【dinamo minsk】Xuất khẩu lao động: Minh bạch để cạnh tranh lành mạnh
Đó là phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 8/3,ấtkhẩulaođộngMinhbạchđểcạnhtranhlànhmạdinamo minsk tại Hà Nội.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh
Báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, trong thời gian qua công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả nhất định với số lượng lao động đưa đi tăng dần theo hàng năm. Bên cạnh đó, lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được gia tăng, hoạt động của doanh nghiệp cũng dần đi vào nề nếp.
Cụ thể, trong 3 năm (2014 – 2016) tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này là xấp xỉ 350 nghìn người. Riêng trong năm 2016, có 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Đài Loan có trên 68 nghìn lao đông, Nhật Bản có trên 40 nghìn lao động, Hàn Quốc trên 8 nghìn lao động và Ả rập Xê – út là trên 4 nghìn lao động.
Tính đến hết tháng 12/2016, toàn quốc có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, có 15 doanh nghiệp nhà nước, 207 công ty cổ phần và 55 công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau khi được cấp phép phần lớn các doanh nghiệp này đều đã tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định của luật. Nhiều doanh nghiệp đã đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 20 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc.
Mặc dù vậy nhưng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động mà khoán trắng mọi hoạt động cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc trong khi quản lý không chặt chẽ hoạt động của chi nhánh, trung tâm này.
Cần cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động xuất khẩu lao động
Trao đổi với Bộ LĐ-TB&XH về vấn đề này tại hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (UBTƯMTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, xuất khẩu lao động là vấn đề đang được người dân rất quan tâm, đem lại nhiều lợi ích quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đã có được những thị trường lao động rất tập trung với quy mô hàng vạn người lao động đi làm việc. Do đó, để giữ vững được những thành quả đó thì việc giành lại uy tín đối với các thị trường nước ngoài là giải pháp rất quan trọng.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động xuất khẩu lao động, và để cạnh tranh lành mạnh cần phải công khai, minh bạch trong các hoạt động xuất khẩu lao động.
“Tôi xem danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ có tên và số điện thoại thôi, muốn tìm hiểu thêm thì không có thông tin gì. Theo tôi phải xem lại cái này. Nguyên tắc thị trường là công khai, minh bạch nên tôi đề nghị Bộ và doanh nghiệp phải công khai toàn bộ thông tin từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động đến số lượng lao động đã được đưa đi làm việc tại nước ngoài, cùng danh sách các thị trường và điều kiện của các thị trường đó...”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, khi tất cả các doanh nghiệp công khai đầy đủ thông tin thì người lao động sẽ có lựa chọn phù hợp hơn. “Tôi xem báo cáo của Bộ chưa có chỗ nào nói rằng người lao động có suy nghĩ gì về xuất khẩu lao động và cơ chế nào để tiếp thu những ý kiến đó. Báo cáo cũng không có đoạn nào nói về vai trò của người lao động trong việc hoàn thiện thể chế về hoạt động xuất khẩu lao động”, Chủ tịch nhấn mạnh .
Trên cơ sở đó, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, để cạnh tranh lành mạnh trước hết phải công khai đầy đủ thông tin về các hoạt động xuất khẩu lao động, phải coi người lao động là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế. Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH nên có cơ quan tiếp nhận những kiến nghị của người lao động để xử lí báo lại cho cộng đồng doanh nghiệp được biết./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Điểm chuẩn Đại học Mỏ Địa chất năm 2018
- ·Điện thương phẩm 9 tháng đạt 162,31 tỷ kWh, tăng 3,09% so với cùng kỳ
- ·Rà soát các lô hàng nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch được ưu đãi thuế
- ·Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu kinh tế
- ·Bức xúc với clip phụ xe khách quát tháo, ném đồ, đuổi du khách Tây xuống đường
- ·Cục Hải quan Thanh Hóa: Thu ngân sách quý I khả quan nhờ thủ tục thông thoáng
- ·Vietcombank và FWD ra mắt sản phẩm mới 'FWD Nâng tầm vị thế 2.0'
- ·Cận cảnh cây sanh trăm tuổi giá 70 tỷ đồng vẫn không bán
- ·IMF giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nợ công mới
- ·Nga khóa dòng khí sang EU:Châu Âu lạnh giá, bão tố nổi lên
- ·Thủ tướng chủ trì họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không
- ·Cuộc chiến gà rán ở Hàn Quốc chưa có hồi kết
- ·Đà Nẵng có 66 sản phẩm dệt may được công bố hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT
- ·Ngày bán trăm cốc trà bí đao, mốt đồ uống mới vỉa hè
- ·Bảo hiểm Xã hội
- ·Hậu Giang chú trọng mở rộng không gian kinh doanh mới
- ·Ngân hàng NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao
- ·Bài toán quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: “Cởi trói” từ cơ chế
- ·Tây Ninh: ‘Quái vật Amazon’ lại lọt lưới, ngư dân xẻ thịt đãi hàng xóm
- ·Hỗ trợ nhanh nhất để thông quan hàng hóa, giải quyết ùn ứ tại cảng Cát Lái