【ty le ca cuoc bong đa hom nay】Dự thảo Nghị định kinh doanh vận tải bằng ô tô có gì đáng lưu ý?
Đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng
Ngày 23/1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo “Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô: Vấn đề và kiến nghị”.
Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá dự thảo Nghị định 86 đã thể hiện một số đổi mới về tư duy và cải thiện về cách thức quản lý nhà nước về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như bỏ hoặc sửa một số quy định trói buộc doanh nghiệp không còn phù hợp như bỏ quy định về quy mô số lượng xe tối thiểu; thống nhất niên hạn 12 năm cho xe taxi; sửa quy định về người điều hành vận tải. Bỏ một số thành phần trong hồ sơ cấp giấy phép theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Bỏ các quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã như phải ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH, BHYT; bỏ quy định về cơ quan quản lý tuyến lựa chọn đơn vị khai thác...
Tuy nhiên, theo bà Lan, vẫn còn những quy định hành chính vô lý còn được duy trì như lái xe phải mang theo danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh; trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô các thông tin của chuyến đi...
Thậm chí, ngay tại các quy định mới hoặc sửa đổi (như cho phép áp dụng chính thức hợp đồng điện tử, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, hợp đồng vận tải...) đã xuất hiện hàng loạt quy định bất cập, theo cách cấm đoán hoặc hạn chế quyền kinh doanh của một số loại hình doanh nghiệp (như kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, cung cấp ứng dụng kết nối hợp đồng vận tải điện tử, các hộ kinh doanh vận tải) trong khi bảo hộ cho một số loại hình khác như doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
“Điều này vừa phản cạnh tranh, vừa đi ngược lại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được tự do lựa chọn và sử dụng những phương thức kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Mặt khác cấm đoán hoặc hạn chế sử dụng các công cụ điện tử cũng đi ngược với chủ trương của Nhà nước về khuyến khích ứng dụng công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, việc sở hữu xe bằng mua mới hay thuê xe là quyền của doanh nghiệp.
Ví dụ trong dịp lễ Tết, nhu cầu đi lại hành khách tăng lên, các doanh nghiệp có thể thuê xe để phục vụ nhu cầu. Máy bay còn có thể thuê để kinh doanh vận tải sao lại cấm đoán thuê ô tô chở khách? Điều này sẽ gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp vận tải và động chạm đến quyền sở hữu của doanh nghiệp”, bà Lan phân tích thêm.
Phải có sự cạnh tranh sòng phẳng
Đồng tình với những quan điểm của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc xây dựng quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải vẫn cần phải xem xét theo một loại hình kinh doanh vận tải mới.
Đáng chú ý, theo ông Hiếu, dự thảo Nghị định 86 mới chỉ mang tính siết chặt hơn chứ chưa cởi trói cho doanh nghiệp vận tải, không giải quyết được vấn đề hiện nay. Ví dụ về khái niệm “xe dù, bến cóc”, đây không phải là lỗi của người kinh doanh mà khuôn khổ pháp luật đã không đưa họ vào.
Ông Hiếu cũng dẫn chứng thêm về một số nội dung trong Luật Giao thông đường bộ của Canada áp dụng cho cả taxi không người lái, tổng đài điều khiển tự động không cần nhân viên. Hệ thống pháp luật xây dựng theo hướng trong 30 năm tới có xu hướng tự động điều hành, không cần người và cả phương tiện bay không người lái trên mặt đất. Theo đó, Việt Nam cũng cần phải có một quy định mang tính tầm nhìn xa hơn.
Ông cũng cho biết thêm, mục đích xây dựng luật của nước ngoài đang chuyển dần từ mục đích an toàn sang mục tiêu thương mại và kinh tế. Họ coi vận tải là lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của đời sống và nhu cầu đi lại ngày càng tăng con người để phát triển thịnh vượng. Đây là mục tiêu phải ưu tiên.
Vì vậy, dự thảo Nghị định 86 cần cách tiếp cận theo một tư duy mới, xử lý tách bạch mục tiêu an toàn và kiểm soát an toàn, tách bạch với hợp đồng kinh doanh vận tải, không thể đánh đồng việc nhiều xe gây tắc đường nên hạn chế số lượng xe. Kinh doanh phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau, phải lấy cái mới làm cơ sở để bãi bỏ cái áo cũ chật hẹp và xoá bỏ những kìm hãm trong phương thức kinh doanh cũ, do áp đặt quy định pháp luật.
“Chúng ta không sửa đổi mà phải bỏ các quy định can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế. Theo đó, dự thảo Nghị định 86 cần tính đến điều kiện mới, quản lý ở khâu một khâu cụ thể chứ không phải bắt người kinh doanh làm hết. Chỉ khi tư duy được như vậy mới tháo gỡ được Nghị định này”, ông Hiếu đề xuất.
(责任编辑:World Cup)
- ·Mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của vùng áp thấp suy yếu từ bão số 9
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu chưa tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA
- ·Chế độ ăn kiêng giảm cân theo cách nhịn ăn gián đoạn 5:2 tốt không?
- ·‘Lá chắn’ bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ kháng kháng sinh tại Bệnh viện FV
- ·Ngân hàng Nhà nước tăng 1% các mức lãi suất điều hành
- ·Bệnh nhồi máu cơ tim khiến Hà Lan Phương qua đời nguy hiểm ra sao?
- ·Xuất khẩu tôm sang EU vẫn khó khăn
- ·Người đàn ông nguy kịch, suy hô hấp vì bệnh uốn ván
- ·Thượng đỉnh Hoa Kỳ
- ·Hàng Việt ầm ầm xuất ngoại qua các “đại gia" bán lẻ
- ·Giá các mẫu xe máy Benelli tại Việt Nam tháng 6/2018 biến động ra sao?
- ·Người đàn ông Hà Nội ngừng tim nhiều lần được cứu sống ngoạn mục
- ·Bộ Công Thương "bắt tay" Amazon 3 năm để thúc xuất khẩu hàng hoá
- ·Ăng ten trên ô tô dài gần 20 cm cắm sâu làm mù mắt nam thanh niên
- ·Khẩn trương hoàn thiện các văn bản về xây dựng Chính phủ điện tử
- ·Infographics: Nét nổi bật của hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4
- ·Khó thở, đau tức ngực, phát hiện bệnh hiếm 10.000 người chỉ 2 người bị
- ·Siro ho Ấn Độ liên quan 66 trẻ tử vong, đòn giáng vào ‘nhà thuốc thế giới’
- ·ADB: Covid
- ·Một cơ sở thẩm mỹ ở TP.HCM bị phản ánh, tố cáo nhiều lần