【heidenheim vs】Thông tin ngoài ngành giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
Đây là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về trao đổi thông tin giữa Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) và các đơn vị ngoài ngành do Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và CIC phối hợp tổ chức vào chiều ngày 25-4 tại Hà Nội.
Theôngtinngoàingànhgiúpnângcaokhảnăngtiếpcậntíndụheidenheim vso báo cáo của CIC, hiện hệ thống của CIC lưu trữ được hơn 25,3 triệu hồ sơ khách hàng vay, trong đó 25 triệu hồ sơ là khách hàng cá nhân, hơn 300.000 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp. Hệ thống này đang cung cấp dữ liệu cho hơn 33.000 tài khoản trên toàn quốc với hơn gần 7,5 triệu lượt truy cứu thông tin năm 2015.
Tuy nhiên, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC cho biết, nguồn thông tin của CIC hiện chủ yếu lấy từ các tổ chức tài chính vi mô nên thiếu độ bao quát của dữ liệu. Vì thế, cơ sở để các tổ chức tín dụng đánh giá chất lượng tín dụng và độ rủi ro khi cho vay vẫn chưa đầy đủ.
Còn theo ông Hùng Ngovandan, chuyên gia tài chính cao cấp, Khối Tài chính & Thị trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, IFC, nếu thông tin được đầy đủ hơn, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sẽ được chấm điểm tín nhiệm chính xác hơn, giúp hoạt động cho vay tín chấp phát triển hơn. Vì thế, CIC cần phải kết nối được thông tin từ các lĩnh vực ngoài ngành để bổ sung cho hệ thống.
Theo đó, các thông tin ngoài ngành mà CIC có thể tiếp cận là dữ liệu thanh toán các hóa đơn như: điện nước, gas, viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác… Đây đều là những thông tin quan trọng để biết được khả năng chi trả của khách hàng. Đối với doanh nghiệp, CIC có thể tích hợp thông tin về nợ thuế, thu chi xuất nhập khẩu… để cung cấp cho các tổ chức tín dụng về hoạt động của doanh nghiệp.
Chia sẻ kinh nghiệm của hoạt động này tại Bắc Mỹ, ông Hùng Ngovandan cho hay, thông tin ngoài ngành hữu ích cho cả lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng. Bởi ở đây, khách hàng thường sử dụng tín dụng để mua bảo hiểm nên cần có sự kiểm tra thông tin chéo giữa 2 lĩnh vực này để biết được độ rủi ro khi cho khách hàng vay cũng như bán bảo hiểm.
Còn tại Việt Nam, các chuyên gia tại tọa đàm đều cho rằng, việc phát triển kết nối thông tin giữa các lĩnh vực với thông tin từ các tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện để cho vay tín chấp phát triển, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp. Bởi đây là hai vấn đề còn nan giải đối với hệ thống tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn là “nút thắt” khó giải quyết. Hơn nữa, ông Hùng Ngovandan cho rằng, một khó khăn khác là ngay bản thân CIC và nhiều công ty cung cấp dịch vụ khác vẫn chưa đạt được độ tin cậy cao để các thông tin mang lại cho tổ chức tín dụng có sức mạnh nhất định.
Từ những khó khăn trên, ông Đỗ Hoàng Phong đề xuất, khuôn khổ pháp lý sắp tới cần có sự cải thiện để phù hợp với hoạt động này. Bên cạnh đó, truyền thông cần vào cuộc để người dân và doanh nghiệp hiểu được lợi ích của việc cung cấp thông tin sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vay tín dụng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hệ thống cửa hàng Kingsport 'thất thủ' nửa cuối năm 2024
- ·Việt Nam ready to enhance economic ties with OIFmembers: President
- ·VN, UAE seek closer legislative tie
- ·Condolences sent to Germany following Berlin truck attack
- ·Nhiều dự định trong năm mới
- ·President urges Army vigilance
- ·Indian's Modi supports businesses to invest in Việt Nam
- ·High growth needed to manage public debt, PM tells voters
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh thăm đồng đầu năm
- ·PM urges concerted efforts to fulfill 2016 socio
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa tiếp và chào xã giao Đoàn công tác của Công ty TNHH S’tem
- ·Court denies Thêu appeal
- ·Party, State determined to stay the course in corruption fight
- ·Vietnamese leaders pay homage to Cuban leader Fidel Castro
- ·Tăng điên loạn, vàng miếng SJC đang tiến lên mốc 88 triệu đồng/lượng
- ·Việt Nam, India bolster defence partnership
- ·VN sets priorities for APEC 2017
- ·Deputies discuss pay of State Audit head
- ·Nông dân thu hoạch trên 130.000ha lúa Đông Xuân 2022
- ·PM urges Hưng Yên Province reform, growth