【bóng đá brighton】Tổng cục Hải quan công bố kết quả đo thời gian giải phóng hàng
Tham dự hội nghị có đại diện các bộ,ổngcụcHảiquancôngbốkếtquảđothờigiangiảiphónghàbóng đá brighton ngành đã cùng Tổng cục Hải quan thực hiện đo thời gian giải phóng hàng, đại diện Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Văn phòng đại diện USAID, Văn phòng chuyên gia JICA, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội DN Nhật Bản, đại diện một số Hiệp hội DN: Dệt may, Thép, các DN điện tử, Thủy sản, Giao nhận kho vận Việt Nam, Cảng biển Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh, việc ngành Hải quan tổ chức đo thời gian giải phóng hàng để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7275/VPCP-QHQT và cũng để làm căn cứ phục vụ đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Kế hoạch Cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015. Tổng cục Hải quan đã phối hợp với 9 Bộ quản lý chuyên ngành và 2 Hiệp hội ngành nghề có liên quan tổ chức thực hiện cuộc đo thời gian giải phóng hàng năm 2013 trên phạm vi toàn quốc theo phương pháp của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
Kết quả đo thời gian giải phóng hàng của Hải quan Việt Nam năm 2013 như sau: Đối với hàng nhập khẩu: Thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu cho đến khi hàng đã có quyết định thông quan/giải phóng hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan (tổng thời gian giải phóng hàng) là: 115:00:17 (giờ:phút:giây). Trong đó, thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan Hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là: 32:37:55 (chiếm khoảng 28% tổng thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng có quyết định thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan); 72% thời gian còn lại là tác nghiệp của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa. Thời gian tác nghiệp cụ thể của cơ quan Hải quan tại từng khâu nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục hải như sau: Thời gian đăng ký tờ khai: 0:01:05; Thời gian kiểm tra chứng từ giấy (luồng Vàng): 0:35:51; Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng Đỏ): 0:24:48. Đối với hàng xuất khẩu: Thời gian từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi cơ quan Hải quan ra quyết định thông quan/giải phóng hàng là: 11:06:33 (giờ:phút:giây). Thời gian tác nghiệp cụ thể của cơ quan Hải quan tại từng khâu nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục hải như sau: Thời gian đăng ký tờ khai: 0:01:06; Thời gian kiểm tra chứng từ giấy (luồng Vàng): 0:12:14; Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng Đỏ): 0:19:08. |
Các kết quả chung của cuộc đo thời gian giải phóng hàng đã xác định được: Tổng thời gian thông quan/giải phóng hàng trung bình của hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2013; Thời gian xử lý công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong quy trình làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2013; Xác định các khâu nghiệp vụ gây chậm trễ, kéo dài thời gian thông quan và đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm giảm thời gian.
Phó Tổng cục trưởng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một cuộc đo thời gian giải phóng hàng nhằm đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức tham gia trong quy trình XNK hàng hóa (DN XNK, cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm dịch, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước, Biên phòng...). Vấn đề công khai minh bạch các thủ tục hành chính cũng như kết quả đo thời gian giải phóng hàng là hết sức quan trọng trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Cũng tại Hội nghị, bà Lê Như Quỳnh- Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan đã thông tin và phân tích kỹ phương pháp mà Tổng cục Hải quan đã áp dụng thực hiện đo thời gian giải phóng hàng.
Các câu hỏi trao đổi tại Hội nghị đều tập trung vào các nội dung: Tại sao lại phải đo thời gian giải phóng hàng, cách thức phương pháp đo có đảm bảo tính khách quan và minh bạch, đo nhằm mục đích gì...
Đánh giá cao việc Tổng cục Hải quan đứng ra thực hiện đo thời gian giải phóng hàng và công bố rộng rãi kết quả, đại diện VCCI khẳng định, kết quả này sẽ giúp cho DN ước tính được thời gian cho hoạt động XNK, minh bạch hóa các thông tin, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.
Đồng ý với kết quả Tổng cục Hải quan đưa ra: 72% thời gian giải phóng hàng chịu sự tác động của quá trình tác nghiệp của cơ quan kinh doanh cảng/quản lý cửa khẩu, cơ quan làm các thủ tục giao nhận/logistics, các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình làm thủ tục hàng hóa của DN với các cơ quan này. Tuy nhiên, đại diện VCCI cũng cho rằng cuộc đo này của Tổng cục Hải quan có xác định rõ được là cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong 72% thời gian giải phóng hàng chịu sự tác động của các cơ quan, tổ chức khác và có đưa ra kiến nghị gì với các cơ quan này hay không.
Cũng thắc mắc về tính khách quan và tin cậy về kết quả đo của Tổng cục Hải quan, đại diện Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt câu hỏi: "Sau khi Tổng cục Hải quan có kết quả đo thời gian giải phóng hàng thì đưa ra kiến nghị gì, có cải cách ở khâu nào, thủ tục nào để giảm tiếp thời gian thông quan hàng hóa?"
Trả lời những câu hỏi này, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường khẳng định, đây là cuộc đo đầu tiên của Hải quan Việt Nam. Trước khi tiến hành đo, cơ quan Hải quan đã khảo sát và lấy số liệu của một số nước trong ASEAN, những số liệu này cũng có những kết quả khác nhau. Bởi thực tế, cách thức đo khác nhau, mẫu khác nhau, địa điểm đo khác nhau, đối tượng đo khác nhau… dẫn đến kết quả khác nhau.
Theo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường: Áp dụng phương pháp của WCO, năm 2013 Hải quan Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thời gian trung bình giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kết quả của cuộc nghiên cứu thời gian giải phóng hàng năm 2013 được thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo từ dữ liệu thời gian về quá trình làm thủ tục hải quan của các lô hàng thuộc 7.441 tờ khai hải quan (nhập khẩu là 4.317, xuất khẩu là 3.124) được đăng ký trong khoảng thời gian 1 tuần làm việc liên tục từ thứ Hai (9-9-2013) đến thứ Bảy (14-9-2013) tại 11 chi cục thuộc 7 Cục Hải quan tỉnh thành phố theo ba tuyến đường cơ bản: đường biển, hàng không và đường bộ. Dữ liệu của cuộc nghiên cứu có được trên cơ sở kết hợp ghi nhận trực tiếp thời gian theo thực tế công việc và khai thác trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Với phương pháp đo này đã đảm bảo được tính khách quan.
Từ kết quả đo này, cơ quan Hải quan có thể biết được hoạt động của chính mình, biết được trì hoãn ở những khâu nào. Từ đó, rà soát lại những bất cập trong các quy trình, từng công đoạn để xem xét, sửa đổi.
Vì vậy, Tổng cục Hải quan đã đưa ra những nhóm giải pháp như: Cải cách thủ tục hành chính- rà soát đặc biệt ở những khâu hàng hóa ở luồng Vàng, thời gian thông quan hàng hóa phụ thuộc vào thủ tục và nộp thuế của DN; Tăng cường kiểm tra kiểm soát- thực hiện quản lý rủi ro, đánh giá các DN tuân thủ pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu, tăng cường máy móc để rút ngắn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa…
"Đặc biệt, qua cuộc đo này, ngành Hải quan cũng đưa ra giải pháp cho việc chống phiền hà sách nhiễu, tiêu cực trong ngành. Có thể khẳng định, kết quả đo lần này đã chỉ ra một loạt các yêu cầu cho cơ quan Hải quan từ các cấp, đồng thời chỉ ra được nhiệm vụ của các bộ, ngành quản lý nhà nước cần phải thay đổi cách thức làm việc", Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.
Về việc triển khai cuộc đo thời gian giải phóng hàng trong thời gian tới, đại diện của Hiệp hội Logistics tại Hà Nội đặt câu hỏi: "Thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ triển khai cuộc đo này như thế nào; Với việc triển khai sắp tới, cơ quan hải quan cần cải tiến gì và DN cần phải cải tiến gì?…"
Trả lời Hiệp hội Logistics, Phó Tổng cục trưởng cho biết, việc tổ chức đo thời gian giải phóng hàng toàn diện sẽ được thực hiện định kỳ 3 lần/5 năm (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ) nhằm đánh giá việc thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan theo giai đoạn 5 năm. Hiện tại, Tổng cục Hải quan đã thực hiện cuộc đo năm 2013 và năm 2015 sẽ là năm tiếp theo Tổng cục thực hiện đo thời gian giải phóng toàn diện với sự tham gia của các bộ, ngành, cộng đồng DN có liên quan trong quy trình XNK hàng hóa. Bên cạnh đó, đối tác trong nước tham gia vào quá trình giám sát chắc không thể thiếu vai trò của Tổ chức đại diện cho cộng đồng DN Việt Nam.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường khẳng định, từ kết quả đo thời gian giải phóng hàng, cơ quan Hải quan xác định nhiệm vụ của mình là phải giảm thời gian thông quan, từ đó cũng kiến nghị với các bộ, ngành có những hành động cải cách thủ tục… để những vấn đề còn tồn tại và băn khoăn ở cuộc đo năm 2013 sẽ được giải quyết ở cuộc đo vào năm 2015, trên cơ sở, đó cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam được tốt hơn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Những chính sách quan trọng có hiệu lực vào đầu năm 2020
- ·Nguồn cung tăng mạnh, đặc sản trái cây miền Tây rớt giá
- ·APEC hướng tới một tương lai việc làm bao trùm trong kỷ nguyên số
- ·Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát
- ·Thủ tướng chỉ đạo giảm giá thịt lợn, điện, nước
- ·Nam Phi mong muốn sớm ký kết hiệp định hợp tác khoáng sản và nông nghiệp với Việt Nam
- ·Long đẹp trai và diễn viên Phi Nga ly hôn
- ·Ba kết quả lớn của Diễn đàn “Vành đai và Con đường”
- ·Tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công, hạn chế tác hại của rượu không rõ nguồn gốc
- ·EU họp thượng đỉnh bất thường để quyết định trì hoãn ngày Brexit
- ·Mức tiêu thụ thực phẩm của người Việt thay đổi ra sao 10 năm qua?
- ·OPEC hạ dự báo nhu cầu, giá dầu giảm nhẹ
- ·Giá lợn hơi hôm nay ngày 2/3: Giảm nhẹ ở cả 3 miền
- ·Chỉ số CPI tháng 10/2021 giảm 0,2%
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca nhiễm Covid
- ·CPI tháng 10/2021 giảm 0,2%
- ·Jeon Do Yeon tái xuất trong phim Kill Boksoon
- ·Giá dầu thế giới ngày 9/11 tiếp tục tăng
- ·Tỉnh đầu tiên tiêm vaccine COVID
- ·Quận Hà Đông (Hà Nội): đẩy mạnh truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi