【xembong da truc tiep】Gia đình
Những chồi non “mọc lệch”
Là phóng viên chương trình “Vì trẻ em” đã nhiều năm,xembong da truc tiep tôi có dịp đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều trẻ em ở những lứa tuổi, môi trường sống khác nhau. Tôi cảm nhận được, mỗi đứa trẻ chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh, nếp sống của mỗi gia đình. Hầu hết đứa trẻ ngoan đều được sống trong những gia đình hạnh phúc, còn đa số đứa trẻ có hành vi sai trái, thiếu hiểu biết, vi phạm pháp luật có hoàn cảnh gia đình “sứt mẻ” hoặc có một “tuổi thơ dữ dội”.
Sự quan tâm, gần gũi giữa các thế hệ sẽ tạo không khí gia đình tràn đầy yêu thương
Trong một lần đi khai thác thông tin về vụ thiếu niên đánh người, cướp giật tài sản tại TP. Đồng Xoài, tôi nhớ mãi hình ảnh em T.H.P (15 tuổi) ở phường Tân Thiện trên cơ thể chằng chịt vết xăm trổ. P kể: “Khi mới lên 5, cha lâm bệnh nặng rồi qua đời, mẹ đi xuất khẩu lao động nên em ở với bà ngoại. Ngoại chơi đánh đề nên tiền mẹ gửi về bà thường tiêu hết. Con học rất tệ nên lên lớp 6 bà cho nghỉ học”. Thiếu tình yêu thương, dạy dỗ, bảo ban của gia đình từ nhỏ khiến P sống buông thả, đi theo bạn bè chơi bời, rồi nghiện game online. Tiền mẹ gửi về không đủ để P tiêu xài. Thiếu tiền chơi game, P cùng nhóm bạn đi cướp giật điện thoại của người đi đường, trong các bệnh viện và bị công an bắt.
Con cái nên người là kết quả của sự giáo dục, của nếp sống gia đình
Hay như hoàn cảnh em N.H.V (16 tuổi) cũng ngụ tại TP. Đồng Xoài. Cha mẹ ly hôn khi em 10 tuổi, rồi cả hai đều có gia đình mới. V ở với mẹ và cha dượng, nhưng cả hai đều bận rộn với công việc nên em không được quan tâm. V tâm sự: “Em nghỉ học nhiều ngày, nhà trường có báo cho gia đình, nhưng cha mẹ không ý kiến, thế là em nghỉ học luôn. Thường ngày, em theo bạn xấu, vừa rồi theo nhóm bạn đi cướp giật điện thoại thì bị bắt”.
Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng con là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha mẹ
Theo báo cáo của Phòng Quản lý lĩnh vực xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh có 66 trẻ em vi phạm pháp luật. Trong đó, 70% các em lớn lên trong những gia đình không ấm êm, hạnh phúc.
Điểm tựa của con trẻ
Tiến sĩ khoa học giáo dục Uông Thị Lê Na, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Tâm Bình An chia sẻ: “Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc chính là gia đình - nơi có những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống sau này. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào. Con cái nên người không chỉ thể hiện tình yêu của cha mẹ mà còn là kết quả của sự giáo dục, của nếp sống gia đình. Vì vậy, gia đình không chỉ đóng vai trò là điểm tựa cho con trước những sóng gió của cuộc đời mà còn là điểm dừng vững chắc trước ranh giới đúng, sai”.
Gia đình hạnh phúc sẽ trở thành điểm tựa vững chắc cho con trẻ
Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cùng con là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha, mẹ. Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải là dễ dàng. Dù có nhiều tâm tư, nhu cầu, mong muốn được giãi bày nhưng các em lại thường chưa biết cách thổ lộ phù hợp. Ngược lại, cha mẹ đôi lúc chưa có nhiều cơ hội hoặc không nắm bắt kịp thời những thay đổi tâm lý diễn ra bên trong của con, khiến con cảm thấy chán nản, bi quan, không muốn gắn bó với các thành viên trong gia đình, cảm thấy gia đình không còn là chỗ dựa tin cậy để chia sẻ. Em Đinh Thị Vân Anh ở xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp cho biết: “Cha mẹ đang ngày càng đặt nhiều kỳ vọng vào con cái; áp đặt con từ chuyện học tập, sở thích, thói quen đến cả việc lựa chọn nghề nghiệp mà quên rằng chúng em cũng có những suy nghĩ, ước mơ riêng. Việc cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với người khác cũng khiến chúng em không muốn chia sẻ với cha mẹ”.
“Cha mẹ cần quan tâm đến đời tư của con em mình, định hướng những mối quan hệ để các em có thể lường trước được, nhất là đối với các em đang tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, cũng không quá cứng nhắc, can thiệp sâu vào cuộc sống của con. Ngoài ra, xã hội đang ngày càng phát triển, cha mẹ cũng phải đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ có những điều kiện sống tối thiểu như: ăn, ở, mặc, sinh hoạt, học hành. Sự chênh lệch giữa giàu - nghèo trong xã hội đã ảnh hưởng đến cách cư xử của người chưa thành niên trong các gia đình nghèo, cộng với sự thiếu điều kiện tối thiểu đã đẩy các em vào con đường phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”. Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai |
Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng đạo đức, ươm mầm tài năng. Giáo dục trong gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên như thế nào và cách ứng xử với xã hội ra sao. Để nuôi dạy con cái thành công, trở thành điểm tựa vững chắc cho con là cả một quá trình, phụ huynh cần chọn cho mình cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt nhất.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chỉ còn 23 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động
- ·Bảo Việt: Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất năm 2021
- ·Tỷ giá tiền Won Hàn Quốc hôm nay 7/8/2023: Đầu tuần đồng tiền Won tăng hay giảm?
- ·Giá cà phê hôm nay ngày 6/8/2023: Giá cà phê trong nước giảm 600 đồng/kg
- ·Chuyên gia ADB: Chậm trễ triển khai vaccine có thể cản trở tăng trưởng kinh tế
- ·Những người thức cùng mùa xuân
- ·Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách
- ·7 món ăn mang lại may mắn dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc
- ·Review HMK Eyewear
- ·Mùa xuân nho nhỏ
- ·PV GAS và PTSC ký kết Hợp đồng cung cấp tàu kho nổi chứa LPG lạnh tại khu vực phía Bắc
- ·Đề xuất bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
- ·Hải quan Cái Lân phát hiện tàu vận chuyển trái phép 500 tấn cát
- ·Ngồi xuống đây với Trịnh
- ·58% doanh nghiệp vẫn phải xin 'giấy phép con'
- ·Có thể kéo dài thời hạn bảo hiểm xe cơ giới nếu xe bị “nằm im” vì Covid
- ·“Gieo chữ” nơi đầu sóng
- ·Phố ngày nắng đông
- ·Cách tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Ngãi nhanh và chính xác nhất
- ·Niềm vui từ workshop thủ công