【đội hình arsenal gặp fulham】Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt
Lâm Đồng: Nhiều khó khăn,ụThịtrườngtrongnướcBộCôngThươngnêugiảiphápbảovệthươnghiệunôngsảnĐàLạđội hình arsenal gặp fulham vướng mắc của doanh nghiệp ngành Công Thương chưa được giải quyết Lâm Đồng: Tuyên phạt 8 năm tù đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước Công an khám xét nhà Chánh văn phòng Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng |
Sáng ngày 26/9, tại TP. Đà Lạt, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh - đã nêu lý do, sự cần thiết trong việc phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng để tổ chức buổi toạ đàm, nhằm nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng ngăn chặn triệt để tình trạng xâm phạm thương hiệu nông sản Việt, nhất là nông sản Đà Lạt.
Hoạt động xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt đang diễn ra phức tạp, tinh vi hơn. “Trước thực tế đó, vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt nói riêng, nông sản Việt nói chung, đặt ra nhiều thách thức cần được nhìn nhận thấu đáo” - ông Hiển phát biểu.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lê Sơn |
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho biết, tình trạng gian lận thương mại liên quan tới các sản phẩm nông sản địa phương như khoai tây, cà rốt, dâu tây… vẫn đang diễn ra phức tạp, khó lường. “Lâm Đồng luôn quan tâm xây dựng thương hiệu nông sản, nhiều sản phẩm của tỉnh đã tham gia vào chuỗi toàn cầu. Hiện, địa phương có 30 thương hiệu nông sản và nông sản địa phương chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, Lâm Đồng đã xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” tập trung vào sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông trở thành thương hiệu mạnh, có giá trị cao…”, ông Phạm S cho hay.
Tiến sỹ Dương Thái Trung - chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu giải pháp bảo vệ nông sản Đà Lạt tại đầu cầu trực tuyến Hà Nội. Ảnh: Lê Sơn |
Từ đầu cầu trực tuyến tại Hà Nội, Tiến sỹ Dương Thái Trung - chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt diễn ra khá phổ biến. Theo quy định của pháp luật, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, giả mạo xuất xứ hàng hóa, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Hậu quả và ảnh hưởng tiêu cực của hành vi giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt rất lớn. Do đó, Tiến sỹ Dương Thái Trung đã nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.
Thứ nhất, thiệt hại lớn nhất là thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" bị lạm dụng, giả mạo để mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ thương nhân, thương lái kinh doanh nông sản, khiến uy tín thương hiệu giảm, thậm chí mất thương hiệu.
Thứ hai, người tiêu dùng cuối cùng bị thiệt hại (về sức khỏe, tinh thần, kinh tế) do không được dùng sản phẩm có chất lượng, đúng thương hiệu, xuất xứ và chỉ dẫn địa lý của nông sản đã cam kết.
Thứ ba, người trực tiếp sản xuất nông sản không được hưởng đúng giá trị mà mình tạo ra, các loại nông sản giả mạo thương hiệu bị người tiêu dùng phê phán, tẩy chay.
Thứ tư, do “giả mạo” nên việc quản lý chất lượng nông sản lưu thông trên thị trường gặp nhiều khó khăn, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan phải dành nhiều thời gian và nguồn nhân lực để tăng cường các hoạt động tiền kiểm và hậu kiểm.
Thứ năm, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản có thương hiệu nói chung, khoai tây Đà Lạt nói riêng, thông qua hợp đồng giữa các nhà (nhà nông, hợp tác xã, ngân hàng, doanh nghiệp phân phối…).
Thứ sáu, cơ quan liên quan cần tăng cường công tác thông tin tuyền truyền, tập huấn pháp luật về thương hiệu, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc đảm bảo đủ mạnh, đủ rộng để có thể phổ biến đến người kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn cả nước. Đặc biệt là thông tin về về sản lượng, thời vụ thu hoạch, chất lượng và kinh nghiệm phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây nhập khẩu từ nước ngoài; các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản Đà Lạt và các địa điểm phân phối các sản phẩm này.
Thứ bảy, địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, Công an kinh tế…), các cơ sơ kinh doanh nông sản trên địa bàn để kịp thời xử lý vi phạm và ngăn ngừa tái phạm; xử lý nghiêm các vụ vi phạm, thậm chí xử lý hình sự để răn đe và làm gương.
Trung tá Mai Văn Toàn - Đội trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lâm Đồng - phát biểu. Ảnh: Lê Sơn |
Ông Phạm Văn Cường - Phó chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng - nêu quan điểm. Ảnh: Lê Sơn |
Trung tá Mai Văn Toàn - Đội trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lâm Đồng - cho rằng, nguyên nhân nông sản bị giả mạo xuất xứ nguồn gốc, nhãn hiệu là giá nông sản Đà Lạt chênh lệch cao hơn nông sản Trung Quốc. Hành vi dán mác xuất xứ Đà Lạt là hành vị gian lận thương mại, quy định xử phạt. Hiện, Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra xử phạt được một số tiểu thương vi phạm.
Giải pháp trong thời gian tới, Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm các cơ sở vi phạm. Công an tỉnh sẽ phối hợp cơ quan chuyên môn liên quan cấp tỉnh, huyện phổ biến, tuyên truyền cho người dân, cơ sở kinh doanh nông sản, với người tiêu dùng, biểu dương người dân tố giác cơ sở vi phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu nông sản Đà Lạt; yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết không vi phạm. Ngoài ra, công an tỉnh sẽ tăng cường phối hợp nhận diện, phát hiện sớm những cơ sở kinh doanh, tiểu thương nhập hàng ngoại giá rẻ để “đội lốt” giả xuất xứ nhãn hiệu nông sản Đà Lạt có thương hiệu trục lợi.
Ông Phạm Văn Cường - Phó chi Cục trưởng chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho hay, lực lượng QLTT nhiều năm nay đã đồng hành cùng TP. Đà Lạt xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu Đà Lạt. Hiện đã được đăng ký và bảo hộ, có các giải pháp đồng bộ. Việc xây dựng thương hiệu nông sản Đà Lạt là một quá trình rất lâu dài. “Chúng tôi đã đề xuất mở điểm giao dịch các mặt hàng nông sản Đà Lạt, ngoài việc dán nhãn mác truy xuất của doanh nghiệp” - ông Cường nói thêm về cách bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.
Còn ông Đỗ Minh Ngọc - Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng - lại cho rằng: Xây dựng tư duy bảo hộ thương hiệu tới từng nông dân, bảo hộ thương hiệu nông sản nói chung hay bảo hộ các sản phẩm nông sản cụ thể như khoai tây Đà Lạt được địa phương quan tâm triển khai nhiều năm qua. Hiện, thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã đăng ký bảo hộ thương hiệu, hàng trăm sản phẩm nông sản Đà Lạt dán nhãn đưa lên kệ tới tay người tiêu dùng, đi kèm với quản lý chất lượng, quản lý xuất xứ. Những sản phẩm này lên kệ siêu thị cửa hàng nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý.
Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương triển khai nhưng không nhiều, vì "không thể dán từng củ khoai tây, cà rốt, trái dâu tây… Tôi thấy đề xuất truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và dán nhãn phụ như đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại là một trong những giải pháp tốt. Sắp tới, Sở sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án xử lý triệt để vi phạm giả mạo nhãn hiệu” - ông Ngọc chia sẻ.
Ông Trần Huy Đường - Chủ nông trại Langbiang Farm - nêu quan điểm "trước tiên, nông dân tự bảo vệ chính mình". Ảnh: Lê Sơn |
Đại diện cho các hộ nông dân của Đà Lạt phát biểu, ông Trần Huy Đường - chủ nông trại Langbiang Farm, ngoài khoai tây, cà rốt, còn có nho, táo, lê… cũng bị giả xuất xứ các nước nhập khẩu. Thực trạng này xảy ra, chuyện truy xuất nguồn gốc, quản lý là một chuyện, trước tiên, nông dân tự bảo vệ mình.
"Cách bảo vệ của nông dân phải có thương hiệu, tôi ấn tượng khi người nông dân Nhật Bản tự in hình mình cùng thương hiệu nông sản của trang trại mình. Nông dân phải có mã QR Code, phải có mã số vùng trồng, hiện mới chỉ làm một số nông sản như sầu riêng. Mã số phải làm chi tiết đến từng lô sản xuất, phải được cơ quan quản lý chứng nhận" - ông Đường chia sẻ.
Để xây dụng thương hiệu nông sản của mình, bản thân trang trại đã có bộ tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn Global GAP, mã QR code rõ ràng. Đặc biệt, sản phẩm nông sản phải có câu chuyện, kể chuyện sản phẩm đó trên bao bì sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những 'đầu tàu' trong ứng dụng công nghệ cao
- ·Lòng đường thành bãi đậu xe ô tô
- ·VĐV Lý Hoàng Nam: “Nhà leo núi” số 1 của quần vợt Việt Nam
- ·Bất động sản trước áp lực tăng giá
- ·ETM chia sẻ cách lắp đặt miếng bồn inox đúng chuẩn
- ·Nỗ lực khắc phục thiệt hại do mưa lớn bất thường gây ra
- ·Thị trường bất động sản đón nguồn cung mới trong quý cuối năm
- ·Khánh Hòa ngăn chặn phân lô, bán nền trái phép
- ·Liên minh Y tế châu Âu: EU đẩy mạnh cuộc chiến chống kháng kháng sinh
- ·Đua nhau đổ về vùng ven săn đất
- ·Ngộ độc khí CO, tổn thương não nặng do sưởi ấm bằng than hoa
- ·Khó phát triển bất động sản xanh vì xung đột lợi ích
- ·Điểm mặt dự án bất động sản không hẹn ngày về đích
- ·Hỏi đáp chính sách bảo hiểm xã hội
- ·Chuyên gia: Giá vàng có thể lên mức 4.000 USD mỗi ounce trong năm 2023
- ·Chậm thu gom rác vì… bận mua xe mới!
- ·APEC Group thành lập Tổng Công ty Đầu tư
- ·Nghẽn dự án vì xác định loại và giá đất
- ·Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tiêm liều vaccine Covid
- ·Phú Yên cho phép nhà đầu tư tiếp cận 12 đồ án lập quy hoạch Khu kinh tế phía Nam