【câu lạc bộ ajaccio】Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Việc tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát năm 2021 là khả thi | |
Một năm khó khăn trong quản lý,ênđịnhmụctiêukiểmsoátlạmphátgiữvữngổnđịnhkinhtếvĩmôcâu lạc bộ ajaccio điều hành giá | |
Quyết liệt triển khai các giải pháp bình ổn giá |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trình bày tham luận tại Đại hội |
Trình bày tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chiều 27/1, đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho biết, nhìn lại cả giai đoạn 2016-2020, công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng đã đạt được những thành tựu nổi bật.
Điển hình như, NHNN đã điều hành CSTT hiệu quả nhờ sự kiên định, chủ động, thận trọng và linh hoạt, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% theo đúng mục tiêu của Quốc hội đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Bên cạnh đó, điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng đi đôi với an toàn, hiệu quả, phù hợp với chủ trương từng bước giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, hỗ trợ đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc, từng bước hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phòng chống rửa tiền để nâng cao tính minh bạch trong nền kinh tế…
Nhiệm kỳ 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, trong bối cảnh thương mại giữa các nước lớn vẫn gia tăng, các đối tác thương mại lớn quan tâm sâu hơn về điều hành kinh tế vĩ mô, CSTT và gia tăng giám sát thương mại đối với Việt Nam, đặt ra nhiều thách thức đối với NHNN Việt Nam trong điều hành CSTT.
Có 8 nhóm giải pháp được Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề cập tới nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ngành ngân hàng và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thứ nhất là,tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện chất lượng đầu vào cho hoạch định chính sách (nâng cao chất lượng thống kê, phân tích, dự báo), chủ động, thận trọng và linh hoạt điều hành các giải pháp và công cụ CSTT, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhất là chính sách tài khoá để ứng phó linh hoạt, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của kinh tế, tiền tệ thế giới.
Thứ hai là, thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyển quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng (TCTD) với khách hàng vay sang quan hệ mua bán ngoại tệ để tiếp tục giảm tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế; triển khai lộ trình từng bước tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam một cách thận trọng, phù hợp
Thứ ba là, tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tín dụng mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.
Thứ tư là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao; theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến bất thường có nguy cơ rủi ro để kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo TCTD xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD…
Thứ năm là,tập trung hoàn thành các nhiệm vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc chia sẻ, cung ứng các sản phẩm số và tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực còn lại để mở rộng hệ sinh thái…
Thứ sáu là,thực hiện tốt chương trình cải cách thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng văn hoá công sở, văn hoá doanh nghiệp, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân…
Thứ bảy là, chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng…
Thứ tám là,hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng, trong đó trọng tâm là tổng kết, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng chống rửa tiền tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tăng cường thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng…
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Hành trình gian nan qua lời kể của thợ lặn
- ·Thách thức của doanh nghiệp pro
- ·VinCommerce dừng nhận hàng từ nhà cung cấp có ca dương tính với Covid
- ·Twitter cấm cửa Facebook, Instagram
- ·Hà Nội xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo dịp Tết
- ·VDO phân phối các sản phẩm Samsung Memory chính hãng
- ·Viettel Telecom ra mắt WiFi 5in1 tích hợp công nghệ WiFi6
- ·Cơn lốc giá cước buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng đơn hàng CIF để giữ chân khách hàng
- ·Vụ công nhân Yazaki hít phải 'khí lạ': Mòn mỏi chờ nguyên nhân trong tuyệt vọng
- ·Tân cảng Sài Gòn triển khai 4 nhóm giải pháp giải tỏa hàng tại cảng Cát Lái
- ·Tình trạng các cậu bé vừa được giải cứu khỏi hang động Thái Lan hiện ra sao
- ·Mở cửa hàng trực tuyến miễn phí trên GoFood trong 4 bước
- ·Cảng Hải Phòng đạt sản lượng khai thác gần 2,6 triệu tấn trong tháng 5
- ·iPhone 15 Ultra có thể tăng giá sốc
- ·Vũ Ngọc và Son: 'Chúng tôi mất hơn 6 tháng chuẩn bị cho mỗi fashion show'
- ·Trung Quốc siết quản lý công nghệ deepfake
- ·Bổ nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt của Tập đoàn VNPT
- ·Kỷ lục xếp dỡ mới tại cảng nước sâu hàng đầu Việt Nam
- ·Thống nhất tên mới cho hiệp định TPP
- ·Phát triển hạ tầng bưu chính để gắn kết giữa thế giới thực và không gian số