【tỷ lệ cá cược bóng đá ma cao】Cảnh báo lừa đảo đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết,ảnhbáolừađảođưalaođộngđilàmviệctạiHànQuốtỷ lệ cá cược bóng đá ma cao thời gian gần đây một số đối tượng cò mồi, môi giới nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của nhiều lao động muốn đi làm việc tại Hàn Quốc đã lợi dụng sự cả tin của những người không hiểu biết về các chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc để lừa đảo, thu tiền bất chính nhằm trục lợi.
Ai có nhu cầu đi lao động ở Hàn Quốc nên tìm hiểu kỹ, tránh tiền mất tật mang. Ảnh minh họa
Những đối tượng này thường đưa ra những thông tin không chính xác, hứa hẹn có thể giúp đỡ người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc qua những kênh khác nhau; thậm chí, có đối tượng đã giả mạo hợp đồng, con dấu và chữ ký của lãnh đạo Bộ LĐ-TBXH để lừa đảo số tiền lớn của người lao động.
Để tránh việc bị lừa đảo và mất tiền cho người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động cần tìm hiểu về các các thông tin, chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc hiện nay qua các website của Cục Quản lý lao động ngoài nước (http://www.dolab.gov.vn) và Trung tâm Lao động ngoài nước (http://colab.gov.vn). Bên cạnh đó, cần cảnh giác trước tất cả những thông tin, lời mời, hứa hẹn giúp đỡ đi làm việc tại Hàn Quốc và liên hệ các cơ quan chức năng để kiểm chứng những thông tin nhận được. Đặc biệt, cần phải tố giác với cơ quan chức năng (Công an, sở LĐ-TB&XH nơi cư trú, Cục Quản lý lao động ngoài nước..) để phối hợp xử lý khi phát hiện những trường hợp lừa đảo người lao động.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện người lao động có thể đi làm việc tại Hàn Quốc thông qua 3 kênh chính thức, gồm:
Thứ nhất, lao động đi theo Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS): Bộ LĐ-TBXH giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất thực hiện chương trình này. Tuy nhiên, hiện nay, do phía Hàn Quốc chưa ký lại Bản Ghi nhớ bình thường với Việt Nam nên người lao động mới không thể tham gia chương trình này. Đối với người lao động đã có hồ sơ dự tuyển trên mạng và đang chờ được doanh nghiệp sử dụng Hàn Quốc lựa chọn theo Chương trình EPS, người lao động chỉ có thể sang làm việc tại Hàn Quốc khi có doanh nghiệp sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng. Khi có những thông tin về tình trạng hồ sơ của mình như được chọn, nộp tiền, xuất cảnh hoặc những lời mời, hứa hẹn giúp đỡ được chọn và xuất cảnh nhanh cần liên hệ với Trung tâm Lao động ngoài nước để kiểm tra và xác thực những thông tin nhận được.
Thứ hai, người lao động có nguyện vọng đi làm việc theo chương trình đưa lao động sang làm thuyền viên tàu cá gần và xa bờ tại Hàn Quốc có thể liên hệ với các doanh nghiệp đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện (tìm hiểu danh sách những doanh nghiệp được phép thực hiện trên trang điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Theo đó, một số điều kiện cơ bản để đăng ký tham gia chương trình: Người lao động phải ở độ tuổi từ 20 đến 40; là người sinh sống tại đại phương ven biển và có kinh nghiệm, khả năng đánh bắt thủy hải sản; đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và cấm nhập cảnh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận người lao động.
Thứ ba, người lao động có nguyện vọng đi làm việc theo Chương trình đưa lao động trình độ cao sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình thẻ vàng (visa E7) phải đăng ký tại một số doanh nghiệp có hợp đồng cung ứng đưa lao động đi làm thuyền viên Hàn Quốc đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện (tìm hiểu danh sách những doanh nghiệp được phép thực hiện trên trang điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Theo đó, một số điều kiện cơ bản để đăng ký tham gia chương trình như: Có trình độ tương đương hoặc cao hơn cử nhân trong lĩnh vực có liên quan; có thời gian làm việc trên 2 năm trong lĩnh vực chuyên môn yêu cầu; trình độ tiếng Hàn (hoặc tiếng Anh) đáp ứng yêu cầu bên tuyển dụng; đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và cấm nhập cảnh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận người lao động.
Hoàng Nguyên
Hoang mang vì giày bảo hộ lao động Trung Quốc gây bỏng rộp(责任编辑:La liga)
- ·Marc Faber: 'Đầu tư vào Việt Nam tốt hơn Trung Quốc'
- ·Khám phá Huế bằng công nghệ ảnh 360 độ
- ·Iran thề dồn toàn bộ sức mạnh để bảo vệ Hezbollah trước Israel
- ·Đức gửi Patriot cho Kiev, rộ tin Ukraine phá kho đạn bên trong lãnh thổ Nga
- ·138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ
- ·Nhật Bản và Philippines ký kết thỏa thuận quốc phòng quan trọng
- ·Cân nhắc đối với các trường hợp miễn kiểm tra an toàn thực phẩm
- ·Vắng mặt tại phiên tranh luận, vợ ông Trump 'phá vỡ truyền thống'
- ·Hành trình theo dấu vết phá vụ án cô gái mất tích nhiều ngày dịp tết
- ·HNX: 80% công ty IPO bán hết cổ phần chào bán trong tháng 1/2015
- ·Hà Nội gấp rút kiểm tra 'tòa nhà cao hơn Lăng Bác'
- ·Tổng CtyCP Sông Hồng bị phạt 70 triệu đồng
- ·Làm rõ thông tin du khách bị xích lô “chặt chém”
- ·Vốn ngoại vào chứng khoán sẽ tiếp tục tăng lên vào đầu năm 2015
- ·Ngăn chặn vụ lừa đảo từ biểu hiện lạ của cụ bà 82 tuổi tại ngân hàng
- ·Xì xụp cá khoai
- ·Huy động thành công 6.020 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Về chùa Huế ngắm hoa sala
- ·Singapore chi nghìn tỷ vào khu sinh thái nghỉ dưỡng tại Hòa Bình
- ·Mở rộng địa bàn hoạt động hải quan