【nhật bản vs ả rập xê út】Xuất hiện ổ dịch heo tai xanh
Vừa qua, trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Khuỳnh, làm 8 con heo chết (trong tổng đàn 75 con). Ðây là một trong những bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, vì vậy, người nuôi cần nâng cao ý thức phòng dịch, áp dụng triệt để khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Vừa qua, trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh đầu tiên tại hộ ông Nguyễn Văn Khuỳnh, làm 8 con heo chết (trong tổng đàn 75 con). Ðây là một trong những bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, vì vậy, người nuôi cần nâng cao ý thức phòng dịch, áp dụng triệt để khuyến cáo của ngành chuyên môn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Ông Nguyễn Văn Khuỳnh cho biết, đàn heo đang phát triển tốt thì một số con bắt đầu có dấu hiệu sốt, thở khò khè và xuất huyết vùng tai, sau đó thì heo bắt đầu chết. Gia đình ông báo cho cơ quan chức năng đến xử lý, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu huỷ. Tổng đàn heo của gia đình ông Nguyễn Văn Khuỳnh có 75 con, trong đó có 20 con heo nái, 55 con heo cai sữa và heo thịt.
Hiện Cà Mau đã xuất hiện ổ dịch heo tai xanh tại thị trấn Sông Ðốc, người nuôi cần thận trọng trong khâu phòng, chống dịch. |
Ông Sử Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết, sau khi nắm thông tin trên, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, UBND thị trấn Sông Ðốc tiến hành lấy mẫu gởi xét nghiệm, tiêu huỷ số heo bị bệnh, chết. Ðồng thời, phun xịt tiêu độc sát trùng khu vực chăn nuôi bằng hoá chất Iodine và theo dõi tình trạng sức khoẻ số heo còn lại, chờ kết quả xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm được Cơ quan Thú y Vùng VII thông báo, đàn heo của ông Nguyễn Văn Khuỳnh dương tính với vi-rút tai xanh.
Hiện tại ngành chức năng địa phương, tỉnh đang khẩn trương xử lý ổ dịch trên. Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: “Ðể xử lý ổ dịch, tránh lây lan, chi cục đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Trần Văn Thời phối hợp Phòng NN&PTNT huyện thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc trong vùng dịch. Ðiều tra số hộ và số lượng đàn heo trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc và tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo đúng quy định tại Ðiều 25 của Luật Thú y”.
Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng cơ quan Thú y Vùng VII cũng làm việc với UBND huyện Trần Văn Thời và UBND thị trấn Sông Ðốc, kết hợp đi kiểm tra ổ dịch và trao đổi, thống nhất về biện pháp xử lý ổ dịch. Từ ngày 12/11, tiến hành tiêm phòng vắc-xin tai xanh để bao vây ổ dịch trong bán kính 3 km xung quanh ổ dịch.
Bệnh tai xanh còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh ở heo. Bệnh do một loại vi-rút gây ra. Ðặc trưng của bệnh là hiện tượng sẩy thai ở heo nái chửa hoặc triệu chứng bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ở heo con cai sữa. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Vi-rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển heo mang trùng, theo gió (có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang...
Theo nhận định của Cục Thú y, vi-rút gây ra biểu hiện lâm sàng ở hai trạng thái sinh sản và hô hấp. Ở heo nái có biểu hiện: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến màu (màu hồng), lờ đờ hoặc hôn mê, thai khô hoặc heo con chết ngay sau khi sinh. Ở heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẩy. Heo con yếu, tai chuyển màu tím xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 100%. Riêng heo cai sữa và heo vỗ béo, những biểu hiện ban đầu thường là da đỏ ửng hoặc mắt sưng đỏ. Khi bệnh tiến triển, có thêm những bệnh tích đặc biệt trên da hoặc trên tai (tỷ lệ chết từ 20-70%). Các biểu hiện của bệnh thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn khi kế phát với các bệnh khác.
Ðể phát hiện heo bệnh tai xanh, người nuôi nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đàn heo nuôi. Heo ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh. Theo khuyến cáo của Cục Thú y, người nuôi có thể chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát; tăng cường chế độ dinh dưỡng cho heo; mua heo giống từ những cơ sở đảm bảo… Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: có thể định kỳ sát trùng chuồng 1 tuần 2 lần bằng các loại thuốc sát trùng thích hợp, không ảnh hưởng đến hô hấp khi heo hít phải. Chú ý tiêm phòng vắc-xin đầy đủ các bệnh nguy hiểm thường kế phát bệnh tai xanh như: dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, suyễn cho đàn heo./.
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
(责任编辑:World Cup)
- ·IHG Hotels & Resorts chào đón các gia đình trải nghiệm một mùa Tết kỳ diệu
- ·Đồng Xoài xử phạt 5 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng
- ·Gỡ khó thanh toán BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh
- ·Đồng cảm, quý trọng Phó Thủ tướng tận tụy cùng nhân dân chống dịch
- ·Từ hôm nay, Quảng Ninh thông quan trở lại cầu Bắc Luân 2
- ·Cảnh báo chiêu "thao túng tâm lý" phụ huynh
- ·Kết nối đôi bờ
- ·Cập nhật COVID
- ·Xây công viên khoa học cho khối doanh nghiệp kỹ thuật cao
- ·Ðồng hành giúp phụ nữ vươn lên
- ·Giai đoạn 2020
- ·Thêm 1 ca nhiễm mới, Việt Nam ghi nhận 204 trường hợp mắc COVID
- ·Có chiêu trò từ tặng vé miễn phí?
- ·Thả 1 cá thể động vật kỳ đà hoa về rừng Vườn quốc gia Cát Tiên
- ·Bắt cóc trẻ em: 'Rước họa vào thân' nếu chia sẻ dạng tin như thế này
- ·Sức sống mới của xã anh hùng Nguyễn Việt Khái
- ·Gần 2.000 người dân đã được mổ mắt miễn phí
- ·Tiếp nhận và phân bổ hiệu quả nguồn lực ủng hộ phòng, chống dịch
- ·Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử phạt các trường hợp ra đường không cần thiết
- ·Sức sống lâu bền của lễ hội dân gian