【tin nhanh bong đa】Công cụ phòng vệ thương mại gia tăng tại các nước thành viên CPTPP
3 công cụ phòng vệ thương mại đang được các nước sử dụng phổ biến Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại để giữ lợi thế xuất khẩu hàng hóa Chủ động ứng phó phòng vệ thương mại để gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ |
Nguyên tắc để bắt đầu một vụ việc phòng vệ thương mại chính là sự gia tăng về nhập khẩu. |
Rủi ro tập trung ở những mặt hàng tăng trưởng nhanh, mạnh
Xu hướng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đang gia tăng tại các nước thành viên CPTPP. Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại không chỉ nhiều hơn về số lượng, mà còn phức tạp hơn về quy mô và đa dạng hơn về mặt hàng. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP dần bước sang giai đoạn thực thi mới.
Đây là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Tọa đàm “Hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại trong gia tăng xuất khẩu sang thị trường CPTPP”, ngày 27/11.
Ông Bùi Tuấn Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) thông tin, từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ. Có 4 quốc gia châu Mỹ tham gia CPTPP là Canada, Mexico, Peru và Chile, trong đó ngoài trừ Chile đã có FTA song phương với Việt Nam; Canada, Mexico và Peru là 3 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA với Việt Nam, do đó những ưu đãi thuế quan trong CPTPP có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.
“Kể từ khi Hiệp định CPTPP đi vào hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 1/2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP khu vực châu Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ. Thể hiện ở chỗ năm 2021, xuất khẩu sang 4 nước CPTPP khu vực châu Mỹ đạt hơn 12 tỷ USD, đặc biệt Việt Nam xuất siêu tới 10,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD và tăng 75%; xuất khẩu Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng trên 105% so với thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực. Tương tự xuất khẩu sang Peru cũng đạt 560 triệu USD, tăng trưởng 85%. Chile, tuy chưa phê chuẩn Hiệp định, cũng đạt 1,7 tỷ USD, tăng 63%.
Dù thời gian vừa qua thị trường các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là những thị trường lần đầu có FTA với Việt Nam như Canada và Mexico đã gia tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu đáng kể. Tuy nhiên, cũng ngay tại thị trường này đã phát sinh các vụ việc phòng vệ thương mại. Ông Phùng Gia Đức, Phó Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại chia sẻ, khi chúng ta có được lợi thế, có những xung lực tăng trưởng từ CPTPP nói riêng và FTA nói chung thì chúng ta sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang rất nhiều thị trường mới, từ đó tạo nên sức ép đối với ngành sản xuất nội địa của những nước nhập khẩu.
“Từ nguyên nhân này các ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu mong muốn Chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại và hiện nay phổ biến nhất là các biện pháp về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ”, ông Phùng Gia Đức thông tin và cho biết thêm rất nhiều thành viên CPTPP điều tra biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam. Australia hiện nay đã điều tra tới 18 vụ việc phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, tương đương với Canada, Malaysia cũng đã trên 10 vụ việc và Mexico có 3 vụ việc.
Theo ông Phùng Gia Đức, nguyên tắc để bắt đầu một vụ việc phòng vệ thương mại chính là sự gia tăng về nhập khẩu. Nước nhập khẩu nhận thấy có sự gia tăng rất lớn về mặt nhập khẩu và gây sức ép đối với trong nước thì họ sẽ bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên để điều tra phòng vệ thương mại.
“Do vậy, những mặt hàng sẽ dễ dàng bị tổn thương nhất, dễ bị điều tra nhất chính là những mặt hàng tăng trưởng nhanh, mạnh”, ông Phùng Gia Đức nhấn mạnh. Theo thống kê của Bộ Công Thương, những mặt hàng lợi thế và xương sống của Việt Nam như: thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ; các sản phẩm kim loại cơ bản như: thép, nhôm; các sản phẩm liên quan đến dệt may và một số sản phẩm hóa chất là những sản phẩm truyền thống sẽ tiếp tục bị kiện phòng vệ thương mại trong tương lai, ngay cả trong FTA và thị trường CPTPP.
Nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại
Ở góc độ doanh nghiệp ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho biết, doanh nghiệp ngành nhôm đã tận dụng tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định CPTPP. Tuy vậy, các doanh nghiệp cũng bị nhiều rủi ro đến từ các thị trường đó, đặc trưng là các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngành nhôm đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây và các doanh nghiệp ngành nhôm cũng tận dụng tối đa các lợi thế của các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định thương mại CPTPP với các thị trường như: Canada, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng như châu Mỹ hoặc châu Úc, Nam Mỹ...
“Tuy nhiên không phải cứ có các hiệp định thương mại thì các doanh nghiệp tha hồ chạy. Các doanh nghiệp cũng bị rất nhiều rủi ro, đặc trưng là biện pháp phòng vệ thương mại. Đấy là rủi ro rất lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và đặc biệt trong ngành nhôm của chúng tôi”, ông Vũ Văn Phụ thông tin và cho biết thêm, điển hình là năm 2023 ngành nhôm đã phải đối diện với 3 vụ việc đến từ Hoa Kỳ liên quan tới pin năng lượng mặt trời có xuất xứ từ Việt Nam; dây và cáp nhôm có xuất xứ Việt Nam và gần đây nhất là các sản phẩm nhôm đùn ép có xuất xứ từ 15 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo đại diện Hiệp hội Nhôm Việt Nam đối diện với việc phòng vệ thương mại của các nước là một rủi ro rất lớn với các doanh nghiệp trong nước. Xu hướng này ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của các doanh nghiệp, sản lượng xuất khẩu của ngành nhôm cũng đã ảnh hưởng đáng kể, khi thị trường Mỹ chiếm 70 đến 80% sản lượng xuất khẩu của ngành nhôm xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Trước bối cảnh Hiệp định CPTPP sẽ bước vào giai đoạn thực thi sâu rộng hơn, ông Phùng Gia Đức cho rằng, doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại; dành nguồn nhân lực, vật lực để nghiên cứu về pháp luật phòng vệ thương mại của thị trường xuất khẩu.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tập trung phổ cập những kiến thức chung về phòng vệ thương mại và những năm tới thì càng ngày sẽ càng giới hạn các nhóm đối tượng và sẽ thực hiện những đào tạo nâng cao nhận thức một cách chuyên sâu hơn để các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp không có đủ nguồn lực tự nghiên cứu sẽ có cơ hội tham gia…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·National Assembly discusses making Huế City under Central Government
- ·Draft law on urban and rural planning needs to ensure coherence: NA deputies
- ·PM Chính, UAE minister discuss cooperation prospects in industry and advanced technologies
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Draft law on urban and rural planning needs to ensure coherence: NA deputies
- ·Chief of General Staff receives heads of ASEAN delegations to AMICLC
- ·Party leader suggests fostering Việt Nam
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·UK, EU see international law as guiding star towards peace, security in East Sea
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Việt Nam to continue backing cooperation of ASEAN veterans’ businesses: Vice State President
- ·PM meets Jordan's Crown Prince in Riyadh
- ·Energy cooperation an important pillar of Việt Nam
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Party Central Committee’s Secretariat has new permanent member
- ·Việt Nam fortifies technical cooperation with UAE, Saudi Arabia
- ·UAE Vice President hosts official welcome ceremony for Vietnamese PM
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·PM meets with National Security Adviser of Abu Dhabi