【bang xep hang ukraina】Mới có 24% mục tiêu cơ cấu lại hoàn thành
Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo tham vấn “Đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) tổ chức vào chiều ngày 5/9.
Kinh tế vĩ mô ổn định,ớicómụctiêucơcấulạihoànthàbang xep hang ukraina tăng trưởng phục hồi
Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 2 Nghị quyết nêu trên.
Nghị quyết 27 gồm 16 định hướng, chính sách lớn và 120 nhóm nhiệm vụ thực hiện ở cấp bộ, ngành. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ cho thấy, chỉ có 25,8% nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng: 57,5% nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng; 16,7% nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả. Như vậy, chỉ có 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành, 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành.
Là một trong bộ ngành thực hiện tái cơ cấu khá mạnh mẽ, Bộ Công Thương đã cải cách về chính sách và thể chế; cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm 675/1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh trong 27 ngành không còn phù hợp, triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN; tái cấu trúc lại các doanh nghiệp nhà nước; tăng cường hội nhập, tích cực đàm phán và ký kết các FTA; cơ cấu lại định hướng ưu tiên phát triển các ngành và cải cách chính sách phát triển ngành.
Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) - đánh giá, thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đã đạt những kết quả tích cực. Cụ thể, tăng trưởng công nghiệp đã phục hồi trở lại và tăng liên tục dù không cao hơn trung bình các giai đoạn trước. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng. Cán cân thương mại đã chuyển dịch từ thâm hụt sang thặng dư. Thương mại nội địa tăng trưởng ổn định trở lại…
Như vậy, “cơ cấu lại nền kinh tế đất nước đã giúp kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng phục hồi, đạt mức tương đối cao. Không những thế, chất lượng tăng trưởng có cải thiện và cách thức tăng trưởng đã thay đổi tích cực so với trước” - ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - nhận xét.
Bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn bộc lộ những hạn chế như: Cách thức tăng trưởng đã có thay đổi so với trước nhưng cách thức phân bố nguồn lực chưa thay đổi. Nguồn lực về cơ bản chưa được phân bố lại theo hướng nâng cao hiệu quả.
Bên cạnh đó, các dòng chảy lớn chuyển dịch còn chậm, chuyển nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân, chính thức sang phi chính thức. Trong khi, các dòng chuyển dịch này là nhân tố quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng.
Để tạo động lực tăng trưởng cao và bền vững, ông Cung cho rằng, Việt Nam cần thay đổi khác biệt về tư duy, cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và tạo cực tăng trưởng động lực cho nền kinh tế.
Đề xuất 3 nhóm giải pháp
Để tìm kiếm động lực tăng trưởng cho những năm tiếp theo, theo ông Cung, ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần thực hiện 3 nhóm giải pháp trọng tâm. Nhóm thứ 1, tiếp tục thực hiện các giải pháp hiện có nhưng phải gia tăng quy mô, tốc độ và nhất là đảm bảo tính thực chất, tính đầy đủ; không hình thức, nửa vời.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng cho rằng, cần phải có nhóm chuyên gia độc lập thẩm định các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành… trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng. Đặc biệt là phải có bộ tiêu chí đánh giá và tổ chức độc lập đánh giá việc triển khai thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
Nhóm thứ 2 liên quan đến phân bố nguồn lực, cần một số giải pháp mạnh được thực hiện một cách khác biệt gồm phát triển doanh nghiệp tư nhân, cụ thể là tập hợp các dự án đầu tư quy mô lớn của tư nhân trong nước trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, xây dựng hạ tầng giao thông... Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thay vì nỗ lực tái cơ cấu dự án, doanh nghiệp thua lỗ, cần tập trung thực hiện tái cơ cấu toàn diện, tập trung đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
Nhóm giải pháp thứ ba là các nghiên cứu chuẩn bị cho giai đoạn 2021- 2030 và tiếp theo, vừa hoàn thành chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, vừa chuyển đổi sang kinh tế số, tận dụng cơ hội cách mạng 4.0.
Đối với ngành Công Thương, bà Hiền cho biết, theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018- 2020, xét đến năm 2025, Bộ tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, có điều chỉnh, cập nhật, bổ sung phù hợp. Ưu tiên vào xử lý các điểm nghẽn về chính sách, thể chế và tiếp cận tích cực hơn các nguồn lực cho phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế.
“Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả hội nhập quốc tế về kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy mạnh ứng dụng khoa học- công nghệ trong sản xuất công nghiệp, nâng cao tỷ lệ đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu” -bà Hiền nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xin cứu bé 1 tuổi bị tim bẩm sinh, down và bạch cầu cấp dòng tủy
- ·TP.HCM: Đồng loạt kiểm tra, tạm giữ 3.508 sản phẩm mạo nhãn hiệu Chanel, Burberry, Louis Vuitton
- ·Quản lý thị trường xử lý 1.489 vụ vi phạm trong tháng 2/2023
- ·Tỉnh Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 3.000 lọ mỹ phẩm nhập lậu
- ·Oanh hãy cẩn trọng với chiếc bẫy ngọt ngào của sếp
- ·Xe ô tô cháy rụi trên cao tốc Nội Bài
- ·Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Hỗ trợ nguồn vốn thực hiện dự án biến đổi khí hậu
- ·Trao tiền bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn
- ·Lại sạt lở đất ở Lâm Đồng, 1 người chết
- ·Câu tháng ngày
- ·Hội nghị triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản
- ·Người dân TPHCM 'thảnh thơi' đi đăng kiểm ô tô, khác xa dự báo quá tải
- ·Khẩn trương khống chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện
- ·Dự đám cưới của người yêu cũ
- ·Hà Nội: Hỏa tốc chỉ đạo xác minh vi phạm trong kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết bị điện
- ·Dỡ bỏ phong tỏa 1 khoa của Bệnh viện Xanh Pôn
- ·Quản lý thị trường TP.HCM: Tạm giữ thêm hàng ngàn sản phẩm quần áo, thực phẩm là hàng giả
- ·Tranh thủ vợ xuất khẩu lao động kiếm tiền, chồng ở nhà bồ bịch
- ·Thủ đô phải làm gương trong chống buôn lậu