【bảng xếp hạng mexico nữ】Cần tận dụng tốt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu
Giải pháp của Chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế vượt khó khăn của đại dịch | |
Để kinh tế tư nhân thật sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế | |
Kinh tế Việt Nam 2021-2025: Tận dụng cơ hội mới để bứt phá | |
Tăng cường sự chống chịu và tự cường của nền kinh tế |
TS. Lê Duy Bình |
Thưa ông, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, kinh tế vẫn từng bước được phục hồi. Điều này thế hiện rõ qua yếu tố thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 tăng 16,3% so cùng kỳ năm 2020. Xin cho biết đánh giá của ông về kết quả này dưới góc độ phát triển kinh tế cũng như điều hành thu ngân sách của Bộ Tài chính?
Chuyên gia Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại: "Việc NSNN có mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm là đáng mừng. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy nguồn thu từ các khu vực DN đều có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020, điều đó cho thấy trong khó khăn của nền kinh tế, các DN đã rất cố gắng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua đó tăng đóng góp vào ngân sách. Đợt dịch lần 4 ảnh hưởng lớn đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh của DN tại các khu công nghiệp tập trung, do đó thách thức trong phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm là rất lớn. Tăng trưởng kinh tế tác động đến thu ngân sách, do đó, để đảm bảo nguồn thu ngân sách thì phải có các giải pháp để đảm bảo tăng trưởng. Hiện nay, để có tăng trưởng kinh tế thì không có cách nào khác là phải quyết liệt trong việc kiểm soát được dịch Covid-19, không để dich lây lan rộng ra các cụm, khu công nghiệp khiến các DN phải ngừng sản xuất để chống dịch”. |
- Kết quả đạt được trong thu NSNN nửa đầu năm cùng với một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho thấy có một số điều bất ngờ, tuy không quá ngạc nhiên. Thu ngân sách là một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô nói chung trong 6 tháng đầu năm. Đây là một chỉ số vĩ mô tốt, khẳng định tiềm lực ngày một vững vàng hơn của nền tài chính quốc gia. Nó được hỗ trợ bởi thực trạng nền kinh tế đã vững vàng hơn trước đại dịch, sức chống chịu của nền kinh tế đã mạnh mẽ hơn, cho dù đại dịch vẫn đang hoành hành, số thu ngân sách qua các nguồn thu khác nhau như thu nội địa, thuế XNK vẫn tiếp tục tăng. Thu ngân sách từ các khu vực DN vẫn tiếp tục tăng trưởng và đều vượt dự toán. Nhìn từ cơ cấu thu cho thấy, tính bền vững của nhiều nguồn thu đã được cải thiện mạnh mẽ và nó cũng phản ánh sức chống chọi và sự hồi phục của một bộ phận các DN. Một bộ phận các DN tiếp tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thể hiện qua mức đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN).
Xem xét kỹ cơ cấu nguồn thu có thể thấy, thu từ các khu vực DN, trong đó DN FDI, DNNN đều tăng. Đặc biệt, DN tư nhân trong nước có mức đóng góp cao đối với NSNN, thể hiện qua nguồn tăng thu từ khu vực này so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn thu từ thuế XNK. Điều này xuất phát từ việc chúng ta đã tận dụng tốt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, và khả năng duy trì được năng lực sản xuất trong những quý đầu năm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn ra phức tạp ở ngay những khu công nghiệp lớn và những tỉnh, thành phố vốn là các “đầu tàu” của hoạt động chế biến, chế tạo phục vụ xuất khẩu. Kết quả đạt được của thu ngân sách nửa đầu năm 2021 là một bất ngờ thú vị.
Cùng với các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu, Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát để ban hành các thông tư điều chỉnh giảm nhiều khoản phí, lệ phí cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, qua đó giúp DN có thêm nguồn để đầu tư, tiếp tục sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn. Xin cho biết đánh giá của ông về nỗ lực này?
- Những đóng góp của các khoản giảm thu, giãn thu cho DN rất quan trọng và rất có ý nghĩa đối với các DN, đặc biệt là trong lúc DN đang gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Dù chỉ là những khoản nhỏ hoặc giãn việc nộp thuế, phí trong 1-2 quý nhưng lại rất quan trọng đối với các DNNVV, vì đối với DN, khi thị trường bị đình trệ, khó khăn do dịch bệnh xảy ra khiến sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, thì khó khăn đầu tiên gặp phải là về dòng tiền. Do đó, những sự hỗ trợ có thể là nhỏ so với tổng số thu ngân sách nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với hàng trăm nghìn DNNVV. Những biện pháp trên diện rộng và có tính toán đến đặc thù của DN nhỏ có ý nghĩa lớn đối với DN. Đây là một trong những giải pháp của Bộ Tài chính được cộng đồng DN đánh giá cao. Thời gian qua, chúng ta đã hỗ trợ cho các DN chi phí tuân thủ về thủ tục hành chính, về mức thuế, phí cho DNNVV..., thời gian tới, sự hỗ trợ này cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa và cần có những giải pháp đột phá hơn, căn cơ hơn, lâu dài hơn để DN nói chung, DNNVV nói riêng được hưởng lợi nhiều hơn từ các chính sách hỗ trợ này.
Dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là ở một số địa phương trọng điểm kinh tế, điều này có thể tác động tới thu ngân sách nửa cuối năm và cả năm 2021. Trong bối cảnh đó, ông có khuyến nghị gì với công tác điều hành tài chính ngân sách của Bộ Tài chính?
Thu từ khu vực DNNN đạt 52,8% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ; thu từ khu vực DN FDI đạt 57,7% dự toán, tăng 19,9% so cùng kỳ. Đặc biệt, nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 59,3% dự toán, tăng 39,6% so cùng kỳ năm 2020. |
- Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ, nuôi dưỡng nguồn thu cũng như các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ NSNN, theo tôi, trong điều hành tài chính ngân sách nửa cuối năm, Bộ Tài chính cần phải lưu ý đến con số bội thu hơn 81 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD của NSNN trong 6 tháng đầu năm. Điều này phần lớn là do con số về chi đầu tư phát triển ở mức 133,9 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt bằng 28,1% dự toán ngân sách năm. Chi đầu tư phát triển thấp là nguyên nhân khiến tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng 41,2% dự toán năm.
Những tháng đầu năm chi đầu tư phát triển thường chậm, do các bộ, ngành, địa phương đang trong quá trình triển khai phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư, đồng thời do ảnh hưởng của tết Nguyên đán. Nhưng đã đến hết quý 2, mức độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm như vậy thì quả thực là một điều đáng lo ngại. Bộ Tài chính, với vai trò của mình, cần có biện pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa chi cho đầu tư phát triển. Theo tính toán của Economica Vietnam, nếu như chi đầu tư phát triển trong 6 tháng đầu năm đạt đúng tiến độ như dự toán, chắc hẳn đã có thêm khoảng 105 ngàn tỷ đồng hay xấp xỉ 4,4 tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế. Đáng chú ý là 4,4 tỷ USD này được đưa vào nền kinh tế mà không tạo bất kỳ một ảnh hưởng nào về sức ép đối với nền tài chính công hay các rủi ro đến chính sách tài khóa. Nếu nguồn vốn này được giải ngân đúng như tiến độ và dự toán, chắc hẳn GDP của 6 tháng đầu năm đã không dừng ở con số 5,64%.
Việc thực hiện nhiệm vụ chi NSNN cũng quan trọng không kém gì so với thu ngân sách. Có chi được thì mới kích thích được nền kinh tế, mới nuôi dưỡng được nguồn thu, tạo ra được nền tảng cho sự phát triển kinh tế của năm tới. Việc tiếp tục tiết kiệm nguồn chi thường xuyên trong NSNN là rất quan trọng để phục vụ cho các khoản chi khẩn cấp hay nâng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Nhưng để thực sự giảm tỉ trọng chi thường xuyên trong chi NSNN thì phải có các giải pháp mạnh mẽ căn cơ hơn, không thể chỉ trông chờ vào giải pháp duy nhất là tiết kiệm chi. Tiết kiệm chi sẽ sớm đến điểm tới hạn và việc tiết kiệm chi quá mức đối với những hạng mục chi thường xuyên cần thiết đôi khi lại có những tác dụng ngược.
Bên cạnh đó, thực tiễn từ công tác chống dịch vừa qua đã bộc lộ một vấn đề cần được Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm hơn trong công tác điều hành ngân sách, đó là việc trích lập và sử dụng dự trữ tài chính trong NSNN. Đây là nguồn ngân sách sẽ được sử dụng vào một số trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh… Bộ Tài chính cần phải yêu cầu cấp Trung ương cũng như các địa phương tăng cường, chú trọng nâng cao năng lực của các quỹ dự trữ tài chính để dự trữ tài chính ngân sách Trung ương cũng như ngân sách địa phương có thể kịp thời được sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xét nghiệm 4 lần
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Trực chờ' hay 'chực chờ'?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Xiêu lòng' hay 'siêu lòng'?
- ·Nữ sinh lớp 6 xuất bản tiểu thuyết bằng tiếng Anh trên toàn cầu
- ·Tài sản… cãi cọ muôn thủa khi ly hôn
- ·Khởi động cuộc thi hùng biện tiếng Anh
- ·Từ công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng
- ·Trạng nguyên Việt nào từng giúp vua Minh cầu mưa, giải hạn?
- ·Là vợ nhưng tôi luôn phải chủ động...
- ·Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam
- ·Cho đất mà chỉ di chúc bằng miệng
- ·Trường Newton dẫn đầu Việt Nam tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế 2024
- ·Câu đố khó nhất 2.000 năm qua: Di chuyển que diêm để tạo thành 4 tam giác
- ·Trường Đại học Ngoại thương có thêm phó hiệu trưởng
- ·Săn Galaxy S23 cũ với loạt ưu đãi hấp dẫn tại XTmobile
- ·Trường Newton dẫn đầu Việt Nam tại Olympic Toán và Khoa học quốc tế 2024
- ·Ép học sinh giỏi toàn diện chẳng khác nào 'bắt cá leo cây'
- ·'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi'
- ·Yêu anh: chỉ có tiền và nước mắt
- ·Trường y dược đầu tiên công bố phương thức tuyển sinh 2025