【kèo mu vs】Chính phủ đề xuất đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM
Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội từ 1/7/2021 | |
Hà Nội lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị | |
Thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại Hà Nội: Cơ hội để tinh gọn bộ máy |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày tờ trình của Chính phủ |
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, trong quá trình phát triển, TP HCM vẫn gặp nhiều trở ngại, bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng của mình do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị đặc biệt về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư, địa giới hành chính,....
Theo đề xuất của Chính phủ, chính quyền địa phương ở TP HCM gồm có HĐND và UBND Thành phố. Chính quyền địa phương ở quận, phường là UBND quận, phường.
Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính khác của TP HCM (bao gồm: huyện, thành phố thuộc TP HCM; xã, thị trấn) được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
UBND quận là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh đó, bổ sung nhiệm vụ của UBND quận phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của UBND phường trực thuộc để đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay, hiện nay, UBND TP HCM đang xây dựng Đề án thành lập thành phố TP HCM, dự kiến báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2020.
Theo đó, thành phố thuộc TP HCM sẽ có các phường trực thuộc (tại các phường này cũng sẽ thực hiện không tổ chức HĐND). Vì vậy, dự thảo Nghị quyết đã quy định điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường cho HĐND, UBND, Chủ tịch UBND thành phố thuộc TP HCM.
Về quy định về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND phường; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND phường, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu rõ: UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; cán bộ, công chức làm việc ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và UBND phường tại TP HCM thuộc biên chế cán bộ, công chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và UBND cấp trên.
“Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1/7/2021. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, Nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng theo Nghị quyết này”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết để quy định về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.
Tại tờ trình, Chính phủ đề nghị xác định tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM” để áp dụng trực tiếp, song song cùng Luật Tổ chức chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố mà không cần thực hiện thí điểm như đối với Thành phố Hà Nội và Đà Nẵng.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, bên cạnh các ý kiến tán thành, loại ý kiến thứ hai đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM tương tự như đã quyết định đối với Thành phố Hà Nội và Đà Nẵng, vì thực chất là giống nhau.
"Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc đổi mới mô hình chính quyền đô thị tại TP HCM là vấn đề quan trọng và cấp bách, là yếu tố có thể thúc đẩy, tạo bước chuyển lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung của Thành phố. Dù Nghị quyết của Quốc hội cho phép Thành phố thực hiện chính thức hay thí điểm thì đều là cơ sở pháp lý cần thiết để Thành phố có thể triển khai ngay mô hình chính quyền đô thị từ nhiệm kỳ sắp tới", Chủ nhiệm Hoàng Thành Tùng nói.
Ngoài các nội dung trên, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng nêu rõ, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 10 theo trình tự, thủ tục rút gọn là phù hợp.
Với phạm vi diện tích tự nhiên rộng, quy mô dân số lớn nhất cả nước như TP HCM thì vấn đề giám sát, kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương ở cơ sở là một yêu cầu hết sức quan trọng và việc giám sát thông qua hoạt động của HĐND vẫn là phương thức chủ yếu hiện nay.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kỹ hơn việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND Thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt chức năng đại diện của người dân và việc kiểm soát quyền lực đối với chính quyền ở quận, phường.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bất ngờ phát hiện sách cổ giấu bên trong tượng Bồ Tát 700 tuổi ở Nhật Bản
- ·Thiếu nhi Gia Lai giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- ·Gia Lai: Huyện Kbang nỗ lực Bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào DTTS
- ·Chính phủ yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự cho IPU
- ·Gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019
- ·Tích cực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
- ·Nghi thức cúng đất lập làng của người Cơ Tu
- ·Bão Yagi tàn phá hạ tầng giao thông, cần 3.000 tỷ đồng khôi phục, sửa chữa
- ·Cao điểm mùa mưa lũ: 150 hồ chứa nước xuống cấp, hư hỏng
- ·Thừa Thiên Huế: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp Tết
- ·Gia tăng sai phạm trật tự xây dựng
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT
- ·Dành 10.000 tỷ đồng vượt thu để chi tiền lương
- ·Sẽ hoàn thành hơn 480 cầu treo dân sinh vào tháng 6/2016
- ·Chính phủ sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·Phú Yên: Tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
- ·TPHCM dừng kiểm tra thân nhiệt ở các cửa ngõ ra, vào thành phố
- ·Kinh tế thị trường, định hướng XHCN: Cần cụ thể, không chung chung
- ·Năm 2018 giá xe ô tô sẽ đi theo hướng nào khị chịu hàng loạt chính sách?
- ·Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền lịch sử đối với Hoàng Sa, Trường Sa