【ket qua aston】Bổ sung nhiều quy định quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Bổ sung nhiều quy định đối với hành lý của người xuất nhập cảnh | |
Sửa đổi,ổsungnhiềuquyđịnhquảnlýphươngtiệnvậntảixuấtnhậpcảket qua aston bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đảm bảo quản lý hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet. |
Quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan
Đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường hàng không, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh quy định từ Điều 61 đến Điều 64 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung từ khoản 31 đến khoản 35 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Theo quy định hiện hành, việc thực hiện thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường hàng không mặc dù đã thực hiện qua cơ chế một cửa quốc gia theo Nghị định số 85/2019/NĐ-CP, tuy nhiên tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP vẫn quy định theo phương thức thủ công (hồ sơ giấy); do vậy cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với phương thức điện tử.
Bên cạnh đó, Điều 61 chưa có quy định về cách thức khai, nộp các chỉ tiêu thông tin thuộc bộ hồ sơ tàu xuất nhập cảnh gây khó khăn cho người khai hải quan trong khai báo cũng như cơ quan Hải quan trong công tác quản lý.
Trong khi đó, bố cục tại Điều 63 chưa hợp lý, chưa đúng trình tự thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, do vậy chưa rõ ràng, cụ thể các nội dung người khai hải quan và cơ quan Hải quan phải thực hiện.
Đặc biệt, quy định hiện hành chưa có quy định về trách nhiệm của hãng hàng không hoặc người được hãng hàng không ủy quyền trong việc xếp dỡ hàng hóa, vật dụng trên tàu bay xuống cảng hàng không.
Chính vì vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đề xuất bổ sung quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Điều 61 để người khai hải quan và cơ quan Hải quan có căn cứ thực hiện, theo đó bãi bỏ Điều 62 tại dự thảo Nghị định.
Sửa tên của Điều 63 từ “Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan” thành “Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng” và bố cục lại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 63 theo đúng trình tự thủ tục nhằm quy định rõ các bước, nội dung thực hiện có tính bao quát, đầy đủ các trường hợp hơn.
Đồng thời bổ sung quy định tại điểm c, d Điều 64 về trách nhiệm của hãng hàng không hoặc người được hãng hàng không ủy quyền trong việc xếp dỡ hàng hóa, vật dụng trên tàu bay xuống cảng hàng không.
Ứng dụng công nghệ thông tin tăng tính tự động hóa
Đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường biển, các quy định hiện nay đã cơ bản đã đáp ứng được công tác quản lý, giám sát hải quan; tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan với nhu cầu tăng cường ứng dụng Hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng tính tự động hóa, hỗ trợ nhiều hơn công tác quản lý hải quan theo hướng hiện đại thì các quy định pháp lý hiện hành nêu trên là chưa đầy đủ.
Cụ thể chưa quy định đầy đủ về thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh, quá cảnh. Chưa quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng nên thiếu tính bao quát, đầy đủ các trường hợp; chưa có căn cứ quy định cụ thể các chỉ tiêu thông tin với trường hợp thực hiện thủ tục theo phương thức điện tử sẽ do đơn vị nào ban hành, hướng dẫn và mẫu hồ sơ giấy với trường hợp thực hiện thủ tục thủ công sẽ thực hiện theo mẫu nào, do ai ban hành.
Ngoài ra hiện thiếu quy định về xử lý với trường hợp tàu biển nhập cảnh có vận chuyển hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa không đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì trách nhiệm của cơ quan Hải quan sẽ thực hiện như thế nào.
Hiện cũng chưa quy định rõ trách nhiệm đối với thuyền trưởng, hãng tàu phải vận chuyển hàng hóa tại cảng biển gây ô nhiễm môi trường do hãng tàu chịu trách nhiệm làm thủ tục trước đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan Hải quan dẫn đến thiếu căn cứ hay chế tài xử lý, răn đe.
Để hoàn thiện chính sách quản lý, Tổng cục Hải quan dự kiến bổ sung quy định về thời hạn sửa đổi, bổ sung thông tin về bản khai hàng hóa, thông tin về vận đơn để đảm bảo minh bạch trách nhiệm các bên (hải quan và người khai hải quan) trong thời hạn được khai sửa đổi, bổ sung nhất là khi ứng dụng Hệ thống hải quan số tới đây.
Đồng thời bãi bỏ Điều 66, sửa đổi, bổ sung Điều 67 theo hướng sửa tên của Điều 67 từ “Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan” thành “Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng” và bố cục lại các khoản của Điều 67 hiện hành theo hướng quy định rõ nội dung, trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng đảm bảo việc theo dõi, thực hiện sẽ bao quát, đầy đủ các trường hợp hơn so với quy định hiện hành.
Bổ sung quy định khoản 1 (Đăng ký thông tin chung về tàu biển xuất nhập cảnh) Điều 67 với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý để khi triển khai Hệ thống hải quan số thì sẽ thiết kế Hệ thống theo hướng hỗ trợ tự động kiểm tra thông tin về phương tiện vận tải khi người khai khai báo hồ sơ tàu biển xuất nhập cảnh để ngăn chặn việc khai trùng, khai sai thông tin với từng lần xuất nhập cảnh mà thực tế hiện nay đang xảy ra. Việc này còn đảm bảo hỗ trợ trong công tác đánh giá rủi ro, kết xuất báo cáo về tình hình hoạt động của từng con tàu tàu xuất nhập cảnh; hỗ trợ người khai hải quan giảm số lượng các chỉ tiêu phải nhập liệu tại các Bản khai do khi khai vì chỉ cần nhập theo số quản lý phương tiện vận tải duy nhất (số IMO) để Hệ thống xuất ra dữ liệu chung đã lưu trữ trước đó; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp XNK có thể tra cứu và nhập liệu thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa có liên quan trên tờ khai hải quan một cách chính xác.
Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu điện tử về các tàu biển có hoạt động xuất nhập cảnh trên toàn quốc thông qua Hệ thống nhằm hỗ trợ cơ quan Hải quan tại bất kể thời điểm nào cũng có thể theo dõi/thống kê lịch sử hoạt động của từng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh...
Dự thảo nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 68 theo hướng bổ sung trách nhiệm “vận chuyển hàng hóa tại cảng biển gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan Hải quan”. Quy định rõ trách nhiệm pháp lý với thuyền trưởng, hãng tàu hoặc người được hãng tàu ủy quyền và tạo cơ sở để cơ quan hải quan dừng làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu biển của hãng tàu đã (vô tình hay cố ý) vận chuyển lô hàng gây ô nhiễm vào Việt Nam mà không vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
(责任编辑:La liga)
- ·Vinfast khởi công nhà máy lắp ráp xe điện mới tại Indonesia
- ·Chairwoman of 13th legislature re
- ·Việt Nam Fatherland Front leader visits South Korea
- ·Condolences to France over heavy losses in Nice terrorist attack
- ·Giá xăng dầu hôm nay 21/10: Dầu phục hồi nhẹ
- ·Leaders pay tribute to Viet Nam’s heroic martyrs
- ·Compensation agreed for locals
- ·VN protests Taiwan’s violation of Trường Sa
- ·Giá vàng SJC và vàng thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Promoting economic integration focal task
- ·Ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe con người
- ·First trial held of ex
- ·ASEAN foreign ministers deeply concerned over East Sea issue
- ·Lao PM hails Vietnam
- ·Vì sao thu ngân sách nhà nước tháng 8/2023 giảm mạnh?
- ·Gov’t told 6.27% growth possible
- ·Chair: NA to pass human rights laws
- ·VN reiterates East Sea stance in Laos
- ·Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước
- ·Deputy PM stands firm on sovereignty