【tỷ số hoffenheim】Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng
');this.closest('table').remove();"> |
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, phòng tránh bệnh tay chân miệng. Ảnh: MC |
Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và rất dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bệnh tay chân miệng gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi.
Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 thì số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện? Để hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em, cũng như những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn nặng cha mẹ cần lưu ý.
Dấu hiệu nhận biết ở trẻ nhỏ
Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,... Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus thông thường hay bệnh thủy đậu. Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.
Trẻ hay giật mình. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Dự phòng bệnh cho trẻ
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng... Đặc biệt, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phòng, ngừa biến chứng bệnh tay chân miệng. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nghị quyết 68 của Chính phủ: Quyết sách kịp thời, nhân văn, thiết thực, hợp lòng dân
- ·Bộ Giao thông vận tải dừng triển khai 12 dự án, kiểm toán 67 dự án BOT
- ·Nguyên nhân khiến bé gái 5 tháng tuổi ở Hà Nội hoại tử buồng trứng
- ·Liên kết vùng cho sự phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung bộ
- ·TP.HCM: Một phụ nữ tử vong sau khi tiêm filler nâng ngực ở khách sạn
- ·Đấu giá nhập khẩu 98.000 tấn đường với giá khởi điểm 2.450.000 đồng/tấn
- ·Xung đột Mỹ
- ·Tiêu chí chọn nệm bảo vệ cột sống
- ·Khi nông dân thay đổi tư duy sản xuất
- ·Bộ Công Thương “bác” thông tin gà nhập khẩu đẩy giá gà nội chạm đáy
- ·Xử lý cán bộ sai phạm trong chi trả gói an sinh xã hội 62.000 tỷ
- ·Báo động đỏ cứu mẹ con sản phụ 23 tuổi phản vệ nặng nghi do ăn trứng cò
- ·Kết quả 'ngoạn mục' giúp bệnh nhân ngộ độc botulinum chưa có bảo hiểm y tế
- ·Ăn nội tạng động vật tốt cho sức khỏe không? Cách chế biến an toàn
- ·Chấm dứt ngay hoạt động đăng ký, kích hoạt, mua, bán SIM không đúng quy định
- ·Q&A: Dòng chữ quan trọng trên thẻ bảo hiểm y tế ít người biết
- ·Tăng trưởng “phi mã” của ngành làm đẹp tại Việt Nam
- ·Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm sâu
- ·Ứng dụng công nghệ cao
- ·Tập trung nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điểm