【kết quả al ain】Cơ cấu lại nền kinh tế: Tận dụng cơ hội, tạo đà bứt phá
Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu “kép” trong năm 2021 | |
Tái cơ cấu nền kinh tế - 5 năm nhìn lại | |
5 mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020 vượt xa so với kế hoạch |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự kiến Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Ảnh: quochoi.vn |
Thời gian tới, bối cảnh quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp, còn có thể kéo dài và có những yếu tố bất định.
“Trước bối cảnh đó, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Về quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện thực chất, hiệu quả hơn nữa trên cơ sở củng cố và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành linh hoạt, phối hợp hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, gắn với thực hiện ba đột phá chiến lược và sáu nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Mục tiêu đặt ra là phải tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế.
Ngoài ra, Kế hoạch đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, ngoài một số chỉ tiêu cập nhật của kỳ kế hoạch trước, Kế hoạch bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết đưa nội dung cơ cấu lại nền kinh tế thành một kế hoạch riêng vì khá nhiều nội dung của Kế hoạch trùng lặp với nội dung đã được nêu tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công 5 năm 2021 - 2025.
Về cơ bản, Ủy ban Kinh tế nhất trí với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế lưu ý, cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn để không lỡ nhịp với kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cần rõ nét hơn về các trọng tâm, trọng điểm các ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, giữ vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.
Phối hợp điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả với liều lượng hợp lý, tại thời điểm phù hợp và phối hợp chặt chẽ giữa hai chính sách để hỗ trợ tăng trưởng trên cơ sở bảo đảm an toàn nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô.
“Có giải pháp tổng thể và phù hợp để giải quyết dứt điểm năng lực sản xuất dư thừa, nhất là đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, các dự án yếu kém, thua lỗ”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Thứ nhất, hoàn thành cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đầu tư công, ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, phát triển các loại hình thị trường, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Thứ ba, phát triển lực lượng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Thứ tư, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị- nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Thứ năm, nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm; tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy yếu tố con người, giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhà khoa học 'giật mình' phát hiện hóa chất kem chống nắng trong mô vú
- ·Việt Nam joins preparatory meeting for 40th, 41st ASEAN Summits
- ·President sends condolences over Seoul stampede
- ·Minister presents draft amended Law on Electronic Transactions
- ·Nắng nóng đỉnh điểm, nhân viên điện lực vác loa khắp phố kêu gọi tiết kiệm điện
- ·Việt Nam, China begin joint sea patrol
- ·Việt Nam, Germany to expand cooperation in vocational training, professional human resources
- ·Prime Minister highlights importance of law observance
- ·Việt Nam nộp Văn kiện gia nhập Thỏa ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
- ·President hails development of VN
- ·Việt Nam chế tạo thành công bộ kit test nhanh virus corona, năng lực sản xuất 10.000 bộ trong ngày
- ·German Chancellor to pay official visit to Việt Nam
- ·Danish Crown Prince’s Việt Nam visit to beef up bilateral relations
- ·Formosa completes compensation, commits to environmental protection after 2016 incident
- ·Trung tâm đăng kiểm cho ra kết quả sai: Lập tức bị đình chỉ hoạt động
- ·Trades, ties on agenda as PM Chính meets New Zealand counterpart Jacinda Ardern
- ·Vietnamese PM suggests cooperation priorities at ASEAN Global Dialogue
- ·Việt Nam and China continue to accelerate people
- ·Đáp án môn Sinh học tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·New Zealand attaches importance to ties with Việt Nam: PM Ardern