【trận eibar】Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
MobiEdu và Mobifone Meet là hai nền tảng được công nhận trở thành nền tảng số quốc gia Bí kíp vàng - tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số |
Trả lời Công văn số 8894/BCT-CT ngày 13/12/2023 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm,ânnhắcbổsungdịchvụnềntảngsốtrunggiancungcấpdịchvụthươngmạiđiệntửtrận eibar hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Theo VCCI, Dự thảo dự kiến bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vào danh mục dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.
VCCI cho rằng, quy định này cần xem xét lại ở 3 điểm. Thứ nhất, cơ sở xem xét bổ sung dịch vụ này chưa phù hợp với Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023. Điều 28.1 Luật Bảo vệ người tiêu dùng đưa ra các tiêu chí để một sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký với cơ quan nhà nước là có số lượng lớn người mua, sử dụng thường xuyên, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng.
Dịch vụ này chưa thực sự đáp ứng được các tiêu chí về tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng, cụ thể: Quy mô giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam còn thấp. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 chỉ chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Tỷ lệ này so với Trung Quốc – nước có nhiều điểm tương đồng cũng rất thấp khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 27,2%, gấp hơn 3,6 lần so với Việt Nam.
Nói cách khác, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, dù tốc độ phát triển cao, vẫn mới chỉ trong giai đoạn đầu. Trong khi đó, mua sắm qua nền tảng số cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (hay sàn thương mại điện tử) chỉ là một hình thức thương mại điện tử.
Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về kênh phân phối cho hoạt động mua sắm, và có quyền sử dụng kết hợp nhiều kênh. Với các kênh trực tiếp, có thể là chợ, siêu thị, bán hàng trực tiếp. Với các kênh online, có thể là website bán hàng của chính doanh nghiệp, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Chẳng hạn, kênh mạng xã hội (có một số điểm tương đồng với mua qua nền tảng số), có 65% người tiêu dùng sử dụng.
Các doanh nghiệp cũng triển khai bán hàng đa kênh, chứ không phụ thuộc vào nền tảng. 44% doanh nghiệp sử dụng kênh website thương mại điện tử của chính doanh nghiệp và 65% doanh nghiệp sử dụng kênh mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Tờ trình Dự thảo đưa ra số liệu thống kê về số lượng khiếu nại, phản ánh về bảo vệ người tiêu dùng, theo đó, dịch vụ này chiếm tỷ lệ cao và vượt trội so với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, số liệu này là số liệu liên quan đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, tức là bao gồm cả các kênh mua sắm không chính thống như qua mạng xã hội – nơi thiếu cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ hai, quy định này có nguy cơ chồng chéo về thủ tục hành chính. Nghị định 52/2013/NĐ-CP đã quy định thủ tục hành chính liên quan đến việc kiểm soát điều kiện giao dịch chung của các sàn thương mại điện tử. Cụ thể, thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định hồ sơ đăng ký thiết lập sàn phải có mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung (Điều 55) và phải thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin khi có thay đổi về nội dung này (Điều 56). Ngoài ra, Điều 32.3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nội dung, hình thức và cơ chế người tiêu dùng thể hiện sự đồng ý với điều kiện giao dịch chung.
Thứ ba, người tiêu dùng khi giao dịch trên nền tảng số đã được bảo vệ bởi nhiều quy định pháp luật khác nhau, điển hình là Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023, Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP).Các quy định này đã điều chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả (i) người bán và (ii) nền tảng số. Trách nhiệm của các nền tảng số đã được quy định nhằm đảm bảo cán cân quyền lực cho người tiêu dùng trước người bán trên nền tảng.
Một điểm nữa cần lưu ý là không yêu cầu đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung không có nghĩa là quyền lợi người tiêu dùng có thể bị xâm phạm mà không bị xử lý. Điều 28.2 Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã trao quyền cho cơ quan quản lý nhà nước hủy bỏ hoặc sửa đổi các nội dung này. Việc soạn thảo, giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung sẽ phải tuân thủ nhiều quy định về nội dung, thể thức, cách thức giao kết theo quy định tại Điều 23-28 Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Một nhà mạng lớn miễn phí 5G
- ·MobiFone ký hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- ·Một nhà mạng lớn miễn phí 5G
- ·Nông dân thu hoạch trên 130.000ha lúa Đông Xuân 2022
- ·Bên trong 'Nhà vệ sinh công cộng tốt nhất nước Mỹ' năm 2024
- ·Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội
- ·Vì sao password phức tạp đã ‘hết thời’?
- ·Giá vàng tăng vọt sau tin Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu
- ·Dấu vết AI ở 'thánh địa khoa học' Nobel gây tranh cãi
- ·Tổng Bí thư chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sĩ cả nước
- ·Trung Quốc phát triển pin vũ trụ có thể sạc bằng khí quyển sao Hỏa
- ·Smartwatch thời trang tích hợp GPS cho nữ giới mới của Garmin
- ·Tàu vũ trụ lớn nhất NASA bắt đầu tìm sự sống trên mặt trăng của sao Mộc
- ·Chết sau tiêm phòng, cần làm rõ
- ·Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam có thể đạt 2.000 tỷ USD vào 2050
- ·Đà Nẵng có tốc độ intenet di động nhanh gấp đôi Hà Nội
- ·Chiêu trò lừa đảo 'núp bóng' hỗ trợ xác thực sinh trắc học trên app ngân hàng
- ·Tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giai đoạn 2023
- ·Dấu vết AI ở 'thánh địa khoa học' Nobel gây tranh cãi