【kq bd seria】Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại
Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi gần 240 tỷ đồng bằng biện pháp cưỡng chế TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp xin xử lý container hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa phơi nhiễm ma túy cho cán bộ |
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Báo cáo số 135/BC-HQTPHCM ngày 19/11/2024 về việc kết quả công tác chống buôn lậu,ụcHảiquanTPHồChíMinhPháthiệnhơnvụbuônlậuvàgianlậnthươngmạkq bd seria gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyến trái phép hàng hóa qua biên giới năm 2024.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn quản lý của đơn vị, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu. Ảnh: Thu Hòa |
Cụ thể, tại tuyến đường biển, các cảng thuộc địa bàn quản lý là khu vực trọng điểm, với các mặt hàng xuất khẩu như khoáng sản, quặng sắt, titan, đồng, chì, cát trắng silic, hàng dệt may, giày dép gia công và tân dược. Ở chiều nhập khẩu, các mặt hàng chủ yếu bao gồm nguyên liệu dược, gỗ, đá, hạt điều từ châu Phi, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, lốp xe ô tô, hóa chất và phân bón. Các hàng hóa gửi qua kho ngoại quan, hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, như rượu, thuốc lá, hàng bách hóa và nông sản từ Lào, Campuchia, cũng có nguy cơ cao bị thẩm lậu vào thị trường trong nước.
Phương thức, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng buôn lậu qua tuyến đường biển là khai sai mã số, thuế suất, số lượng, chủng loại, chất lượng, trọng lượng, và giá trị hàng hóa. Nhiều trường hợp khai báo hàng cũ thành hàng mới để né tránh kiểm tra, hoặc khai báo sai tên hàng để được phân luồng xanh, vàng. Một số đối tượng còn lợi dụng chữ ký số của doanh nghiệp để buôn lậu hoặc trà trộn hàng hóa sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu nhằm hợp thức hóa xuất xứ.
Trên tuyến đường hàng không, các mặt hàng trọng điểm bao gồm hàng hóa có giá trị cao như rượu mạnh, xì gà, thuốc lá, tân dược, mỹ phẩm, túi xách cao cấp, đồ điện tử, ma túy tổng hợp, chất nổ và động thực vật hoang dã quý hiếm. Đối tượng thường xuyên là các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu tại sân bay quốc tế, hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích, hoặc cá nhân nhận quà biếu qua đường chuyển phát nhanh với số lượng lớn.
Phương thức cất giấu hàng hóa tinh vi trong hành lý ký gửi, khai sai thông tin về tên hàng, số lượng, chất lượng, và giá trị là những thủ đoạn phổ biến. Một số trường hợp sử dụng địa chỉ không chính xác để gửi hàng hoặc thông qua đại lý khai thuê làm thủ tục để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện.
Ngoài ra, các khu vực kho ngoại quan, khu chế xuất và điểm tập kết hàng hóa nội địa cũng là địa bàn trọng điểm. Các doanh nghiệp gia công, chế xuất, hoặc xuất khẩu khoáng sản, gỗ, hàng dệt may sang thị trường có kim ngạch đột biến là đối tượng được chú ý. Một số doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ nhưng khai báo là hàng mới để tránh kiểm tra kỹ thuật.
Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được triển khai đồng bộ. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã tích cực tham mưu, chỉ đạo thực hiện các văn bản chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên, với sự tập trung của các đơn vị và người đứng đầu trong việc quán triệt nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tiễn. Qua đó, các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan được đẩy mạnh, bao gồm ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Theo thống kê của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 11/2024, đơn vị đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm, với 2.151 đối tượng liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; trị giá hàng hóa vi phạm hơn 4.576 tỷ đồng.
Trong đó, có 52 vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự (15 vụ buôn lậu, 26 vụ buôn bán hàng cấm, 9 vụ trốn thuế và 2 vụ khác). Còn lại 2.102 vụ là vụ phạm hành chính, chủ yếu là vi phạm về thời hạn (1.181 vụ), vi phạm quy định về khai hải quan (651 vụ), …
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·NA Standing Committee wraps up 34th session
- ·President urges strengthening sovereignty protection and socio
- ·Việt Nam to table resolution on climate change, human rights at UNHRC’s 56th session
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Việt Nam calls for continued goodwill in implementation of UNCLOS 1982
- ·China remains top priority in Việt Nam's foreign policy: President
- ·Việt Nam wants to develop relations with Indonesia to new height: NA Chairman
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·President asks Cao Bằng to enhance education and training quality right from the preschool level
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Foreign ministries of Việt Nam, Thailand to reinforce cooperation
- ·National Assembly discusses special mechanisms and policies for Đà Nẵng's growth
- ·15th NA’s seventh session continues with focus on trade union law
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·NA Standing Committee’s 34th session opens
- ·Việt Nam participates in series of ASEAN meetings in Laos
- ·President receives outgoing Swedish ambassador
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·National Assembly discusses special mechanisms and policies for Đà Nẵng's growth