt qua những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, đối ngoại trong nhiệm kỳ qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần tích cực vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thu hút các nguồn lực phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng chung biên giới, các nước trong khu vực, các nước lớn, các đối tác ưu tiên, chủ chốt tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất, tạo dựng được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững. Các khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện được mở rộng, trên tinh thần lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm. Trong giai đoạn này, ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 5 nước, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với 2 nước (Australia năm 2018 và New Zealand năm 2020), từ Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện với 1 nước (Ấn Độ năm 2016), nâng tổng số quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác toàn diện lên 30 nước.

Việt Nam đang trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong chiến lược khu vực và toàn cầu của các nước lớn. Trao đổi đoàn các cấp với các đối tác được duy trì đều đặn, thường xuyên, kể cả vào những thời điểm quan hệ nảy sinh vấn đề, cho thấy chiều sâu, tính thực chất trong quan hệ của ta với các đối tác. Đối ngoại song phương đã góp phần thiết thực vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ta cũng xử lý tốt các vấn đề tồn tại và phát sinh trong quan hệ với các đối tác chủ chốt, không để ảnh hưởng đến các lợi ích an ninh, phát triển cũng như cục diện quan hệ đối ngoại của ta. Ngay cả trong khó khăn của đại dịch Covid-19, đối ngoại vẫn điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả với các hình thức ngoại giao trực tuyến, đồng thời ta đã đẩy mạnh ngoại giao y tế và hợp tác quốc tế phòng chống dịch, qua đó nâng cao hình ảnh một Việt Nam có khả năng thích ứng, chống chịu cao với các thách thức bên ngoài, và là thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Hội nhập quốc tế, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Trong năm năm qua, đối ngoại đã thúc đẩy tạo dựng nhiều khuôn khổ thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc tham gia và ký kết 2 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới là CPTPP và EVFTA và 1 FTA quy mô hàng đầu thế giới là RCEP, mang lại những cơ hội to lớn về mở rộng, đa dạng hóa thị trường và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hội nhập chính trị, an ninh, quốc phòng ngày càng đi vào chiều sâu, với dấu ấn quan trọng là việc Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc. Hội nhập văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo cũng đạt được những bước tiến quan trọng.

Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển được tăng cường, tạo môi trường thuận lợi và trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp. Công tác tham mưu, nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chiến lược phát triển được đẩy mạnh, với nhiều báo cáo tham mưu có chất lượng, đưa ra được nhiều khuyến nghị chính sách kịp thời, khả thi. Các hoạt động ngoại giao kinh tế được lồng ghép hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại cấp cao; góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch, khoa học công nghệ, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp và địa phương, xử lý thỏa đáng một số vấn đề kinh tế - thương mại nảy sinh trong quan hệ với các nước.

Việt Nam ngày càng nâng tầm hiệu quả và vai trò của đối ngoại đa phương, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương; từng bước phát huy vai trò hòa giải, góp phần vào hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Ta đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, Liên Hợp Quốc, G20, WEF và các cơ chế tiểu vùng Mê Công; để lại nhiều dấu ấn quan trọng với việc tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ta đã chủ động, linh hoạt phát huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, vừa tổ chức thành công nhiều hoạt động dấu ấn, vừa đề xuất nhiều sáng kiến có ý nghĩa, kịp thời, đáp ứng quan tâm chung và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Với việc chủ động thúc đẩy và đứng ra tổ chức cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 (2/2019) tại Hà Nội, ta đã quảng bá mạnh mẽ hình ảnh một đất nước Việt Nam khát vọng hoà bình, đổi mới, phát triển, chứng minh được năng lực đóng góp vào các vấn đề an ninh và hòa bình toàn cầu. Các hoạt động đối ngoại đa phương cũng góp phần thắt chặt thêm quan hệ của ta với các đối tác, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Công tác đối ngoại đã đóng góp quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố môi trường hòa bình, ổn định. Về biên giới trên bộ, ta phối hợp triển khai hiệu quả công tác quản lý biên giới và cửa khẩu theo các văn kiện pháp lý, thỏa thuận về biên giới ký kết với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đặc biệt, với Campuchia, ta đã ký và phê chuẩn 02 văn kiện pháp lý hóa thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được (84%). Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nhà nước Việt Nam hiện đại, ta đã xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước láng giềng.

Về biên giới trên biển, mặc dù tình hình Biển Đông thời gian qua rất phức tạp, ta vẫn kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982; đồng thời vẫn duy trì ổn định quan hệ song phương với các đối tác. Ta tích cực đàm phán giải quyết những tranh chấp, khác biệt liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế (với Indonesia) và báo cáo chung ranh giới ngoài thềm lục địa (với Malaysia); cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Đồng thời, ta đã xử lý hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh, tích cực triển khai đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao và cả trên thực địa ở Biển Đông.

Công tác bảo hộ công dân và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai kịp thời, hiệu quả, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, số lượng người Việt ra nước ngoài sinh sống, lao động, học tập và du lịch ngày càng tăng, đối ngoại đã phát huy tinh thần chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp, hiệu quả trong triển khai bảo hộ công dân đối với trên 50.000 công dân, trên 600 vụ/1000 tàu/gần 10.000 ngư dân; kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến công dân ta tại nước ngoài trong đại dịch Covid-19.

Ta đã triển khai các biện pháp nhằm tạo điều kiện để kiều bào sớm ổn định địa vị pháp lý, hội nhập, làm ăn tại nhiều nước và hỗ trợ cho công dân ta gặp khó khăn. Công tác huy động nguồn lực kiều bào được triển khai bài bản, sáng tạo hơn, qua đó khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp kinh tế và tri thức vào sự phát triển của đất nước. Nhiều hoạt động phong phú, thiết thực cho kiều bào đã được tổ chức, góp phần khích lệ lòng yêu nước và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Ta đã chủ động, kiên quyết đấu tranh trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo đồng thời thường xuyên thông tin, đối thoại nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt. Ta đã đấu tranh kiên quyết với các hành vi lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo để thực hiện ý đồ chống phá và can thiệp vào công việc nội bộ của ta; phát huy hiệu quả các cơ chế Đối thoại nhân quyền với các nước phương Tây trên tinh thần bình đẳng, không né tránh; đồng thời chủ động tham gia nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế về quyền con người cả trong khuôn khổ song phương, đa phương và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thông qua đó, ta vừa giữ vững được ổn định chính trị - xã hội trong nước, vừa giải tỏa thành công sức ép của các nước phương Tây trong một số vấn đề, không để ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác lớn.

Công tác ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại được đổi mới hình thức và nội dung, nâng cao hiệu quả, hiệu ứng quảng bá về đất nước, văn hóa, con người và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Công tác ngoại giao văn hóa đã góp phần củng cố và tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá hình ảnh, đất nước và văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua việc tích cực triển khai các chương trình, khuôn khổ lớn như Chiến lược Ngoại giao văn hóa, Đề án tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài, Chương trình Tuần / Ngày Việt Nam ở nước ngoài…. Trong giai đoạn 2016-2020, ta đã vận động thành công thêm nhiều danh hiệu của UNESCO, nâng tổng số di sản tại Việt Nam lên 39 di sản, qua đó vừa đóng góp vào bảo vệ các giá trị của nhân loại, vừa tạo nguồn lực mới cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở nhiều địa phương.

Về công tác thông tin đối ngoại, ta đã chủ động thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài, tạo thuận lợi cho hàng nghìn phóng viên, cơ quan báo chí quốc tế vào Việt Nam đưa tin, viết bài, góp phần tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về nước ta, đồng thời phản bác, ngăn chặn, vô hiệu hóa những luận điệu xuyên tạc về Đảng và Nhà nước ta. Ta đã ứng dụng hiệu quả các hình thức tương tác mới, tận dụng mạng xã hội ngoại giao số và các hình thức trao đổi trực tuyến, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Với kết quả tích cực về phòng chống dịch, cũng như những thành công trong phát triển kinh tế, đảm nhiệm các trọng trách đối ngoại, thế giới càng biết hơn đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia hòa bình, ổn định, an toàn, giàu tiềm năng mà còn có khả năng thích ứng và xử lý hiệu quả các thách thức.

Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự phối hợp giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân ngày càng chặt chẽ, kiện toàn và triển khai hiệu quả cơ chế phối hợp quốc phòng - an ninh - đối ngoại, góp phần nâng cao hiệu quả và sức mạnh tổng thể trên mặt trận đối ngoại. Triển khai Quy chế 272 về thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại, sự phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan ngày càng chặt chẽ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, tham mưu chung, xây dựng đồng thuận nội bộ, xử lý các vấn đề vướng mắc, phức tạp nảy sinh. Công tác đối ngoại Đảng tiếp tục được đổi mới theo tinh thần Chỉ thị 32 ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”; thúc đẩy quan hệ của ta với chính đảng các nước ngày càng thực chất hơn, phù hợp với tình hình mới.

Quan hệ đối ngoại Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất với Quốc hội các nước và trên các diễn đàn Nghị viện đa phương, góp phần quan trọng vào việc làm sâu sắc quan hệ của ta với các nước và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. Đối ngoại quốc phòng và đối ngoại an ninh được thúc đẩy, góp phần gia tăng lòng tin, củng cố quan hệ, đồng thời tạo không khí tích cực xử lý các khác biệt, bất đồng với các đối tác. Đối ngoại nhân dân được triển khai chủ động, tích cực, thiết thực tại các diễn đàn nhân dân đa phương và trong quan hệ nhân dân với các nước, góp phần huy động nguồn lực, tranh thủ đoàn kết quốc tế ủng hộ và tăng cường quan hệ với Việt Nam.

Nhìn lại năm năm vừa qua, những thành tựu trên càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi thế giới trải qua những biến động to lớn, phức tạp chưa từng có. Công tác đối ngoại đã đóng góp quan trọng, trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả dân tộc. Không chỉ giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh thế giới rất phức tạp ,Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh, tinh thần chủ động thích ứng, khả năng kiến tạo và tận dụng cơ hội để không ngừng nâng cao thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước. Trong bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh tại châu Á do Viện Lowy (Australia) công bố (19/10/2020), Việt Nam tăng một bậc từ 13 lên 12. Trong đó, về ảnh hưởng Ngoại giao, chúng ta tăng 3 bậc, vươn lên đứng thứ 2 trong Đông Nam Á. Về kinh tế, Việt Nam đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN với GDP ở mức hơn 340 tỷ USD. Hãng định giá thương hiệu Brand Finance của Anh nhận định giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2020 đã tăng 29% trong năm 2020, hiện đứng ở vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Bối cảnh mới với thách thức và cơ hội mới

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chiến lược mới với những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng về phát triển, thách thức rất nhiều và cơ hội cũng không nhỏ. Dự thảo văn kiện Đại hội XIII đã đánh giá toàn diện, sâu sắc về cục diện và những xu hướng lớn. Cách nhìn nhận biện chứng cả hai mặt thách thức và cơ hội của tình hình quốc tế được thể hiện trên một số nét lớn là:

Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; hợp tác và đấu tranh vẫn song hành, song mặt đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau đang ngày càng nổi lên gay gắt hơn. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang phải đối mặt với nhiều lực cản, trong đó có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn, song vẫn là những xu hướng chủ đạo được hầu hết các nước bảo vệ và thúc đẩy. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn điều chỉnh chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Cọ sát kinh tế, chiến tranh thương mại, cạnh tranh công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt.

Ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nguy cơ bất ổn, cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc” diễn ra phức tạp hơn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Các vấn đề toàn cầu, an ninh con người, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống gây ra những tác động ngày càng tiêu cực đối với các quốc gia.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức nội tại. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, lại chịu tác động của đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Xu hướng già hoá dân số nhanh, những mặt trái của công nghiệp hoá, đô thị hoá; sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp chưa cao; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn. Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược về hạ tầng, nhân lực và thể chế cần phải làm quyết liệt hơn. Công tác dự báo chiến lược có lúc chưa chủ động, nhạy bén.

Tuy nhiên, trong thách thức luôn có cơ hội, đòi hỏi chúng ta nhìn nhận biện chứng, tỉnh táo và liên tục đổi mới tư duy. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mở ra những cơ hội chiến lược hiếm có cho các nước vừa và nhỏ, trong đó có nước ta phát triển bứt phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, hướng tới các mục tiêu phát triển trong giai đoạn chiến lược mới đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đối với Việt Nam, cơ đồ, vị thế và uy tín tạo dựng được từ quá trình đổi mới là nền tảng thuận lợi để chúng ta hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định. Những kinh nghiệm và nội lực tích lũy được từ quá trình hội nhập quốc tế thời gian qua sẽ tiếp tục phát huy giá trị, tạo động lực cho chúng ta trên con đường phát triển. Thêm vào đó, Việt Nam có vị trí địa – chiến lược quan trọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, là nhân tố ngày càng quan trọng trong chính sách của các nước đối với khu vực. Sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng đang ngày càng phát huy hiệu quả mạnh mẽ cùng với vai trò, sự vào cuộc của người dân và toàn bộ hệ thống chính trị.

Những định hướng triển khai công tác đối ngoại cho giai đoạn tới

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại thời gian tới là triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII, phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Trên cơ sở đó, đối ngoại thời gian tới cần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chủ chốt sau:

Thứ nhất, củng cố tin cậy chính trị, nâng tầm, đưa vào chiều sâu quan hệ của ta với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế. Cần đặt phát triển ở vị trí trọng tâm của các mối quan hệ, theo đó tích cực thúc đẩy các cơ hội về kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, các xu hướng phát triển xanh, bền vững… Bên cạnh đó, cần tăng cường đan xen lợi ích với mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để nâng cao hơn nữa “giá trị chiến lược” của đất nước; từng bước xử lý ổn thỏa các vấn đề tồn tại, phát sinh trong quan hệ với nhiều đối tác chủ chốt.

Thứ hai, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời thúc đẩy và nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hoá, du lịch…, qua đó thu hút thêm nhiều nguồn lực, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn. Bối cảnh mới đặt ra những yêu cầu cao hơn cho công tác hội nhập quốc tế, đó là: cần phát huy tốt hơn thế và lực, tầm quan trọng về địa-chiến lược của đất nước để chủ động vươn lên, đóng vai trò xứng đáng ở những lĩnh vực ta có lợi ích và thế mạnh; chú trọng hỗ trợ các ngành, địa phương, doanh nghiệp mở rộng hợp tác với bên ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ và kĩ năng quản lý…, góp phần thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương trên tinh thần của Chỉ thị 25 của Ban Bí thư, từ chủ động, tích cực tham gia sang từng bước đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững. Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công; từng bước đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt và hòa giải ở những lĩnh vực, diễn đàn mà ta có khả năng và lợi ích; chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, cần chú trọng gắn kết, lồng ghép khéo léo và hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của khu vực và toàn cầu, vừa bảo đảm được sự ủng hộ quốc tế đối với các vấn đề lợi ích của ta, vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm và đóng góp vào xử lý các thách thức toàn cầu và hiện thực hóa hóa các mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm, sáng tạo...

Thứ tư, đối ngoại tiếp tục kết hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên mà đối ngoại cần phải tiếp tục làm tốt để góp phần giữ vững môi trường hòa bình cho phát triển đất nước. Muốn làm được như vậy, đối ngoại phải phát huy được thế mạnh để hóa giải, xử lý từ sớm, từ xa các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, nhất là thông qua thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, tận dụng hiệu quả các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương pháp của công tác ngoại giao văn hóa, tuyên truyền đối ngoại, bảo hộ công dân, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài để tạo sự gắn kết chặt chẽ, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp cho phát triển đất nước. Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, ngoại giao văn hóa và tuyên truyền đối ngoại cần không ngừng đổi mới, sáng tạo để quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam năng động, cởi mở, thân thiện, với ý chí và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Đồng thời, đối ngoại sẽ đóng vai trò tích cực, sáng tạo hơn trong kết nối, thu hút nguồn lực kinh tế, tri thức của người Việt Nam ở nước ngoài đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước trong thời kỳ chiến lược mới.

Thứ sáu, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại. Tính toàn diện của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên cả ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Về lĩnh vực, đó là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân. Triển khai đối ngoại không còn chỉ là giữa nhà nước - nhà nước, mà còn là địa phương, doanh nghiệp, người dân. Do đó, địa phương, doanh nghiệp, người dân vừa cũng vừa là chủ thể triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, vừa là đối tượng, mục đích để công tác đối ngoại hướng tới.

Ngoại giao hiện đại kế thừa truyền thống ngoại giao Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Tính hiện đại của ngoại giao được thể hiện ở cả phương thức triển khai, đội ngũ nhân lực, tổ chức bộ máy, cơ sở hạ tầng đạt tầm khu vực và vươn tầm quốc tế, giúp thúc đẩy hiệu quả lợi ích quốc gia – dân tộc, đồng thời có khả năng thích ứng linh hoạt với chuyển biến của tình hình và các yếu tố mới như ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại giao số, ngoại giao trực tuyến, ngoại giao thượng đỉnh…

Thứ bảy, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, an ninh và phát triển, không để bị động, bất ngờ; chủ động đề xuất các chiến lược và giải pháp. Đặc biệt, với trọng tâm phục vụ phát triển, mạng lưới 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần phát huy tốt hơn khả năng tiếp cận các nguồn thông tin về chính trị, kinh tế thế giới, khoa học công nghệ, thị trường, qua đó hỗ trợ hiệu quả hơn cho điều hành kinh tế trong nước và tham mưu về các mô hình phát triển.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chiến lược quan trọng, với những mục tiêu, khát vọng phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc, kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng, phong cách, bản lĩnh đối ngoại của Người, ngành đối ngoại đã không ngừng đổi mới tư duy và phương pháp, bảo vệ vững chắc và phục vụ hiệu quả lợi ích quốc gia - dân tộc, đó là: giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đưa đất nước vào vị trí có lợi nhất trước mọi biến chuyển của tình hình và các xu thế của thời đại, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa./.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
  • Tập trung nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của thanh thiếu niên về các giá trị truyền thống
  • Phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết năm 2024
  • IFT mong muốn được hỗ trợ vốn, kết nối thị trường trong và ngoài nước
  • Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
  • Khẩn trương triển khai các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
  • Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cán bộ nguồn quy hoạch cấp ủy cấp huyện
  • Học sinh, sinh viên Long An viết tiếp truyền thống
推荐内容
  • Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
  • Ngày 24
  • Nâng cao chất lượng nắm, phân tích, dự báo tình hình an ninh trật tự
  • Long An: Trao quyết định của Ban Bí thư chỉ định 3 đồng chí tham gia Ban Chấp hành
  • VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
  • Thành phố Vị Thanh tiếp tục thực hiện các tiêu chí đô thị loại II