【soi keo asroma】Bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông
Trong dự thảo Luật Trật tự,ỏđềxuấttrchtiềnxửphạtchocảsoi keo asroma an toàn giao thông đường bộ mới nhất, Chính phủ đã bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông.
Lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm- Ảnh: HỒNG QUANG
Từ ngày 26 đến 28-3 sẽ diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận một số dự án luật sẽ trình tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Trong đó, có dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đáng chú ý, tại dự thảo luật mới nhất trình hội nghị, Chính phủ đã bỏ đề xuất cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể, tại dự thảo luật trình phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất quy định lực lượng cảnh sát giao thông được trích không thấp hơn 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời không thấp hơn 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại dự thảo luật mới nhất, nội dung đề xuất này đã được bỏ.
Hiện tại dự thảo chỉ còn quy định huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Từng đề nghị làm rõ đề xuất
Trước đó, nêu ý kiến thảo luận về nội dung này tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay đây là đề xuất mới tại dự thảo.
Ông Tùng cho rằng nếu bổ sung như vậy, Chính phủ phải có báo cáo đánh giá tác động, làm rõ tác động đến ngân sách nhà nước thế nào, tính phù hợp với các pháp luật có liên quan thế nào.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính là một nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, luật quy định tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ông Tùng nêu rõ việc đầu tư cho lực lượng cảnh sát giao thông, cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là cần thiết.
Nhưng đầu tư theo cách trích từ tổng số tiền thu được trong lĩnh vực này hay ngân sách nhà nước bố trí theo quy định chung, ông cho rằng cần làm rất rõ, rất rành mạch và phải bảo đảm sự thống nhất.
Nếu quy định như dự thảo là không thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Mặt khác, có rất nhiều lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, tại sao mỗi lĩnh vực này quy định trích % còn các lĩnh vực khác thì không, trong khi cũng có rất nhiều lĩnh vực quan trọng.
"Chúng tôi đề nghị nên thiết kế nguyên tắc chung về chính sách như dự thảo luật mà Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 6", ông Tùng nói thêm.
Ông Tùng chỉ rõ việc trích 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật cũng là quy định mới so với dự thảo Chính phủ trình tại kỳ họp 6.
Đồng thời, mới so với nghị quyết 73 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe và cũng không phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định toàn bộ số tiền xử lý tài sản công (biển số xe là tài sản công) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước; sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại phải được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Ông Tùng cho hay bản thân điều 37 của dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ về đấu giá biển số xe cũng quy định khác.
Cụ thể, quy định số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá và chi phí khác được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ông nói thêm nếu đưa chính sách trích lại 30% vào cũng không thống nhất trong nội dung tại dự thảo, không thống nhất với chính sách chung và các luật có liên quan. Đề nghị giải trình làm rõ thêm theo tinh thần nên giữ như dự thảo đã trình tại kỳ họp 6.
Trong báo cáo tiếp thu giải trình gửi phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng đã đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ hơn đối với đề xuất trên.
Theo THÀNH CHUNG/tuoitre.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Việt Nam dự AsiaBerlin Summit 2022 với chủ đề tăng trưởng xanh
- ·Hà Nội đề xuất Bộ Y tế khẩn trương mua thêm 20.000 bộ kít phục vụ việc test nhanh
- ·Hàn Quốc dành khoản ngân sách kỷ lục để ứng phó với đại dịch
- ·Toà bác đơn kiện Sở VH&TT Hà Nội vụ gây phiền hà thủ tục hành chính
- ·Vượt khó khăn, BHXH Việt Nam thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội của đất nước
- ·Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2/9 năm 2020
- ·Huyện Gia Viễn, Ninh Bình được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Ấn Độ lại thành điểm nóng; Cảnh báo nhiều biến thể đáng ngại mới
- ·Tiêu chuẩn ISO 9001: Công cụ hữu hiệu xây dựng nền hành chính hiện đại
- ·NSƯT Mỹ An qua đời, thọ 82 tuổi
- ·Áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công tránh lãng phí
- ·98% doanh nghiệp khai thuế điện tử
- ·Bí ẩn Người Nhện trở thành phản diện trong 'Madame Web'
- ·Hồ Thu Anh: 'Đóng phim, tôi thấy mình như được giải thoát'
- ·Cận cảnh hệ thống chiếu sáng tại bệnh viện 500 giường điều trị Covid
- ·Bộ Y tế tăng cường chuyên gia, sinh viên đến Đà Nẵng ứng phó dịch Covid
- ·Phim 'Mai' của Trấn Thành phát hành tại Bắc Mỹ và châu Âu
- ·Cuốn sách chia sẻ bí kíp ăn uống để cân bằng cơ thể
- ·Tỉnh đầu tiên tiêm vaccine COVID
- ·Phim 'Mai' ăn khách thứ hai trong lịch sử điện ảnh Việt