【ty so koln】Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia: Đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch
Đấu thầu rộng rãi,ĐấuthầumuahàngdựtrữquốcgiaĐảmbảonguyêntắccạnhtranhcôngkhaiminhbạty so koln công khai
Theo ông Phạm Vũ Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN), công tác đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia (DTQG) được lãnh đạo Tổng cục DTNN phân công cụ thể cho các đơn vị và quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và kế hoạch được giao. Theo đó, các mặt hàng phục vụ yêu cầu về sản xuất, đời sống nhân dân (như thóc, gạo tẻ, muối ăn) được giao cho các cục DTNN khu vực làm chủ đầu tư để mua sắm; các mặt hàng vật tư, thiết bị phục vụ yêu cầu về cứu hộ, cứu nạn, v.v… được giao cho các đơn vị chức năng tại cơ quan Tổng cục DTNN thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư để mua sắm.
Việc mua hàng DTQG được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai, đúng quy định của Luật Đấu thầu (trừ mặt hàng thóc được mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định tại Điều 43 Luật DTQG). Quy trình mua hàng DTQG được thực hiện chặt chẽ từ khâu khảo sát, trình phê duyệt giá tối đa; xây dựng, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu; đến khâu tổ chức đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng; kiểm soát chất lượng hàng, nhập kho và bảo hành. Nội dung, trình tự và trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện từng khâu công việc được quy định rất cụ thể tại Quyết định số 1045/QĐ-TCDT ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN; bảo đảm thực hiện công tác mua hàng theo đúng quy định của pháp luật, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan.
|
Bên cạnh đó, việc khảo sát, xây dựng phương án giá mua tối đa được thực hiện theo đúng quy định tại Luật DTQG và Luật Giá. Hàng DTQG là một trong những nhóm hàng do nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá. Do đó, trên cơ sở kế hoạch DTQG được giao, Tổng cục DTNN phải xây dựng giá mua tối đa để trình Bộ Tài chính phê duyệt, làm căn cứ xác định giá cụ thể. Giá mua tối đa được xây dựng trên cơ sở khảo sát rộng rãi trên thị trường, tham khảo các báo giá của các nhà cung cấp, ý kiến tham gia của các sở tài chính địa phương, mức giá các cục DTNN khu vực đề nghị và giá trúng thầu của các gói thầu mua sắm trước đó. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý giá Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Quy trình đó đã bảo đảm giá mua tối đa các mặt hàng DTQG sát với giá thị trường từng địa bàn tại thời điểm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Khâu lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bảo đảm đúng nguyên tắc, căn cứ pháp lý, nội dung kế hoạch. Trong đó, việc phân chia gói thầu là nội dung cơ bản của kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đấu thầu, phù hợp với tính chất kỹ thuật của hàng hóa, quy mô của gói thầu bảo đảm nhiều nhà thầu có thể tham dự.
100% gói thầu mua vật tư, thiết bị được đấu thầu qua mạng
Cũng theo ông Phạm Vũ Anh, việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa. Đặc biệt, các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng DTQG, yêu cầu về giao, nhận, bảo quản được quy định rất cụ thể trong các hồ sơ mời thầu theo đúng các thông tư của Bộ Tài chính ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các mặt hàng DTQG. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng được quy định rất cụ thể cho từng mặt hàng và công bố công khai tại các thông tư của Bộ Tài chính. Hồ sơ mời thầu được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định pháp luật, được rà soát kỹ để loại trừ các yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Do đó, hồ sơ mời thầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu cung cấp hàng DTQG, đồng thời bảo đảm chất lượng hàng DTQG trong quá trình đấu thầu mua sắm và nhập kho.
Khâu tổ chức đấu thầu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Đặc biệt, từ năm 2019, theo lộ trình đấu thầu qua mạng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công tác đấu thầu mua hàng DTQG được chuyển đổi từ đấu thầu giấy truyền thống sang đấu thầu qua mạng. Đến nay, 100% các gói thầu mua vật tư, thiết bị là hàng DTQG đã được tổ chức đấu thầu qua mạng, tăng cường tính minh bạch, góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp, tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu, hạn chế tình trạng phải gia hạn thời điểm đóng thầu so với trước đây, đồng thời hạn chế khiếu nại, kiến nghị của các nhà thầu.
Đối với đấu thầu mua gạo, trong thời gian tới Tổng cục DTNN sẽ tăng cường tập huấn nghiệp vụ đấu thầu qua mạng cho các cục DTNN khu vực để chuyển đổi dần sang đấu thầu qua mạng. Việc đấu thầu mua gạo theo kế hoạch năm 2020 do ảnh hưởng dịch Covid–19, giá lương thực biến động tăng, nhiều nhà thầu trúng thầu đã từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo DTQG, gây nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài chính, đến nay Tổng cục DTNN đã hoàn thành 100% kế hoạch mua lương thực được Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đột xuất, cấp bách.
Khâu quản lý chất lượng hàng DTQG được tăng cường ngay từ khâu xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng DTQG, đến khâu tổ chức đấu thầu, nhập kho, bảo hành và bảo quản. Quy trình lấy mẫu kiểm tra, phúc tra được thực hiện đối với tất cả các mặt hàng trước khi nhập kho, trước khi hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng và trong suốt quá trình bảo quản. Do đó, chất lượng hàng DTQG được bảo đảm khi xuất cấp sử dụng.
“Công tác đấu thầu mua hàng DTQG đã bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả; lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng lực cung cấp hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn DTQG, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho mua hàng DTQG; bảo đảm lượng hàng dự trữ trong kho để sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và phục vụ quốc phòng, an ninh” - ông Phạm Vũ Anh khẳng định.
Hoàn thành kế hoạch mua lương thực được giao Đối với đấu thầu mua gạo, trong thời gian tới Tổng cục Dự trữ nhà nước sẽ tăng cường tập huấn nghiệp vụ đấu thầu qua mạng cho các cục Dự trữ nhà nước khu vực để chuyển đổi dần sang đấu thầu qua mạng. Việc đấu thầu mua gạo theo kế hoạch năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19, giá lương thực biến động tăng, nhiều nhà thầu trúng thầu đã từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia, gây nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài chính, đến nay Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành 100% kế hoạch mua lương thực được Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đột xuất, cấp bách. |
Nguyễn Bình
(责任编辑:Thể thao)
- ·Việt Nam ký Thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc
- ·Top Cambodian legislator to visit Viet Nam
- ·Foster, strengthen VN
- ·Top Lao lawmaker to visit Việt Nam
- ·Tiêu hủy gần 3 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu cực độc
- ·VN, Russia issue joint statement
- ·PM meets Berlin Mayor
- ·VN, Cambodia ties an invaluable asset, says NA Chair
- ·Tăng cường kiểm tra, xử lý xe vận chuyển hành khách vi phạm
- ·VN urges China to act responsibly
- ·Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo làm rõ vụ nhóm ‘hiệp sĩ’ TPHCM bị sát hại
- ·Bangladeshi Communist Party leader welcomed in Hà Nội
- ·President takes leave of Israeli envoy, hails ties
- ·VN leaders welcome Singapore Party chief
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Để dòng xe ùn tắc hơn 750m, trạm thu phí sẽ bị xử phạt
- ·Hà Nội voters laud NA session, express concerns
- ·Grand ceremony marks 50 years of Việt Nam
- ·Party chief hails top
- ·Thúc đẩy hợp tác phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo
- ·Govt unable to spend on investment: Deputy PM