【c1 nữ】TPHCM: Cách ly F1 phân ra khu vực nguy cơ rất cao và nguy cơ cao
Có nên nhân rộng cách ly F1 tại nhà?áchlyFphânrakhuvựcnguycơrấtcaovànguycơc1 nữ | |
Trường hợp F1 ở TPHCM cách ly tại nhà phải có nhà ở riêng lẻ | |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nguy cơ dịch bệnh ở Bình Dương còn rất lớn |
Khu Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHMC thực hiện cách ly tế sáng ngày 9/7. Ảnh CTV. |
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long công tác cách ly sẽ phân ra các khu vực, gồm:
Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.
Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.
Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.
Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.
Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, có những thay đổi lớn để phù hợp với thực tiễn chống dịch.
Theo đó, khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa) tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình để phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, nhanh chóng đưa các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi cộng đồng. “Thực hiện gộp theo hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng một phòng để xét nghiệm RT-PCR (lấy mẫu gộp chung vào 1 ống), có thể gộp mẫu 3 hoặc 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh”, Bộ trưởng nói.
Đối với khu vực nguy cơ cao, tiến hành ấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại hộ gia đình, xét nghiệm mẫu gộp cùng 1 ống.
Đối với các khu vực khác, cần thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của hộ gia đình.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, TPHCM cần thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh; các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám.
Đồng thời Bộ trưởng cũng lưu ý, TPHCM phải tổ chức lấy mẫu tại hộ gia đình đối với vùng nguy cơ cao và rất cao, không tổ chức các điểm lấy mẫu tập trung. Nếu làm test nhanh phải trả mẫu ngay cho ngươi dân. Nếu làm PCR trong hộ gia đình thì làm gộp, tuyệt đối không làm cùng hộ gia đình khác.
“Đối với khu vực khác xét nghiệm đại diện theo hộ gia đình nên gộp mẫu vừa phải để thời gian trả kết quả nhanh và truy lại kết quả cũng nhanh”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Liên quan đến điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tại TPHCM cần phân chia điều trị theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh. Theo đó, với nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng cần điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu Covid-19... Tuy nhiên, lưu ý tuyệt đối tuân thủ quy định phòng chống lây nhiễm dịch bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh lây lan sang nhân viên chăm sóc, phục vụ và các khu vực xung quanh.
Với nhóm người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng sẽ điều trị tại các bệnh viện. Nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch sẽ điều trị tại 4 cơ sở y tế là: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nơi có đủ điều kiện kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục và máy can thiệp tim, phổi nhân tạo (ECMO)…
Ngày 9/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, TPHCM đã có 2.500 đội lấy mẫu xét nghiệm với 4.000 người. Công suất lấy mẫu đạt 350.000 - 400.000 mẫu/ ngày, phù hợp với năng lực xét nghiệm của 20 đơn vị xét nghiệm trên địa bàn. Đối với đơn vị làm xét nghiệm khẳng định mẫu đơn, trên địa bàn TPHCM hiện có Viện Pasteur TPHCM và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC). Hiện thời gian trả mẫu xét nghiệm đang là 24h, do đó Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị rút ngắn xuống còn 12h. Bộ phận thường trực đã chuẩn bị 500.000 test nhanh và đã phân bổ về một số quận huyện và đơn vị xét nghiệm của TPHCM để phục vụ công tác xét nghiệm. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- ·Bộ Y tế khuyến cáo chăm sóc sức khỏe khi thời tiết nắng nóng
- ·Khởi công xây dựng đường Liên Phường
- ·Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 114
- ·Hà Nội triển khai phương án phân 3 vùng để phòng chống dịch
- ·Không tăng mức phí hoạt động của đại biểu HĐND
- ·4 trường hợp mắc Covid
- ·Chính phủ ban hành quy chế phối hợp đấu tranh chống buôn lậu
- ·Giá trần vé máy bay đang kìm hãm sự tăng trưởng của hãng hàng không
- ·Bấp bênh số phận người di cư
- ·Đề xuất bảo vệ thông tin người tiêu dùng
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cộng hòa Sudan chào từ biệt
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc OFID
- ·Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/4/2023: Nhiều nơi quay đầu giảm
- ·SCIC đã giải ngân vốn đầu tư đạt trên 24.336 tỷ đồng
- ·Đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa hai Văn phòng Chủ tịch nước Việt – Lào
- ·Thương hiệu mạnh, phát triển bền vững Việt Nam 2024
- ·ADB dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay
- ·Bùng nổ thị trường chợ đen mua bán huyết tương bệnh nhân COVID