会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận wolverhampton】Lắng lòng bên dòng POTOMAC!

【trận wolverhampton】Lắng lòng bên dòng POTOMAC

时间:2024-12-23 20:09:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:711次

 “Emily,ắnglòngbêndòtrận wolverhampton con đi cùng cha/Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc/ - Ði đâu cha?/ - Ra bờ sông Pô-tô-mác...”.

Tác giả (cầm cờ Việt Nam) trong một sinh hoạt ngoại khóa của giới trẻ bên dòng Potomac.

Đó là những gì tôi biết, qua bài thơ "Emily con ơi" của nhà thơ Tố Hữu trước khi đến với  thành phố Washington D.C có dòng Potomac huyền thoại. Chuyện kể về người đàn ông tên là Norman R. Morrison, vào một ngày không có mưa và giông bão, đã từ biệt đứa con gái bé bỏng và thương yêu của mình (Emily) bên dòng Potomac và ra đi. Ông đã tự biến mình thành ngọn lửa trước lầu Năm Góc để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Từ đó, dòng Potomac chảy vào huyền thoại của nhiều thế hệ người Việt, trong đó có tôi…

Lang thang dọc dòng sông, tôi nhớ Huế da diết bởi dòng Potomac cũng chia thủ đô Washington thành hai bờ Nam Bắc, những bãi thảm cỏ xanh mượt chạy dài miên man như vô tận với những chiếc thuyền du lịch ngược xuôi.

Thật thú vị khi có một cuộc nói chuyện dài với Josh W., người đàn ông đến từ một quốc gia nhỏ ở Bắc Mỹ đang làm việc trong tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ. Anh đã đi hầu hết các nước trên thế giới và địa điểm năm tới sẽ là Việt Nam. Bên dòng sông, từ hai người xa lạ đã trở nên thân quen qua những câu chuyện về tự do, độc lập dân tộc, cho đến khi màn đêm buông xuống...

Một lần, người tài xế xe bus ở Đại học Texas Tech biết tôi là người Việt Nam liền kéo tay chỉ vết sẹo dài - kỷ niệm buồn khi ông tham chiến tại chiến trường Việt Nam và nói lời xin lỗi vì những gì quân đội Mỹ đã gây ra. Rồi từ đó, ông hay cho tôi xuống xe những nơi mà tôi cần dừng dù không có biển BUS STOP như thể hiện cho sự “đặc cách” riêng của ông dành cho người Việt. Hay giáo sư Daniel đang dạy môn tâm lý mà tôi thường trò chuyện ở hồ bơi cũng từng hành quân đến Phú Bài, Tuy Hòa, Long Thành... Ông hồ hởi khi gặp được người Việt Nam để nói về sự hàn gắn sau chiến tranh.

Ở đây, tôi có nhiều người bạn Mỹ yêu mến Việt Nam và cũng đã từng nhiều lần đến Huế. Tôi đã nhiều lần trò chuyện với T.S Steve Maxner - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Đại học Texas Tech (nơi đang lưu giữ bản gốc cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm), người mà năm nào cũng đưa sinh viên ngành lịch sử đến Việt Nam trong hơn một tháng để tìm hiểu thực tế. Đó là T.S Ralph Ferguson - Vụ Phó sau đại học. Là gia đình T.S-BS Fredman làm việc ở Khoa Mắt - Đại học Y Dược Lubbock, người đang hỗ trợ đào tạo kỹ thuật tại Bệnh viện Mắt TPHCM mà tôi đang đề xuất với ông về việc hợp tác với Bệnh viện Mắt Huế. Như thế để cảm nhận được tình bằng hữu của những người dân Mỹ trong và sau cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Cũng lâu lắm rồi, kể từ 34 năm sau ngày Morrison mất, vợ anh và các con gái đã có chuyến đi tới Việt Nam vào tháng 4-1999. Trở lại nước Mỹ, bà Anne viết lại những cảm xúc: “Thật cảm động khi chúng tôi được nghe những câu chuyện kể về tình cảm mà rất nhiều người Việt Nam dành cho Morrison khi biết anh tự thiêu để phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Hơn tất cả, chúng tôi nghẹn ngào trước những giọt nước mắt của họ khi kể lại dù đã hơn 30 năm trôi qua. Tôi như cảm thấy Morrison đã bắn một mũi tên của tình yêu thương và sự đồng cảm từ trái tim anh tới trái tim của người Việt Nam và mũi tên ấy vẫn còn nằm nguyên vẹn ở đó...’’.

Và 15 năm sau chuyến đi ấy, tôi tình cờ gặp bà Julie Durham ở sự kiện phóng sinh bướm ở công viên đường số 44. Sau đó bà mời gia đình tôi đi ăn ở quán Saigon Café ở đường số 50. Bà tâm sự, chỉ cần mời được gia đình Việt Nam ăn cơm thôi là bà đã sung sướng vì đã có cơ hội cảm tạ, đáp lại những gì bà đã được nhận của người Việt Nam khi đến du lịch tại đất nước hình chữ S. Bà còn kể về những lần xuống đường phản chiến khi mình còn trẻ rồi bà khóc khi kể về lần viếng thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại T.P Hồ Chí Mình. Có lẽ không có lời xin lỗi nào chân thành hơn từ khóe mắt của bà mà tôi cảm nhận được!

Trong lần gia đình bà Morrison tiếp xúc với Tố Hữu - cố nhà thơ xứ Huế (có lẽ cũng là một trong những cuộc gặp cuối cùng của nhà thơ với những người bạn nước ngoài, những người bạn Mỹ), Emily cũng đã tặng ông bài thơ do chính mình viết trong đó có đoạn: “...Ở Mỹ tôi như đứa trẻ lạ thường/Với một quá khứ không ai biết/Ở Mỹ, nhiều người không hề thích/Kể về tuổi thơ mình/Nhất là về người cha đã chết...”

Tôi cũng có một đứa con gái và tôi hiểu được khoảnh khắc khi mình ra khỏi nhà để đi làm việc mà con gái chạy theo kéo áo hỏi khi nào bố về. Emily khi đó chỉ mới 18 tháng, còn quá nhỏ để hỏi bố mình câu hỏi này nhưng rồi khi Emily lớn lên, chắc chắn sẽ mong muốn rằng con gái mình sẽ kể với bạn bè về những kỉ niệm đẹp với gia đình và dòng Potomac không còn phải chứng kiến cảnh thắt lòng như vậy nữa. Emily chỉ mong dòng Potomac mãi là màu xanh. Bởi màu xanh của hòa bình, của hy vọng cũng chính là màu xanh của mọi dòng sông đang chảy trên hành tinh này.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chính phủ giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
  • Prime Minister Phúc in the thick of things at G20 Summit
  • Top legislator, EU trade commissioner talk about EVFTA
  • Spokeswoman clarifies Việt Nam’s views on trade fraud, sea
  • Tổng Giám đốc Công ty Pima nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu năm 2022
  • Việt Nam, RoK agree to $100b trade goal by 2020
  • Việt Nam welcomes Czech Republic’s resumption of working visas for Vietnamese
  • NA Chairwoman meets citizens in Cần Thơ
推荐内容
  • Bản lĩnh vững vàng, Petrovietnam vượt qua ảnh hưởng nặng nề của tác động kép
  • VN, Laos continue to foster co
  • PM Phúc left for ASEAN Summit in Thailand
  • Vice President attends 2019 Global Summit of Women
  • Điều chỉnh thuế môi trường, giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 0h ngày 1/1
  • Việt Nam committed to enhancing ties with Ivory Coast: PM