会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua vo dich mexico】Ngành giáo dục loay hoay những bài toán khó!

【ket qua vo dich mexico】Ngành giáo dục loay hoay những bài toán khó

时间:2024-12-23 10:20:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:565次

Báo Cà Mau(CMO) Năm học mới cận kề, không khí phấn khởi cũng chẳng thể nào lấn át đi những lo lắng, băn khoăn của các địa phương trước nhiều bài toán hóc búa của ngành giáo dục. Thực tế đang diễn ra tại Cái Nước và Đầm Dơi cho thấy, nếu không có giải pháp đồng bộ, gốc rễ thì những khó khăn của giáo dục vẫn sẽ là rào cản không thể vượt qua.

Thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thiếu kinh phí và cả sự chủ động để duy trì các trường đạt chuẩn; những quy định trên văn bản không sát hợp với điều kiện thực tế… Đứng trước khó khăn, mỗi nơi làm một kiểu và mong chờ một sự đổi thay thực sự.

Từ câu chuyện thừa và thiếu

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cái Nước Nguyễn Minh Phụng cho biết, toàn ngành có 1.630 giáo viên, trong đó có 86 hợp đồng, cán bộ quản lý là 181. Với tình hình nhân lực này, số lượng giáo viên thừa (chủ yếu ở bậc tiểu học và THCS) khoảng 89 người. Trong khi đó, nhân viên tại các trường thiếu khoảng 84 người.

Đặc biệt, bậc học mầm non thiếu cả giáo viên lẫn nhân viên. Nói về thực trạng này, ông Phụng đánh giá, về số lượng, ngành đảm bảo, nhưng về cơ cấu thì chưa đồng bộ. Có môn dư thừa giáo viên, có môn thì rất thiếu.

Một khó khăn khác là việc không quy định biên chế giáo viên Tiếng Anh, Tin học ở bậc tiểu học và áp tỷ lệ 1,2 giáo viên/lớp.

Một phép tính nhanh được ông Phụng nêu ra: “1 trường tiểu học có 10 lớp x 1,2 giáo viên/lớp, tức có 12 giáo viên. Trong đó 10 giáo viên chủ nhiệm, còn lại 2 người sẽ đảm nhiệm 5 môn chuyên gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh”, đây là điều gần như không thể. Công văn của UBND tỉnh (số 5477/UBND-NC ngày 17/7/2017) bố trí 1 nhân viên cho các trường gần nhau là chưa đúng quy định. Bình quân sĩ số học sinh bậc THCS của Cái Nước cao hơn chuẩn từ 4-6 em (THCS không quá 45), nếu không thêm lớp thì không cách nào bố trí bàn ngồi cho học sinh vì diện tích lớp cố định 48 m2.

Nguyên nhân thừa - thiếu cục bộ được ông Phụng thông tin: “Trước đây do số lớp, học sinh tăng nên đội ngũ được bổ sung để đảm bảo giảng dạy, còn hiện nay có xu hướng giảm. Ngoài ra, việc ghép lớp, xoá điểm lẻ nên tổng số lớp giảm xuống”.

Giải quyết tình trạng này, phòng GD-ĐT đã điều động giáo viên từ trường thừa sang nơi thiếu, dạy chéo môn hoặc vận động từ giáo viên chuyển sang làm nhân viên. Về vấn đề này, ông Phụng trăn trở: “Thật sự là rất khó và không phải là cách làm có lý, có tình. Bao nhiêu năm trời đào tạo, cống hiến trên bục giảng, đùng một cái chuyển thành nhân viên ai mà chịu”. Đó là chưa kể, nếu chuyển qua làm nhân viên thì các phụ cấp như thâm niên, đứng lớp đều bị cắt hết. Một khi quyền lợi bị ảnh hưởng thì nghĩa vụ rất khó đảm bảo.

Đoàn kiểm tra của HĐND tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi.

Ông Võ Lợi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi thì thông tin: “Ngành đã rất nỗ lực để sắp xếp bộ phận giáo viên dôi dư, đến nay tương đối ổn. Thực tế cả giáo viên, nhân viên ngành còn thiếu khoảng 140 người. Một trường mầm non mà không có bộ phận nấu ăn, bảo vệ hay y tế là rất không ổn”.

Theo ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh: “Tinh gọn biên chế giáo dục là chủ trương lớn, được thực tế chứng minh sự đúng đắn, nhưng nếu làm không bài bản, đồng bộ và không có sự đối chiếu, điều chỉnh sát hợp thực tế thì rất dễ tạo ra những hệ luỵ không hay”. Theo ông Tiến, ngay cả việc xoá điểm lẻ, ghép lớp, nếu làm ồ ạt dễ dẫn đến tình trạng quá tải, kéo theo tỷ lệ học sinh bỏ học tăng vọt.

Gian nan vì danh hiệu trường chuẩn

Trường THCS Tân Hưng đã đạt chuẩn năm 2010. Thầy Lê Tấn Hải, Hiệu trưởng nhà trường, giọng rầu rầu: “Hè này, trường dự trù kinh phí sửa chữa tầm… 3 tỷ đồng. Mà nghe lãnh đạo nói tỉnh rót về cho cả huyện kinh phí có… 4 tỷ”. Vị hiệu trưởng cũng thú thật: “Trường này sửa hết nổi rồi, chỉ có cách là xây lại hết mà thôi”.

Trường THCS Tân Hưng, Cái Nước hầu như không thể sửa chữa, nâng cấp lại được.

Cơ sở vật chất xuống cấp, bàn ghế cũng không đảm bảo, cho nên khi được hỏi bây giờ trường mình còn đạt chuẩn không, thầy Hải trả lời rất nhanh: “Lọt là cái chắc”.

Cái Nước có 58 trường học, 24 trường đạt chuẩn thì có tới 13 trường được công nhận trước năm 2012. Hầu hết các trường này đều trong tình trạng xuống cấp (có nơi rất nghiêm trọng) và nếu có kiểm định, đánh giá thì chắc chắn là rớt chuẩn.

Ngay tại trung tâm huyện, nhưng cơ sở vật chất trường Tiểu học 1 thị trấn Cái Nước trong tình trạng báo động. Thầy Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Có dãy phòng học xây từ năm 1984, bàn ghế sử dụng cũng hàng chục năm. Trường công nhận đạt chuẩn từ 2007, nhưng bây giờ đã không còn đủ chuẩn cơ sở vật chất”.

Khảo sát thực tế các trường, chính Phó chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải phải đặt ra câu hỏi rất hóc búa: “Vậy theo các thầy, Cái Nước nên ưu tiên xây dựng trường đạt chuẩn mới hay dùng kinh phí để giữ vững chuẩn của các trường?”. Đại diện ngành giáo dục Cái Nước, ông Phụng thú thật: “Cái nào cũng muốn, nhưng nên tập trung để giữ chuẩn cho các trường đã đạt”.

Bởi một lẽ, nếu cứ công nhận, dồn vốn cho các trường mới, thì phần đã công nhận đang trong tình cảnh “lay lắt” như hiện nay sẽ "đồng loạt rớt chuẩn". Theo tính toán, để duy trì cơ sở vật chất cho 24 trường đã đạt chuẩn giữ được danh hiệu thì cần hơn 30 tỷ đồng. So sánh với số tiền 4 tỷ mà tỉnh rót cho công tác sửa chữa chuẩn bị năm học mới thì quả thật là “muối bỏ biển”.

Huyện Đầm Dơi hiện có 32/72 trường được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 16 trường đến thời gian công nhận lại. Số tiền đầu tư, sửa chữa để đảm bảo chuẩn khoảng 12 tỷ đồng. Ông Võ Lợi cho biết: “Nhu cầu thực tế để sửa chữa lớn, với kinh phí tỉnh hỗ trợ 5 tỷ đồng cho năm học mới thì chưa đảm bảo. Hầu hết các trường đều gặp khó khăn về tiêu chí cơ sở vật chất do thời gian xây dựng, sử dụng lâu”.

Tại trường Tiểu học và Mầm non Chà Là, Trần Phán, các thầy cô đều rất lo lắng vì nếu thẩm định, công nhận lại sẽ chắc chắn “lọt chuẩn”. Thầy Ngô Văn Huy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chà Là (đạt chuẩn năm 2010), đề xuất: “Sân trường mùa nước lên ngập hết, thiếu phòng chức năng để dạy Tin học, ngoại ngữ. Theo quy định thì tiêu chí này trường sẽ không đạt”.

Cô Trần Bích Chi, Hiệu trưởng trường Mầm non Chà Là (đạt chuẩn năm 2011), mong muốn: “Chuẩn cơ sở vật chất bây giờ trường không thể đảm bảo, tại các điểm lẻ, điều kiện học sinh còn khó khăn lắm”.

Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, đề xuất: “Nên có kế hoạch đào tạo ngắn hạn số giáo viên dôi dư để sử dụng. Việc sắp xếp giáo viên hợp lý là hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: “Ngoài nguyên nhân khách quan, ý thức sử dụng, bảo quản và chủ động sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất của từng đơn vị trường học là hết sức quan trọng. Nếu cứ trông chờ, thụ động thì không có nguồn kinh phí nào đáp ứng nổi”.
Bà Ngô Ngọc Khuê, trưởng đoàn Giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND tỉnh: “Chúng tôi muốn lắng nghe những ý kiến từ chính các trường có nguy cơ rớt chuẩn. Thực tế, cơ sở vật chất là nỗi lo chung của các trường đến thời điểm công nhận lại”

Phạm Nguyên

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 4/2020
  • Khai trương nhà mẫu dự án Centana Thủ Thiêm
  • Tăng cường phòng, chống dịch Covid
  • Miếng đất cũng biết chiến đấu
  • Mẹ nghèo khẩn cầu xin giúp con trai được 'về đích'
  • Tân Hoàng Minh bắt đầu bàn giao căn hộ D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu cho khách hàng
  • Bình Dương thực hiện quy trình tiếp nhận chuyên gia nước ngoài
  • Phân lô bán nền băm nát quy hoạch TP.HCM
推荐内容
  • Cãi nhau, lỡ tay dùng mũ bảo hiểm đánh chết người
  • 'Không được để sót đối tượng có liên quan đến COVID
  • “Phải coi Bệnh viện E như là một ổ dịch vì đã có ca dương tính”
  • 90 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
  • Cặp “ô môi” có thể xin con nuôi không?
  • Thanh toán chi phí xét nghiệm Covid