【ketqua hang nhat anh】Hàn Quốc muốn tham gia vào Hiệp định CPTPP
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết ngày 13/12 rằng,ànQuốcmuốnthamgiavàoHiệpđịketqua hang nhat anh Chính phủ nước này sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận với nhiều bên để chuẩn bị xin gia nhập CPTPP.
“Chúng tôi không thể giữ các cuộc đàm phán trong nội bộ chính phủ nữa, vì trật tự kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng”, ông Hong nhấn mạnh. Ông cũng cho biết, Hàn Quốc cần phải định vị là một quốc gia thương mại mở, đồng thời xem xét chiến lược để mở rộng thương mại và đầu tư.
Nhận định này của ông Hong được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Đồng thời, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và có sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2022.
Ông Hong cho biết, Chính phủ Hàn Quốc hiện sẽ khởi động các cuộc thảo luận công khai về tư cách thành viên CPTPP bởi lẽ, nước này đã thiết lập các quy định trong nước liên quan đến hiệp định như trợ cấp cho ngành đánh bắt cá và quy tắc về thương mại kỹ thuật số, các công ty nhà nước hay vấn đề kiểm dịch vệ sinh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc - ông Kwon Chil-seung - nói với Financial Times trong một cuộc phỏng vấn rằng, những lo lắng bên trong Chính phủ Hàn Quốc liên quan đến việc gia nhập CPTPP cho đến nay đã được giải quyết.
“Bộ Doanh nghiệp SME và Bộ Nông nghiệp cho đến nay vốn đã khá thận trọng, tuy nhiên đã có kết luận được đưa ra nội bộ tại cuộc họp của chính phủ về việc gia nhập CPTPP. Quá trình này có thể bị trì hoãn, tuy nhiên quyết định nói chung đã được chốt”, ông Chil-seung chia sẻ.
Quan chức Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay quyết định liên quan đến việc khi nào sẽ nộp hồ sơ xin gia nhập cho đến nay chưa được công bố cụ thể.
Hiệp định CPTPP được ký kết vào năm 2018 để thay thế cho Hiệp định TPP được đàm phán từ trước đó dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và nó được tính toán nhằm ngăn ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi CPTPP vào năm 2017 khi ông lên làm Tổng thống. TPP sau đó phát triển thành CPTPP, hiệp định này được ký kết năm sau đó tuy nhiên không có Mỹ.
Hàn Quốc cho đến nay vốn ngại ngần gia nhập các hiệp định thương mại, một phần bởi ngại gây tổn hại đến mối quan hệ với Bắc Kinh.
Cho đến nay, các bộ trưởng tại Hàn Quốc khá ngại ngần trong việc đưa ra thay đổi quá lớn liên quan đến chính sách nội địa trước thềm cuộc bầu cử Tổng thổng vào tháng 3/2021. Những người Hàn Quốc làm việc trong các ngành nông nghiệp, thủy hải sản và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến nay đã thể hiện quan điểm phản đối gia nhập CPTPP bởi sợ hãi với sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên chính bản thân Trung Quốc cũng đã nộp hồ sơ gia nhập CPTPP vào tháng 9/2021, chỉ một ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo về liên minh quân sự mới nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực, Đài Loan trong vòng chưa đầy 1 tuần sau đó cũng nộp hồ sơ vào CPTPP.
“Quá trình này dường như vẫn còn nhiều diễn biến để chờ đợi bởi chính phủ ngại ngần chấp nhận rủi ro trong quá trình mở cửa thị trường, cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra”, chuyên gia thương mại tại đại học Inha - ông Cheong Inkyo nhấn mạnh. Tuy nhiên cũng theo ông Inkyo, tình thế khẩn cấp đã tăng lên khi Trung Quốc và nhiều nước khác đã nộp hồ sơ gia nhập.
Theo nghiên cứu chính sách công bố năm 2019 bởi Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Hàn Quốc sẽ có thêm 86 tỷ USD mỗi năm nếu gia nhập CPTPP.
Giáo sư chuyên nghiên cứu về thương mại Hàn Quốc tại Đại học Ewha Womans, ông Choi Byung-il, nhận xét: “Hàn Quốc không thể theo dõi thương mại chuyển hướng sang các nước khác và bị loại bỏ khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Một thách thức tiềm tàng của Hàn Quốc chính là mối quan hệ với Nhật. Hai nước này đã từng tham gia vào tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mà Tokyo áp dụng với các sản phẩm bán dẫn Hàn Quốc trong năm 2019 khi Nhật và Hàn Quốc đối đầu về việc giải quyết một số vấn đề từ thời chiến tranh trước đây.
Quan điểm của phía Hàn Quốc với các hiệp định thương mại đã thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây. Hàn Quốc hiện đang trong quá trình phê chuẩn gia nhập RCEP, một hiệp định khu vực dẫn đầu bởi Trung Quốc và 15 nền kinh tế châu Á.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Chính thức ký thông qua hiệp định TPP
- ·Báo Cà Mau trước vận hội mới
- ·Đại hội XIII của Đảng: Khẳng định mạnh mẽ cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín Việt Nam
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Việt Nam quảng bá văn hóa ở Liên hoan bia quốc tế Berlin
- ·Người chỉ huy biệt động thành Cà Mau
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Dùng chân khai, mái che để chắn sóng
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Cử tri gửi gắm kỳ vọng vào người ứng cử
- ·Nhiều phần quà hỗ trợ cho người dân vui Xuân đón Tết
- ·Hội nghị khoa học huyết học
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Sản lượng thủy sản 8 tháng tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011
- ·Thực hiện Thông tư 22, doanh nghiệp bảo hiểm đã sẵn sàng
- ·Không gian khởi nghiệp mới cho phụ nữ TP Cà Mau
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Kết nối du lịch các nước tiểu vùng sông Mê Kông