【nhận định bóng đá uzbekistan】Thị trường chứng khoán: Xu hướng tăng trưởng là cơ bản
Rủi ro đang gia tăng vì áp lực từ những bất ổn dư địa chính trị, thương mại thế giới. Tuy nhiên, thị trường quý II vẫn còn nguyên vẹn những kỳ vọng. Bên cạnh nền tảng vĩ mô ổn định, TTCK sẽ được hỗ trợ lớn “theo dấu các dòng tiền lớn” chảy vào các “đặc sản” riêng của thị trường Việt Nam.
Thị trường lập kỷ lục trong quý I
Bắt đầu từ đầu tháng 4, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa được hoàn toàn hóa giải, thì bất ổn chính trị tại Syria đã leo đến nấc thang cao nhất, khiến TTCK toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, với Việt Nam, diễn biến tích cực của TTCK trong quý I/2018 là không thể phủ nhận. Chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh lịch sử khi đóng cửa đạt trên đỉnh lịch sử 1.170 điểm.
Trong quý đầu năm, TTCK Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng điểm với mức tăng trưởng vượt trội về giá trị giao dịch. Tính chung cho cả quý, chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 19,3% và 12,8% về điểm số; trong khi giá trị giao dịch lần lượt đạt mức tăng vượt trội 129% và 166% so với cùng kỳ năm 2017.
Xét về diễn biến các nhóm ngành trong quý I, có thể thấy đa số các ngành tăng trưởng mạnh nhất đều có vốn hóa lớn, trong khi nhóm ngành giảm mạnh nhất thuộc các ngành vốn hóa tầm trung và mức giảm tương đối thấp. Trong đó, tăng trưởng nổi bật nhất thuộc về nhóm ngành ngân hàng (+40,4%) với diễn biến tăng đồng đều ở tất cả các mã trong ngành nhờ kết quả kinh doanh năm 2017 cũng như triển vọng năm 2018 tích cực. Nhóm ngành tăng trưởng mạnh thứ 2 là ngành bất động sản dân cư (+39,9%), với diễn biến tăng mạnh tập trung ở các mã vốn hóa lớn trong ngành như VIC, KDH, DXG… trong khi các mã vốn hóa vừa và nhỏ có diễn biến phân hóa. Ngành bảo hiểm có mức tăng mạnh thứ 3 (+35,2%) chủ yếu nhờ mức tăng đột biến ở mã vốn hóa đầu ngành là BVH.
Cùng với sự gia tăng của dòng tiền nội, dòng tiền ngoại tiếp tục cho thấy sự tích cực, khi khẳng định bằng quý thứ 5 khối ngoại mua ròng liên tiếp trên HOSE, với giá trị duy trì ở mức cao.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 71,2 nghìn tỷ đồng và bán ra 61,6 nghìn tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt hơn 9,6 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý là sau 4 tháng mua ròng liền trước, khối này đã bán ròng nhẹ trong tháng 3 với giá trị đạt gần 12 tỷ đồng, với nguyên nhân đến từ việc các quỹ chỉ số bị rút vốn mạnh trong tháng 3, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rủi ro gia tăng với câu chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong quý I, khối ngoại mua ròng mạnh các mã trong ngành tài chính (10,3 nghìn tỷ đồng), tập trung ở các mã bất động sản như VRE, VIC, DXG, PDR… Các ngành còn lại được mua ròng nhưng với giá trị không lớn như dầu khí (852 tỷ đồng), ngân hàng (632 tỷ đồng), dịch vụ tiêu dùng (595 tỷ đồng) và tiện ích cộng đồng (273 tỷ đồng). Trong khi đó, các ngành bị bán ròng gồm có nguyên vật liệu (-1,6 nghìn tỷ đồng), công nghiệp (-850 tỷ đồng), dược phẩm và y tế (-418 tỷ đồng), công nghệ thông tin (-116 tỷ đồng) và hàng tiêu dùng (-114 tỷ đồng). Đáng chú ý khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 2 mã đầu ngành vốn hóa lớn là HPG (-2,2 nghìn tỷ đồng) và VNM (-1,5 nghìn tỷ đồng) trong quý I sau khi đã mua ròng mạnh 2 mã này trong năm 2017 với tổng giá trị lần lượt 2,8 nghìn tỷ đồng và 7,7 nghìn tỷ đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia, bên cạnh yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước tạo lực đỡ mang tính nền tảng, TTCK trong nước quý I nhận được trợ lực lớn từ sự cải thiện sức khỏe của doanh nghiệp niêm yết, cũng như sức hút từ hoạt động IPO, thoái vốn nhà nước.
Kỳ vọng vẫn gần như “nguyên vẹn”
Nhiều nhận định cho thấy, bước sang quý II, TTCK có thể chịu áp lực rủi ro điều chỉnh lớn hơn do định giá VN-Index đang ở mức cao và giá của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cũng đang ở mức “đỉnh” kể từ năm 2007 tới nay. Cùng với đó, những bất định từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại, chính trị đang tạo ra rủi ro điều chỉnh bất thường của TTCK thế giới lẫn trong nước.
Tuy nhiên, với các “đặc sản” của mình, TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá đầy tiềm năng và có cơ hội tăng trưởng rất lớn, dù việc xuất hiện nhiều hơn các phiên điều chỉnh lớn là khó tránh khỏi.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, mặc dù đã đi qua một phần tư thời gian của năm 2018, các kế hoạch “lớn” của Chính phủ vẫn đang ở phía trước, như là thoái vốn nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng thành phần kinh tế tư nhân, nỗ lực thăng hạng TTCK Việt Nam,... Thêm vào đó, yếu tố tăng trưởng kinh tế khả quan khiến Việt Nam càng thêm hấp dẫn dòng vốn đầu tư gián tiếp. Mặc dù bán ròng trong tháng 3, nhưng giá trị mua ròng lũy kế trong quý I/2018 của khối ngoại vẫn đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng (+178% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, trong quý II này, nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn dự kiến lên sàn niêm yết và sẽ mang lại luồng gió mới, đi kèm những hiệu ứng tích cực như: TPBank, FPT Retail, Vinhomes, Techcombank, Hải Phát Invest, VEAM… “Đây đều là những doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn, nền tảng cơ bản vững chắc, thu hút được nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư nước ngoài và sẽ tạo được các hiệu ứng tích cực lên thị trường trong thời gian đầu mới lên sàn”, BVSC nhận định.
Một điểm nhấn khác là theo dự kiến trong tháng 5 tới, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) sẽ chính thức được triển khai. Sản phẩm mới này kỳ vọng sẽ tạo ra tính hấp dẫn mới cho thị trường gia tăng thanh khoản, đặc biệt là những mã chứng khoán được làm tài sản cơ sở cho chứng quyền và các đơn vị phát hành chứng quyền.
Bên cạnh đó, tiếp nối đà tích cực của năm 2017, kết quả kinh doanh quý I và kỳ vọng quý II/2018 được dự báo sẽ tiếp tục khả quan, đây là động lực thực sự cho thị trường tăng điểm. Chưa dừng ở đó, động lực tăng trường dài hạn của thị trường vẫn được duy trì từ những câu chuyện riêng có của Việt Nam là: Câu chuyện nâng hạng MSCI và tiến trình IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), thoái vốn nhà nước. Vì vậy, VDSC cho rằng, chiến lược đầu tư “theo dấu dòng tiền lớn” sẽ mang lại hiệu quả trong năm 2018. Theo đó, các doanh nghiệp đầu ngành có vốn hóa lớn với các triển vọng gồm: Giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước; IPO, thoái vốn công ty con sở hữu thế mạnh liên quan đến tiêu dùng và đối tượng của sản phẩm chứng quyền có đảm bảo,… sẽ là điểm đến của dòng tiền.
BVSC cũng cho hay, với triển vọng tích cực của các yếu tố cơ bản: Doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, TTCK Việt Nam trong quý II được dự báo vẫn sẽ nằm trong xu hướng tăng điểm chủ đạo.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều chung nhận định, với các yếu tố rủi ro liên quan như mặt bằng giá cao, tỷ lệ ký quỹ lớn, ảnh hưởng tiêu cực từ bất ổn chính trị, căng thẳng thương mại, FED tăng lãi suất… có thể làm thị trường biến động mạnh. Do vậy, nhà đầu tư cần chủ động quan sát, theo sát diễn biến liên quan và dòng tiền vào thị trường; đồng thời tránh sử dụng đòn bẩy quá cao.
Duy Thái
(责任编辑:World Cup)
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Tại sao nhà hướng Nam lại mang vượng khí tốt cho gia chủ?
- ·Hấp lực từ ‘thiên đường’ nghỉ dưỡng Ixora Ho Tram by Fusion
- ·5 tháng tốt để làm nhà trong năm 2021
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Thêm lựa chọn mới cho dân phố cổ Hà Nội khi di rời khỏi trung tâm
- ·Cận cảnh khu liên cơ nghìn tỷ 2 sở ‘ngồi chưa ấm chỗ’ đã rời đi
- ·Tìm hướng cho dòng vốn đầu tư năm 2021
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Kim Oanh Group tặng Long An, Đồng Tháp 12 máy thở, vật tư y tế chống dịch
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Tiềm năng đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng ở Phú Quốc
- ·Năng lượng xanh tích cực tại khu đô thị Anlac Green Symphony
- ·Lột xác cho không gian nhà bếp với 8 chiêu đơn giản siêu tiết kiệm
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Hội ngộ diva Hồng Nhung tại sinh nhật lần thứ 10 của Đất Xanh Miền Trung
- ·‘Chìa khóa’ tạo khác biệt của các dự án căn hộ cao cấp
- ·Hoa Tiên Paradise tổ chức lễ ký hợp tác kiểu ‘lạ’ giữa mùa dịch Covid
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Chủ dự án chung cư mở thủ tục phá sản, người mua nhà như ‘ngồi trên lửa’