【bang sep hang tbn】Chậm giải ngân vốn đầu tư công có phải là nút thắt?
Giá nguyên vật liệu,ậmgiảingânvốnđầutưcôngcóphảilànútthắbang sep hang tbn đặc biệt là giá thép, tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công tại nhiều dự án. Ảnh: Phạm Hoàng |
“Đủng đỉnh” giải ngân vốn đầu tưcông
Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/7 tới, Quốc hội sẽ xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021.
Để phục vụ thẩm tra nội dung này, ngày 9/6 vừa qua, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức toạ đàm với các chuyên gia kinh tế, tài chínhvề những vấn đề cần quan tâm để có thể thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Phát biểu gợi mở, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh đặt câu hỏi: liệu kết quả giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm mới đạt trên 20%, đặc biệt, có 13 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn; 8 bộ, ngành giải ngân dưới 1%, có phải nút thắt của nền kinh tế?.
Ông Thanh cũng cho biết, mới đây, thực hiện giám sát các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, Ủy ban Kinh tế thấy xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu để đắp nền. Giá đất tăng, giá thép cũng tăng dẫn đến tiến độ thi công chậm hoặc bị dừng. “Tiến độ các công trình trọng điểm đã chậm, nếu diễn biến cứ như vậy mà không có biện pháp hữu hiệu để giải quyết, thì còn chậm nữa”, ông Thanh nói.
Liên quan vấn đề này, trong báo cáo hoàn thành ngày 8/6, Chính phủ nhìn nhận hạn chế là, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương 5 tháng đầu năm 2021 còn chậm, đạt 22,12% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (25,98%), vốn nước ngoài giải ngân rất thấp, chỉ đạt 2,97%.
Tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm 2021 chưa đạt yêu cầu đề ra, theo đánh giá của Chính phủ, chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Vướng mắc về giải phóng mặt bằng, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được sâu sắc và đầy đủ, chưa quyết liệt trong chỉ đạo điều hành triển khai các giải pháp đã đề ra. Năng lực quản lý, điều hành, thi công của các ban quản lý dự án, nhà thầucòn hạn chế; còn tâm lý ngại giải ngân, thanh quyết toán vốn nhiều lần.
Trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm, Chính phủ xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ những vướng mắc thể chế về đầu tư công, xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng…
Giải pháp cụ thể là người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát tiến độ, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA; kiên quyết xử lý cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, lợi ích nhóm; lấy kết quả giải ngân vốn của các đơn vị năm 2021 là tiêu chí để đánh giá, xét thi đua và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của người đứng đầu; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.
Doanh nghiệpphá sản, ngân hànglãi khủng
Một vấn đề được quan tâm bàn thảo tại cuộc tọa đàm là mức độ khó khăn của doanh nghiệp thực chất đến đâu và nên triển khai hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của Covid-19 như thế nào cho hiệu quả.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, cần ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng không thể yêu cầu ngân hàng không được tính lãi suất hay phải cho vay. Theo đó, phải dùng ngân sách, mà theo tính toán của ông Lực, thì cần khoảng 60.000 tỷ đồng để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn, thông qua quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; trường hợp cho vay thông qua ngân hàng, thì cần có hỗ trợ lãi suất.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế băn khoăn, vì sao năm 2020, một số ngân hàng công bố lãi “khủng”, trong khi các doanh nghiệp đang phá sản rất nhiều.
“Việc đó có quá phản cảm, chính sách tiền tệ có vấn đề? Ngân hàng không giảm được lãi suất, mà ngân sách phải bung ra, thì vai trò điều hành của Nhà nước thế nào. Doanh nghiệp mà ‘chết’, thì ngân hàng lấy gì để ‘sống’, ngân sách lấy ở đâu?...”, ông Sinh đặt hàng loạt câu hỏi.
Cho biết đã nhận được câu hỏi “vì sao ngân hàng lãi lớn” từ rất nhiều người, TS. Cấn Văn Lực lý giải, đến thời điểm hết quý I/2021 và thời điểm 5 tháng, 6 tháng đầu năm, các ngân hàng chưa trích lập dự phòng rủi ro, việc này phải thực hiện vào cuối năm, vì lợi ích của 4 bên (Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp, người dân). Tại Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước cho phép chưa phải chuyển nhóm nợ với những khoản nợ cơ cấu lại, khoảng 357.000 tỷ đồng, có những khoản nợ tốt, nợ chưa tốt, nợ chuyển xấu, để thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay.
“Nếu phải trích lập dự phòng rủi ro 30% khoản nợ trên, tức 40.000 - 44.000 tỷ đồng tiềm ẩn nợ xấu, khoản đó sẽ bị trừ đi từ lợi nhuận của ngân hàng, vậy tính ra lợi nhuận của ngân hàng năm nay ‘may ra’ thì được 15%”, ông Lực phân tích.
Tiếp theo lý giải của ông Lực, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, trong hoạt động của ngân hàng có hoạt động quản lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro. Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VMC) chính là gom nợ xấu vào để đó, tất cả ngân hàng mua nợ của VMC chính là mua những khoản nợ ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro trước đây để thu hồi về và tự xử lý. Giai đoạn 2019 - 2020, các ngân hàng đã phát mại được những bất động sảnđã bị khoanh nợ khi thị trường bất động sản bùng nổ, đồng thời kết hợp thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu rất có hiệu quả.
“Các ngân hàng đã nỗ lực phát mại và thu về được khoản lợi nhuận khổng lồ. Đó là kết quả của năm 2019 - 2020. Còn năm 2021 và các năm tiếp theo, ngân hàng sẽ cực kỳ khó khăn”, ông Hùng nhận định.
Cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần xem lại chính sách, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Nguyễn Mạnh Tiến phát biểu: “Ở khối ngân hàng, phản cảm là câu chuyện các ngân hàng lãi thì chia cổ tức, nhưng khi có chuyện xảy ra thì ngân sách phải nhảy vào cứu, vậy tại sao khi có lãi thì không có chính sách dự phòng? Ủy ban Kinh tế nên có ý kiến để Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh chính sách, không thể có chuyện lãi thì anh chia, lỗ thì anh kêu”.
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Đoàn Công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công. Trong đó, tập trung vào các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, tham mưu tổ chức hội nghị toàn quốc về đầu tư công trong tháng 6/2021 nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; bảo đảm tiến độ, chất lượng và chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giao cấu tự nguyện ở tuổi 17 có phạm luật?
- ·Mưa đá xuất hiện tại Lai Châu
- ·Gần 3.600 hộp nhang muỗi Ranger không rõ nguồn gốc bị QLTT Kiên Giang tạm giữ
- ·Các tỉnh phía Nam: “Dựng rào” chặn hàng lậu
- ·Bi kịch thiếu nữ lấy chồng để lo sự nghiệp
- ·Đại lý cà phê phá sản ở Đắk Nông, còn nợ người dân 24 tỷ đồng
- ·6 tháng đầu năm, QLTT Kiên Giang phát hiện 288 vụ vi phạm
- ·Hơn 700 thí sinh tranh tài ở Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế 2019
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 01/2012
- ·Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường: Hướng tới chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại
- ·Người đàn bà cơ cực bị chồng ruồng bỏ vì con mắc bệnh tim
- ·Herbalife Việt Nam bị xử phạt vì vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp
- ·Bộ Tài chính đang khẩn trương sửa một số luật thuế quan trọng
- ·Việt Nam triển khai hệ thống dự báo sốt xuất huyết
- ·Địa điểm “an toàn”, các xe ngang nhiên chiếm dụng lòng, lề đường
- ·Hà Nội: Cháy lớn trong hẻm, ba bà cháu tử vong thương tâm
- ·CPI quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước liệu có đáng lo ngại?
- ·Bí thư Hà Tĩnh chỉ đạo xử lý vụ xe công dùng đèn ưu tiên đón người nhà lãnh đạo
- ·Chạy theo người tình, giờ lại muốn về với chồng con
- ·Khẩn trương xuất cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh