会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty so truc tiep】Công nghiệp hỗ trợ: Cần chủ động mở rộng thị trường!

【ty so truc tiep】Công nghiệp hỗ trợ: Cần chủ động mở rộng thị trường

时间:2024-12-23 16:28:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:612次

cong nghiep ho tro can chu dong mo rong thi truong

Để phát triển,ôngnghiệphỗtrợCầnchủđộngmởrộngthịtrườty so truc tiep các DN CNHT cần chủ động nâng cao năng lực và tìm kiếm cơ hội thị trường. Ảnh: Danh Lam

Tỷ lệ đáp ứng thấp

Chính phủ đang tập trung vào sáu ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển (như dệt may; da giày; điện tử & tin học; sản xuất và lắp ráp ô tô...), tuy nhiên CNHT cho các ngành công nghiệp then chốt này đã không đáp ứng được yêu cầu và chính điều này khiến các DN nước ngoài khá lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

Theo bà Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển DN CNHT, Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành công nghiệp xe máy là niềm tự hào của công nghiệp Việt Nam (với sản lượng lớn, khoảng 4 triệu xe/năm, tỷ lệ nội địa hóa có lúc đã đạt đến 100%), song dù tỷ lệ nội địa hóa cao nhưng DN nội địa tham gia vào cuộc chơi này rất thấp và tăng trưởng chậm. Nhìn vào 3 ngành công nghiệp chính (xe máy, ô tô, điện tử) sẽ thấy cơ hội cho ngành CNHT rất ít, bởi ngành công nghiệp ô tô sản lượng sản xuất, tiêu thụ rất thấp; ngành điện tử tăng trưởng nhưng tập trung vào dòng sản phẩm khó nội địa hóa, trong khi đó sản lượng ngành công nghiệp xe máy bắt đầu giảm do nhu cầu đã bão hòa. “Như vậy, ngành CNHT càng ngày càng khó khăn, nhất là trong bối cảnh sắp sửa gia nhập AFTA vào năm 2018, thuế NK giảm là bất lợi cho các nhà sản xuất của những nước đi sau như Việt Nam”, bà Bình nhận định.

Cho biết số lượng DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam năm 2014 lớn nhất từ trước đến nay (với 517 dự án), đồng thời khẳng định Việt Nam là thị trường có sức hấp dẫn đầu tư, song ông Attsusuke Kawada, Trưởng dại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO) cho rằng, đầu tư tại Việt Nam có nhiều vấn đề tồn đọng, trong đó đáng chú ý là việc tìm kiếm nguyên vật liệu, linh kiện tại thị trường nội địa. Theo đó, tỷ lệ DN Nhật Bản tìm được nguồn cung cấp linh kiện tại thị trường nội địa của Việt Nam chỉ là 33%, trong khi đó con số này tại thị trường Trung Quốc là 66%, Thái Lan là 55%. Điều này cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu linh kiện nội địa của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng. Vì vậy, DN Nhật Bản tại Việt Nam phải NK linh kiện từ Trung Quốc và Thái Lan vào Việt Nam để sản xuất.

Bà Bình cho rằng, trong đầu tư, Chính phủ không phân biệt DN nội địa hay DN FDI, nhưng DN FDI lại phân biệt, vì khi họ quyết định đầu tư vào quốc gia nào đó thì năng lực sản xuất trong nước rất quan trọng đối với họ. Việc họ có ở lại hay không, có tiếp tục sản xuất hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sản xuất của nội địa (bao gồm cả DN FDI và DN nội địa). Khi có những thay đổi xảy ra, DN FDI có thể chuyển đi nhưng những DN nội địa phải ở lại và phải tiếp tục tồn tại. Vì vậy, với những quốc gia có năng lực sản xuất nội địa mạnh thì họ hoàn toàn có thể giữ chân các nhà đầu tư, chứ không phải do ở những chính sách của quốc gia trong các vấn đề liên quan đến thuế, ưu đãi...

Cơ hội nào để thành công?

Để CNHT phát triển có hai yếu tố quan trọng: Thị trường và năng lực sản xuất. Hiện nay thị trường nội địa rõ ràng đang có nhu cầu, bởi nhiều DN lắp ráp đang cần nguồn cung ứng về nguyên phụ liệu, linh kiện cho sản xuất, nhiều DN phải NK linh kiện vì các DN nội địa không đáp ứng được. Đây thực sự là cơ hội cho các DN CNHT Việt Nam. Như vậy, vấn đề thị trường không phải là khó khăn lớn nhất của ngành CNHT mà chính là năng lực sản xuất.

Ông Yuichi Kobayashi, Tổng giám đốc Công ty Ricoh Imaging Products Vietnam cho biết: “Chúng tôi là đơn vị lắp ráp nên nhu cầu nội địa hóa rất cấp thiết. Hiện nay chúng tôi có được linh kiện từ nội địa, nhưng rất tiếc lại là từ các DN FDI. Thực tế, Ricoh Vietnam cũng phải NK các linh kiện qua đường hàng không và đường biển”. Tuy nhiên, ông Yuichi Kobayashi nói một cách hài hước rằng “sức mạnh lớn nhất của chúng tôi không phải là đem lại lợi nhuận cho các DN vận tải biển và hàng không” mà mong muốn mua được 100% linh kiện tại nội địa và của 100% DN Việt Nam. Nhưng trong thực tế, việc mua được phụ liệu tại thị trường Việt Nam và của DN Việt Nam là rất ít. “Có thể các sản phẩm mà DN Việt Nam sản xuất có sức hấp dẫn, nhưng cái mà chúng tôi yêu cầu cao hơn thế, về chất lượng phải đáp ứng được yêu cầu mà chúng tôi đề ra, giá thành phù hợp và giao hàng đúng thời điểm”, ông Yuichi Kobayashi nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, các DN CNHT cần nâng cao năng lực sản xuất để tận dụng được cơ hội tại thị trường nội địa, khi mà nhu cầu tại thị trường nội địa còn ổn định. Trong thời gian tới, khi Việt Nam hội nhập sâu với việc ký kết nhiều FTA, thị trường có thể thay đổi khi các DN nước ngoài có thể sẽ tính đường rời Việt Nam để đến với những thị trường có CNHT phát triển hơn. Trong trường hợp thị trường nội địa bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc ngành CNHT sẽ không có cơ hội để phát triển. Vì vậy, các DN cũng cần chủ động tìm kiếm đối tác không chỉ ở thị trường nội địa mà cả ở các nước khác. Việc song song tìm hiểu mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác cả trong và ngoài nước được cho là bước đi vững chắc khi DN chủ động đi bằng hai chân. Dẫn chứng cho điều này, bà Trương Thị Chí Bình cho biết sự thực là nhiều DN rất khó khăn trong thị trường nội địa nhưng ra nước ngoài lại có thể tìm được đơn hàng. “Vì thị trường nước ngoài rất đa dạng và DN đáp ứng ứng được những đơn hàng đó và những thị trường ngách mà trong nước không có. Chi phí tìm thị trường ngách này sẽ đắt đỏ nhưng nó tạo nhiều cơ hội và những bước phát triển mới cho DN. Nếu DN quyết tâm theo đuổi cuộc chơi này thì phải nhìn rộng ra”.

Bà Nguyễn Thị Nhạn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP INNOTEK:

“Hiện tại có nhiều cơ hội cho DN CNHT Việt Nam, khi nhu cầu thị trường đã lớn hơn và được sự hỗ trợ của Chính phủ và nhiều tổ chức. Vấn đề ở đây là DN cần đáp ứng yêu cầu cao. Thách thức này khiến các DN cần phải có chiến lược, mục tiêu rõ ràng và có lộ trình, từng bước một đến khi đủ mạnh để tham gia thị trường chung một cách hiệu quả nhất. Trong điều kiện hội nhập sâu rộng, chúng tôi xác định hướng đi tập trung vào thế mạnh là sản xuất các phụ tùng xe máy, ô tô, xe đạp, liên tục đổi mới công nghệ, đẩy mạnh đầu tư vào con người và kỹ thuật.

Ông Nguyễn Sinh Thanh, Đại diện Công ty ZUGO Photonics tại Vietnam:

“DN chúng tôi cung ứng các máy móc thiết bị công nghệ cao cho các DN CNHT của Việt Nam, tuy nhiên do trình độ sản xuất của các DN CNHT của Việt Nam vẫn còn hạn chế, sản phẩm của chúng tôi rất khó bán. Văn phòng tại Thái Lan và Singapore có doanh số bán hàng cao hơn văn phòng ở Việt Nam rất nhiều, do CNHT của họ phát triển. Khi hội nhập, nguy cơ sẽ nhiều hơn cơ hội, nhiều DN CNHT của Thái Lan, Nhật Bản sẽ vào Việt Nam. Cơ hội cho DN Việt là có, nhưng do xuất phát điểm thấp nên cơ hội sẽ dành nhiều hơn cho các DN Thái Lan, Malaysia.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Dân đồng tình với Bộ trưởng Tài chính
  • Vietnamese, Lao parliaments step up cooperation
  • PM’s visit hoped to fuel growth of Việt Nam
  • Ambassador highlights fisheries cooperation, development of ASEAN, Việt Nam
  • Trao 12 triệu đồng cho cậu sinh viên gặp nạn
  • Subcommittee on 14th Party Congress personnel opens first meeting
  • Việt Nam  chairs preparatory session seeking ICJ’s advice on obligations on climate change
  • PM delivers policy speech at Victoria University of Wellington
推荐内容
  • Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
  • Education, people
  • Việt Nam helps Laos modernise audit sector
  • Việt Nam, New Zealand to reinforce all
  • Tăng điên loạn, vàng miếng SJC đang tiến lên mốc 88 triệu đồng/lượng
  • Deputy PM asks for strict management on karaoke, discotheque services