会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang nauy】Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Long An!

【bang xep hang nauy】Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Long An

时间:2024-12-28 11:42:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:889次

Thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Long An

Hiện nay,ảiphápthúcđẩydoanhnghiệpkhoahọcvàcôngnghệtạbang xep hang nauy Long An là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển năng động ở khu vực phía Nam, Phó Giám đốc Sở KH&CN Võ Bửu Viết Cường cho biết, với hơn 18.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng vốn đăng ký khoảng 390.000 tỷ đồng và 1.366 dự án FDI với vốn đăng ký gần 12,6 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp KH&CN được công nhận trên địa bàn tỉnh lại rất ít, chỉ đạt 21 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp công nghệ cao và 1 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Doanh nghiệp công nghệ chuyển mình tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, chất lượng. Ảnh: la34.com.vn

Bên cạnh đó, chỉ có 4 doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển KH&CN, một con số khá thấp so với tiềm năng thực tế. Điều này cho thấy doanh nghiệp KH&CN tại Long An chưa phát triển tương xứng với quy mô và sự đa dạng trong lĩnh vực đầu tư của địa phương.

ThS. Trương Như Ý - Sở KH&CN Long An cho biết: “Các doanh nghiệp KH&CN hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hạn chế về vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này khiến họ khó mở rộng quy mô sản xuất, cũng như triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) quy mô lớn.”

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp KH&CN chưa thể phát triển mạnh mẽ là do nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo vì lo ngại rủi ro hoặc thiếu các cơ chế khuyến khích hấp dẫn.

Ngoài ra, sự hạn chế về vốn đầu tư cũng là rào cản lớn. Mặc dù có các chính sách hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước, nhưng quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Phần lớn các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh vẫn ở quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư lớn hoặc vay ngân hàng.

Một thách thức khác đến từ nguồn nhân lực. Hiện nay, Long An vẫn thiếu hụt đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học hay blockchain. Điều này làm giảm khả năng sáng tạo và triển khai các dự án đổi mới công nghệ trong thực tiễn.

Các giải pháp được đề xuất

Nhằm khắc phục những tồn tại và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN, hội thảo khoa học “Giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN” tổ chức ngày 3/12 tại Long An đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng.

Quang cảnh hội thảo.

Thứ nhất, cần tăng cường chuyển giao công nghệ từ viện, trường đến doanh nghiệp. Việc kết nối giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp sẽ giúp thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời, cơ chế chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu cũng cần được làm rõ để khuyến khích doanh nghiệp tham gia.

Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp. Quỹ này không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn tạo động lực để doanh nghiệp chủ động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Việc quản lý và sử dụng quỹ cần minh bạch, hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí hoặc không sử dụng đúng mục đích.

Thứ ba, tăng cường các chính sách ưu đãi. Các doanh nghiệp KH&CN cần được hưởng lợi từ các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ tín dụng, và các ưu đãi khác để giảm bớt áp lực tài chính. Đồng thời, việc công nhận và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cần được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Song song với các giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN, Long An cũng tập trung vào chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Đây là một hướng đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.

Đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, như truy xuất nguồn gốc nông sản bằng mã QR, blockchain và số hóa sản phẩm OCOP. Đặc biệt, việc hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, Long An đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho hơn 2,5 triệu tem điện tử và đưa 219 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Đây là bước tiến quan trọng, giúp nông sản Long An không chỉ đứng vững trong nước mà còn có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế.

Với sự hỗ trợ từ chính quyền và sự hợp tác giữa các bên liên quan, Long An kỳ vọng sẽ tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có để thúc đẩy doanh nghiệp KH&CN phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cũng hứa hẹn tạo nên diện mạo mới cho kinh tế địa phương, mang lại giá trị bền vững và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Duy Trinh 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thú vị hình ảnh của chú lợn trong các nền văn hoá trên thế giới
  • “Quân thù không sợ cái gì, chỉ sợ Nhân dân Việt Nam đoàn kết”
  • Năm 2017, doanh thu Binh đoàn 16 đạt 969 tỷ đồng
  • Chiến lược chuyển đổi số báo chí tỉnh Cà Mau
  • Xổ số Vietlott: Xuất hiện người trúng giải Jackpot trị giá gần 4 tỷ đồng
  • Báo Cà Mau học tập, quán triệt chuyên đề năm 2023
  • Quốc hội thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
  • Chính phủ không tô hồng tăng trưởng kinh tế
推荐内容
  • Mua 38 triệu cổ phiếu từ ông Trần Bá Dương, Công ty Trân Oanh là cổ đông lớn tại Hoàng Anh Gia Lai
  • Các khoản chi được và không được trừ khi tính thuế TNDN 2018
  • Học Bác về học tập, lao động và làm việc
  • Đa dạng hình thức đầu tư các công trình điện
  • 15 ngày áp dụng công nghệ 'thần kỳ' từ Nhật Bản, sông Tô Lịch giờ ra sao?
  • Vang mãi khí thế hào hùng Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là