【xem bong da 88】Áp lực lạm phát đè nặng các ngân hàng trung ương châu Á
TheÁplựclạmphátđènặngcácngânhàngtrungươngchâuÁxem bong da 88o tờ Nikkei Asia, đa số các ngân hàng trung ương châu Á đi theo hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ lại có động thái ngược lại.
Các nước tăng lãi suất
Người dân mua sắm tại một đại lý bán lẻ ở Seoul, Hàn Quốc ngày 20/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN |
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 25/8 đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên 2,5% để kiềm chế lạm phát vốn dự kiến sẽ đứng ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Đây là lần thứ bảy liên tiếp BoK tăng lãi suất cơ bản trong 15 tháng với tổng cộng mức tăng 2 điểm phần trăm tính từ lần tăng đầu tiên là tháng 8/2021. Mới đây nhất, hồi tháng 7, BoK đã tăng lãi suất với mức tăng lớn là 0,5 điểm phần trăm.
BoK đã điều chỉnh lại dự báo lạm phát cho năm 2022 từ 4,6% đưa ra trước đó lên 5,2%. Đây là mức dự báo cao nhất kể từ khi BoK đưa ra thống kê dự báo lạm phát vào năm 1998.
Thống đốc BoK Rhee Chang-yong cho biết ưu tiên của chính sách tiền tệ là chống lạm phát, song nếu tăng lãi suất quá nhanh và mạnh có thể làm tăng gánh nặng nợ hộ gia đình cũng như khiến tăng trưởng kinh tế đang phục hồi sau đại dịch bị hạ nhiệt quá mức.
Theo ông Rhee, lạm phát có thể sẽ duy trì trong khoảng 5-6% cho đến đầu năm 2023, song đà tăng giá có thể sẽ đạt đỉnh nhanh hơn dự đoán trước đó một phần nhờ giá dầu thô trên thị trường giảm gần đây. Đề cập chính sách tiền tệ trong những tháng tới, ông Rhee cho biết Ngân hàng trung ương sẽ duy trì chủ trương tăng lãi suất "từng phần" tức bước tăng theo quý thay vì tăng bước lớn nhằm trách cú sốc cho thị trường.
Quan chức đứng đầu BoK cho rằng trong bối cảnh hiện tại, nhiều ý kiến đồng thuận rằng việc nâng lãi suất lên mức 2,75-3% vào cuối năm là "hợp lý."
Trước đó, ngày 23/8, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã tăng lãi suất điều hành lần đầu tiên trong gần 4 năm qua trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng. BI đã quyết định tăng lãi suất repo nghịch đảo kỳ hạn 7 ngày từ mức 3,5% lên 3,75%, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 11/2018 – thời điểm lãi suất điều hành đứng ở mức 6%.
Tỷ lệ lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đã tăng từ mức 4,35% hồi tháng 6 lên mức 4,94% vào tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015 và cao hơn mức mục tiêu 2-4% của BI do tác động của cuộc xung đột Ukraine.
Thống đốc BI Perry Warjiyo cho hay quyết định tăng lãi suất điều hành “là một biện pháp ngăn chặn và hướng tới tương lai nhằm giảm thiểu nguy cơ gia tăng lạm phát lõi”.
Ngày 22/8, Ủy ban Tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Israel (BoI) 8 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức 2%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2002.
Quyết định trên được đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát đang tăng cao ở quốc gia Trung Đông này. Lạm phát tại Israel đạt trung bình 5,2% trong vòng 12 tháng qua, là mức cao nhất kể từ năm 2008 tới nay.
Đây là quyết định tăng lãi suất lần thứ tư của BoI kể từ tháng 4/2022. Chỉ số giá tiêu dùng ở Israel trong tháng 7/2022 cũng tăng tới 1,1% - cao hơn mức dự báo, khiến lạm phát hàng năm tăng hơn 2% và thuộc nửa cao hơn trong ngưỡng mục tiêu của BoI là 1-3%.
Ngày 10/8, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần 4 năm để chống lại lạm phát gia tăng mạnh, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi.
Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoT đã nhất trí tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75%. Lần cuối cùng BoT nâng lãi suất cơ bản là vào tháng 12/2018 và đã duy trì ở mức thấp kỷ lục 0,5% kể từ tháng 5/2020.
Theo Thư ký MPC Piti Disyatat, lạm phát tại Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian tới. MPC đánh giá rằng chính sách tiền tệ đặc biệt được thực hiện để đối phó với đại dịch COVID-19 đã trở nên ít cần thiết hơn.
Áp lực từ lạm phát ở Thái Lan đã tăng lên trong thời gian qua, với tỷ lệ lạm phát toàn phần đạt 7,61% trong tháng 7, gần bằng mức cao nhất trong 14 năm ghi nhận trong tháng 6 là 7,66%. Điều đó đã buộc Bộ Thương mại nước này phải nâng dự báo lạm phát trung bình năm 2022 từ khoảng 4 - 5% đưa ra trước đó lên khoảng 5,5 - 6,5%. BoT vẫn duy trì dự báo lạm phát hàng năm ở mức 6,2%.
Ngày 5/8, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp, trong bối cảnh thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng và đồng nội tệ suy yếu.
Cụ thể, lãi suất chủ chốt đã tăng lên mức 5,4%, mức được ghi nhận lần gần đây nhất vào tháng 8/2019.
Quyết định trên được đưa ra 3 tháng sau khi RBI kích hoạt chu kỳ siết chặt tiền tệ mạnh tay.
Phát biểu trên truyền hình, Thống đốc RBI Shaktikanta Das chỉ ra rằng "những cú sốc liên tiếp" đối với nền kinh tế thế giới đang để lại hậu quả, với việc lạm phát tăng cao và tăng trưởng giảm tốc. Điều đáng ngạc nhiên là lạm phát cao trên toàn cầu lại xảy ra đồng thời với tình trạng phi toàn cầu hóa về thương mại. Đại dịch COVID-19 và xung đột đã kích thích xu hướng phân hóa lớn hơn.
Ấn Độ vừa vực dậy nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và nằm trong số những nước có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất, nhưng hiện phải đối mặt với giá cả ngày càng tăng vì giá các mặt hàng thế giới đều tăng cao. Trong các tháng 1- 4/2022, lạm phát giá tiêu dùng liên tục cao hơn mức mục tiêu 2-6% của nước này, và tăng lên tới 7,79% vào tháng 4 rồi giảm xuống còn 7,01% trong tháng 6.
Ngày 2/8, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), quyết định nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên ngưỡng 1,85%.
Mức tăng này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đưa ra mục tiêu lạm phát từ 2-3% vào năm 1990, RBA đã tăng lãi suất bốn tháng liên tiếp và đây cũng là giai đoạn RBA có tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất trong gần 30 năm qua.
Trong tuyên bố sau cuộc họp Hội đồng quản trị RBA tháng 8/2022, Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết hành động tăng lãi suất là cần thiết, trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông tiết lộ lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới, tuy nhiên quy mô và thời điểm tăng sẽ dựa trên dữ liệu kinh tế thực tế và dựa trên đánh giá của Hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ giảm lãi suất
Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Edirne, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Trái lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 15/8 đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính lần thứ hai trong năm nay.
PBoC cho biết họ giảm lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với các khoản vay cơ sở trung hạn (MLF) kỳ hạn một năm trị giá 400 tỷ nhân dân tệ của một số tổ chức tài chính. Đồng thời, PBoC cũng cắt giảm chi phí đi vay với biên độ tương tự, từ 2,1% xuống còn 2%.
Trước đó vào tháng 1/2022, PBoC đã điều chỉnh giảm cả hai tỷ lệ lãi suất trên khoảng 10 điểm cơ bản.
Các nhà kinh tế và nhà phân tích tin rằng giới chức Trung Quốc muốn hỗ trợ nền kinh tế trì trệ bằng cách cho phép mở rộng khác biệt chính sách với các nền kinh tế lớn khác – những nước đang tăng mạnh lãi suất.
PBoC cho hay động thái của họ nhằm giữ thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào ở mức hợp lý.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ quý II/2022, PBoC nhắc lại rằng họ sẽ đẩy mạnh thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng và giữ thanh khoản dồi dào ở mức hợp lý, đồng thời theo dõi chặt chẽ những thay đổi về lạm phát ở trong và ngoài nước.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã gây sốc khi hạ lãi suất ngày 18/8, dù lạm phát gần 80%.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ gây sốc cho các thị trường khi hạ lãi suất hôm 18/8, bất chấp lạm phát tại đây tiến sát 80%. Lãi suất tại nước này được giảm từ 14% xuống 13%.
Trước đó, giới phân tích dự báo Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ nguyên lãi suất nên động thái trên khiến các thị trường ngạc nhiên.
Trước đó, tháng 9/2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, thay vì nâng, khi giá cả đang tăng tốc.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội sẽ mở rộng các trạm test nhanh Covid
- ·Fight against corruption continues in tough new areas
- ·Việt Nam to contribute to building foundation for Asia’s future
- ·UN promises support for Việt Nam's energy transition scheme
- ·Thủ tướng: Trân quý phụ nữ Việt với phẩm chất 'lặn lội, tài ba, tính toán việc nước, việc nhà'
- ·Italy to strengthen cooperation with Việt Nam
- ·Party inspections enhanced to avert violations
- ·Change in thinking needed to maximise agriculture potential
- ·Bộ Công Thương yêu cầu dừng ngay việc tích nước dự án thủy điện Thượng Nhật
- ·Việt Nam hosts regional peace operations meeting
- ·TP.HCM: Xây dựng bộ tiêu chí an toàn để mở cửa, khôi phục nền kinh tế
- ·Việt Nam sees off 156 engineers to UN peacekeeping mission
- ·PM Phạm Minh Chính pays tribute to heroic martyrs in Hà Tĩnh province
- ·Defence Minister Phan Văn Giang receives US Ambassador
- ·Vụ 9 người tử vong khi chạy thận: Hai lãnh đạo BV đa khoa Hòa Bình bị khởi tố là ai
- ·Defence Minister Phan Văn Giang receives US Ambassador
- ·Economy bouncing back strongly but inflation cause for concern: cabinet meeting
- ·Minister of Foreign Affairs suggests Việt Nam, Italy expand cooperation
- ·Siết hoạt động quảng cáo xuyên biên giới trên Youtube, Facebook, Google tại Việt Nam
- ·PM Chính thanks UNICEF for help in Việt Nam's successful COVID