会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả tỷ số đêm nay】Người S’tiêng trong hành trình phát triển!

【kết quả tỷ số đêm nay】Người S’tiêng trong hành trình phát triển

时间:2024-12-23 22:54:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:801次

Bài cuối:
LỒNG GHÉP HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH,tikết quả tỷ số đêm nay CHÍNH SÁCH

BPO - Theo thống kê, hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng hộ nghèo toàn tỉnh, chủ yếu hộ nghèo S’tiêng. Do đó, từ năm 2019, Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước được triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ các chính sách cụ thể như: xây nhà ở, công trình vệ sinh, nước sinh hoạt, kéo điện, nông cụ, cây - con giống, vốn sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ tiếp cận thông tin… tạo động lực, điều kiện cho hộ DTTS thoát nghèo bền vững. Đây là một trong những chương trình nhân văn, ý nghĩa chăm lo đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tích hợp chính sách giảm nghèo

Sống ở xã biên giới khó khăn, đông đồng bào DTTS gần 20 năm, ông Nguyễn Mậu Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cho biết: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn cố gắng thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo. Chúng tôi đã khảo sát nhu cầu của hộ nghèo để hỗ trợ đất ở, xây, sửa nhà, công trình vệ sinh, đào giếng, kéo điện, cấp cây - con giống, nông cụ sản xuất… Nhìn chung chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã được triển khai thực hiện hiệu quả. Đời sống ổn định hơn, nhà cửa kiên cố giúp các hộ yên tâm lao động, sản xuất để phát triển kinh tế.

Đồng bào S’tiêng ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập được hỗ trợ nông cụ để phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong căn nhà đại đoàn kết được trao tặng hơn 2 năm trước, ông Điểu Vương ở thôn 3, xã Đắk Ơ đã mua sắm thêm một số đồ dùng thiết yếu và phương tiện nghe, nhìn. Ông Vương cho biết: “Nhờ Đảng, Nhà nước, địa phương và ban điều hành thôn quan tâm nên hiện gia đình tôi đã có chút của để dành. Vợ chồng tôi được học nghề cạo mủ cao su, từ đó thu nhập ổn định hơn. Cuộc sống bà con trong thôn thay đổi từng ngày và đều được học nghề để có công việc ổn định lâu dài”. Trao “cần câu” và hướng dẫn cách sử dụng, trong 3 năm, xã Đắk Ơ đã giảm 365 hộ nghèo DTTS.

Ðồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập sử dụng nước sạch từ các chương trình chăm lo vùng dân tộc thiểu số

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan thường trực trong triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2019-2023, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lồng ghép, tích hợp triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc thực hiện công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS. Riêng năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu thực hiện lồng ghép Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia 1719). Theo đó, trong năm 2023, nguồn vốn của các chương trình (giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 và vốn Ngân hàng Chính sách xã hội) đã phân bổ hơn 74 tỷ đồng, góp phần giảm 1.344 hộ nghèo DTTS trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2019-2023, tỉnh đã bố trí hơn 675 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 284 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp huyện gần 5,4 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia hơn 51 tỷ đồng, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 147 tỷ đồng, vốn vận động gần 173 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn lồng ghép khác để thực hiện chương trình. Trong 5 năm (2019-2023), toàn tỉnh giảm 6.598 hộ nghèo DTTS, vượt chỉ tiêu giảm 1.000 hộ nghèo mỗi năm theo kế hoạch chương trình.

Phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước không còn hộ nghèo 

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2019-2023, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chỉ đạo: Trên tinh thần chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm của tỉnh, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục duy trì bền vững kết quả giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, cố gắng không để tái nghèo, đặc biệt là tái nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Chuyển trọng tâm chương trình giảm nghèo từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung nâng chất cuộc sống người dân, phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước không còn hộ nghèo.


Thoát nghèo bền vững

Xét điều kiện hộ khó khăn của xã, năm 2019, gia đình anh Điểu SRức ở thôn Đắk Úy, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng được hỗ trợ nhà ở, bò giống, nông cụ sản xuất và vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. “An cư lạc nghiệp” và từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình anh Điểu SRức đã đầu tư cải tạo vườn, trồng xen nhiều loại cây để tăng thu nhập. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc nên hơn 1,3 ha vườn trồng xen cà phê, điều và tiêu mang lại nguồn thu hơn 150 triệu đồng/năm cho gia đình. Ngoài ra, từ con bò giống ban đầu do Nhà nước hỗ trợ, anh chăm sóc tốt và duy trì tăng đàn lên 8 con. Thoát nghèo, kinh tế ổn định, anh Điểu SRức trở thành “mạnh thường quân” cho các hộ khó khăn trong xã. Năm 2022, anh hiến 60m2đất cho một hộ dân ngụ cùng thôn để địa phương hỗ trợ xây nhà ở, khoan giếng, kéo điện giúp nhau thoát nghèo.

Hỗ trợ cây, con giống để giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo là một trong những giải pháp truyền thống được Bình Phước thực hiện hiệu quả

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2023, ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: “Đầu năm 2019, huyện còn 1.488 hộ nghèo, chiếm 4,33% tổng số hộ dân, trong đó có 959 hộ nghèo DTTS, chiếm 64,45% tổng số hộ nghèo. Với tinh thần “rõ đối tượng, rõ hoàn cảnh, rõ chính sách hỗ trợ và rõ kết quả”, bằng các giải pháp, trong 5 năm, toàn huyện đã giảm 1.430 hộ nghèo DTTS. Kết quả giảm hộ nghèo DTTS trên địa bàn luôn đạt và vượt kế hoạch, trở thành bước đệm cho công tác giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững. Chính sách giảm nghèo ngày càng phù hợp với nguyện vọng của người dân, đã tác động, hỗ trợ mạnh mẽ giúp hộ DTTS có động lực thoát nghèo theo hướng bền vững. Nhiều hộ dân đã thay đổi số phận từ chương trình.

Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS ở tỉnh Bình Phước là đặc thù, sáng tạo, được thực hiện bằng ngân sách của tỉnh cùng các nguồn lực vận động từ bên ngoài phù hợp thực tiễn của tỉnh. Chương trình thực sự ý nghĩa và nhân văn. Đây là "bệ đỡ" kịp thời để những người nghèo, còn nhiều khó khăn trong vùng đồng bào DTTS ở Bình Phước có động lực vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, quyết liệt, giai đoạn 2019-2023, toàn tỉnh đã giảm được 6.598 hộ nghèo DTTS, đạt 130% chỉ tiêu. Qua đó, đưa số hộ nghèo đồng bào DTTS từ 4.545 hộ, chiếm 52,76% tổng số hộ nghèo vào đầu năm 2019 xuống còn 516 hộ, chiếm 43,36% tổng số hộ nghèo. Chất lượng cuộc sống đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên, trong đó đồng bào S’tiêng đã có hành trình bứt phá, phát triển kinh tế, làm chủ bản thân, khơi dòng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đi xa.


(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Cây ATM liên tục ‘xin lỗi’ khách hàng vì quá tải: Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị mới
  • Nhật Bản và những ga tàu gây thương nhớ
  • Tranh chấp gay gắt phí bảo trì, Bộ Xây dựng chỉ thị nóng
  • 7 công thức pha nước chấm đơn giản cho thịt luộc, hải sản
  • Cập nhật giá bán ô tô Kia tháng 7/2018: Không có quá nhiều biến động
  • Tháng 7, chỉ xuất khẩu hơn 12 triệu khẩu trang y tế
  • Tự tay bóp chết hôn nhân vì đối xử với vợ theo cách này
  • Cách làm thịt ba chỉ om ngũ vị đậm đà ngon miệng lại không ngán
推荐内容
  • Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
  • Cách làm panna cotta chanh leo lạ miệng cho ngày oi ả
  • Giảm lãi suất cần đi liền với cơ cấu lại thời hạn trả nợ
  • Bác sĩ kể ngày đầu làm việc ở khu cách ly kí túc xá phòng Covid
  • Các khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng đột biến: EVN sẽ phúc tra toàn bộ
  • Cho người yêu mượn tiền, có nên viết giấy vay nợ?